Định hướng cơ cấu công nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam 2001-2020.doc (Trang 65 - 67)

I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG.

3. Định hướng cơ cấu công nghiệp.

3.1. Về cơ cấu ngành.

Xuất phát từ thực trạng cơ cấu ngành hiện nay, chính sách cơ cấu ngành cần được thiết kế theo những hướng sau:

- Đối với ngành công nghiệp khai thác : tăng cường đầu tư phát triển mạnh ngành khai thác sản phẩmdầu khí và công ngệ hoá chất, công nghiệp chế biến từ sản phẩm dầu khí.

- Đối với công nghiệp chế biến : khuyến khích toàn xã hội đầu tư phát triển mạnh công nghiệp chế biến, đặc biệt theo đinh hướng xuất khẩu. Một số vấn đề cần chú ý khi thực hiện chủ trương này là:

+ Ưu tiên hơn nữa cho các ngành khai thác tiềm năng nguyên liệu sẵn có trong nước, trước hết là ngành nông, lâm, thuỷ sản và ngành sử dụng nhiều lao động dễ thu hút được nguồn vốn đàu tư của dân và vốn nước ngoài .

+ Đầu tư nghiên cứu tăng thêm hàm lượng khoa học để nâng cao chất lượng hàng chế biến đối với hàng chế biến từ nông, lâm, thuỷ sản.

+ Chú ý tới phát triển nành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước .

+ Đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu và công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu phát minh, hướng vào c ngành vật liệu cao.

3.2.Về cơ cấu vùnglãnh thổ.

Chú trọng đầu tư để nâng tỷ trọng công nghiệp của các vùng miền núi và trung du phía Bắc,các tỉnh ven biển Trung Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. ở đây cần kết hợp giữa đầu tư Nhà nước và đầu tư toàn dân. Nhà nước tập trung đầu tư cho công nghiệp khai thác tài nguyên, cho công nghiệp sản xuất và phânphối điện nước.

Đồng thời khuyến khích toàn dân đầu tư phát triển công nghiệp chế biến từ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển các vùng dược liệu và ngành công nghiệp dược phẩm trong tương lai.

3.3.Về cơ cấu quy mô.

Xuất pháttừ thực tiễn Việt Nam hiện nay gần 90% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hơn nữa xuất phát từ điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong tương lai, Việt Nam cần ưu tiên cho quy mô vừa và nhỏ có hàm lượng khoa học công nghệ và chất xán cao. Bởi lẽ, sự bùng nổ của khoa học công nghệ như hiện nay đang làm biến đổi tư duy kinh tế và tư duy kỹ thuật cuả thời đại. Với sự phát triển của nó, các yếu tố của nền kinh tế tri thức đã đẩy các yếu tố cạnh trnh truyền thống như tài nguyên, vốn, công ngệ với quy mô lớn xuống hàng thứ yếu. Để phát triển công nghiệp vừa và nhỏ cần lưu ý :

- Xây dựng mạng lưới hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, nhân lực cho việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hình thành các tổ chức tư vấn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.4. Về cơ cấu thành phần kinh tế.

Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp:

- Doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước tập trung vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tính chất mở đường cho sọ phát triển của ngành công nghiệp và của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay đó là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu và công nghiệp hỗ trợ, nghiên cứu phát minh, vật liệu cao, sinh học, điện tử tin học.

- Tạo môi trường chính sách để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển ở các ngành sản xuất các loại hàng hoá khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam 2001-2020.doc (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w