II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Tập trung cao độ đẻ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chỉ có thể diễn ra khi chúng ta đưa chất xám, trí tuệ khoa học cao độ để có được nguồn nhân lực chất lượng cao. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng caomới có thể đưa chất xám vào mọi loại sản phẩm của nền kinh tế .
Thực tiễn phát triển của các nước chỉ rõ, việc sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi sức lao động có trình độ cao. Hiện nay ở Mỹ , lao động trs lực đang thu nạp 75% nhân lực. Trong sản xuất giá cả sức lao động chiếm khoảng 10% trong sản phẩm rẻ tiền, còn trong các sản phẩm sử dụng công nghệ hiện dại nó chiếm khoảng 70-80%. Hơn nữa, nguồn lao động có chất lượng cao đóng gốp rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Chẳng hạn ở Mỹ theo tính toán của các chuyên gia, trong nhiều năm tăng trưởng vói tốc độ 3,2% năm, thì sự đóng góp của yếu tố khoa học công nghệ là 1,4% , của lao động là 1% , của vốn là 0,8%. Ngay ở Việt Nam cũng theo tính toán, nếu tăng lao động 1% sẽ đóng góp cho tăng trưởng 0,62%, còn tăng 1% vốn thì chỉ đóng góp cho tăng trưởng 0,28%.
Chính vì vậy, trong điều kiện là một nước nghèo về vốn , lạc hậu về công nghệ, giàu về nguồn lao động, việc tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam có ý nghĩa hàng đầu.
Mặt bằng dân trí và đỉnh cao trí tuệ là hai việc song hành và nhất thiết phải đạt tới một đièu kiện tối thiểu nào đó mới đảm bảo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp. Nhờ đó, người dân sẽ thay đổi được tâm lý, tập quán canh tác lạc hậu, thủ công , manh mún hàng ngàn đời, có hiểu biết trong tổ chức sản xuất theo yêu cầu của thị trường, chủ động tìm kiến thị trường, tìm kiếm công nghẹ hiện đại , từ đó thay đổi được phương thức canh tác, từng bước hiện đại hoá kỹ thuật sản xuất, tạo cơ sở cho việc chuyển lao động nông thôn sang sản xuất thàng hoá trên quy mô cả nước.
Từ thực tế Việt Nam, việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao hiện nay cần phải hướng vào loại nhân lực sau:
- Tập trung đào tạođược đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, điều này sẽ lam cho giá trị kinh tế của mọi sản phẩm sản xuất ra sẽ tăng lên nhanh chóng.
K. Mark đã chỉ ra sự khác nhau giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn. theo ông:“lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn”. Cùng sản xuất ra một loại sản phẩm, lao động phức tạp có hàm lượnggấp nhiều làn so với sản phẩm của lao động giản đơn. hiện nay, đội ngũ này ở Việt Nam rất mỏng. Những năm tới, Việt Nam cần đầu tư mạnh hơn nữa cho sự phát triển của hệ thống dạy nghề và công nhân kỹ thuật cung cấp cho ngành công nghiệp cũng như cho toàn nền kinh tế .
- Chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia về kinh tế và kỹ thuật chất lượng cao. Đội ngũ này không những giúp cho Việt Nam có thể áp dụng và sáng tạo kỹ thuật , hội nhập kinh tế, nhờ đội ngũ này Việt Nam còn có thể
tăng nhanh chóng tổng sản phẩm quốc dân thông qua con đường xuất khẩu chuyên gia. Điều rất rõ ràng là tiền lương của người làm việc trong các doanh nghiệp trọng nước. Đó là chưa nói đến việc chúng ta có thể được xuất khẩu các chuyên gia có trình độ cao cho các công ty đa quốc gia.
- Nhanh chóng đào tạo đội ngũ các chủ doanh nghiệp thuộc mọi thành phần trong nền kinh tế quốc dân và đội ngũ những nhà sáng ché, phát minh. Một chủ doanh nghiệp giỏi, môt nhà khoa học có tài đưa ra những phát minh, sáng chế có goá trị thì có thể mang lại lợi ích cho quốc gia rất nhiều.
- Nâng cao trình độ dân trí của toàn dân mà đặc biệt là nông dân.
Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi lẽ, nâng mặt bằng dân trí sẽ tạo cơ hội cho mọi người dân học tập, tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến vào sản xuất, tạo sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao và giá trị cao.
2. Về chính sách công nghệ.
Ngày nay,nhân loại đang chứng kiến sự bùng nổ dữ dội của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Nhiều nhà khoa học đã dự báo, nếu 30 năm qua, khối lượng kiến thức khoa học công nghệ có được lớn hơn hai thiên niên kỷ trước đó, thì trong vòng 20 năm tới, klhối lượng kiến thức khoa học công nghệ phát triển sẽ gấp 4-5 lần so với hiện nay.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học này, một loạt những lĩnh vực công nghệ mới, hiện đại như công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, phần cứng, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến và công nghệ tự động hoá đang trở thành những lĩnh vực công nghệ cơ bản giúp cho sự tăng trưởng có tính đột phá của các nền kinh tế.
Nếu như những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong mấy thập kỷ gần đây đã làm thay đôỉ căn bản kỹ thuật và công nghệ sản
xuất, nhờ đó, lượng của cải vật chất được tạo ra trong suốt 270 năm trước đó, thì trong vài ba chục năm tới của thế kỷ XXI, lượng của cải sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần so với hiện nay. Trong bối cảnh đó, một trong những giải pháp có tính đột phá cho phát triển công nghiệp là tập trung cao cho cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có giá trị cao cho nền kinh tế.
Để có công nghệ hiện đại tạo điều kiện nâng cao giá trị hàng hoá , giải pháp công nghệ của Việt Nam cần theo những hướng sau:
- Về bước đi công nghệ
Hiện nay cần tưng cường ứng dụng công nghệ hiện đai vò sản xuất và kinh doanh. Điều này đòi hỏi phải tìm kiếm và du nhập được những công nghệ hiện đại, nhưng lại phù hợp với điều kiện Việt Nam để có khai thác được tiềm năng lợi thé của công nghiệp Việt Nam về sản xuất sản phẩm từ tài nguyênvà sử dụng nhiều lao động. Những công nghệ hiện đại nay cho phép thực hiện chế biến sâu, làm tăng hiệu quả của nền kinh tế. Hiện nay, việc quản lý chuyển giao công nghệ vẫn còn những hạn chế. Trên cơ sở đó, tăng cường nghiên cứu phát minh, phát triển công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chất lượng cao, tạo ra các sản phẩm công nghệ độc lập, tạo sức cạnh tranh, dẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng và phát triển.
- Về lĩnh vực công nghệ ưu tiên.
Công nghệ sinh học bao gồm công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ enzyn, công nghệ AND, để phục vụ có hiêu quả cho nông nghiệp , công nghiệp , y tế và bảo vệ môi trường. Công nghệ vật liệu cao phát triển theo hướng kết hợp chặt chẽ nhiều ngành khoa học như hoá học, sinh học, cơ học dẻ phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu mới như kim loại, chất dẻo,
vật lịêu gốm,… công nghệ điện tử và thông tin để hiện đại hoá các ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế.
- Về phương thức của công nghệ.
Nên phổ biến rộng rãi và phân cấp giữa Nhà nước và toàn dân. bởi lẽ, việc áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, mà đó còn là nhiệm vụ của toàn dân. Công cuộc này chỉ có thể thực hiện được nếu như có một cao trào toàn dân tham gia vào áp dụng công nghệ.