I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG.
2. Mô hình chính sách công nghiệp Việt Nam đến 2020.
2.1.Mục tiêu và định hướng chung của chính sách công nghiệp thương mại là đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào naưm 2020.
Đây là mục tiêu do Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam làn thứ VIII đặt ra và sẽ được khẳng định tiếp tục trong Đại hội IX. Để trở thành một nước công nghiệp, vấn đề quan trọng hàng đầu của nền kinh tế là tập trung chuyển dịch được cơ cấu ngành kinh tế theo hướng taưng nhanh tỷ trọng công nghiệp kể cả về giá trị và về lao động.
Theo cách phân loại hiện nay của thế giới, nước công nghiệp là nước có tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm hơn 60% trong giá trị gia tăng của sản xuất hàng hoá. Tỷ trọng này của nước nửa công nghiệp từ 40 - 60%, của nước đang công nghiệp hoá là 20 – 40% của nước nông nghiệp là dưới 20%.
Ở Việt Nam hiện nay, tỷ trọng trên còn rất thấp. Ngay trong cơ cấu ngành công nghiệp - nông nghiệp – dịch vụ, cả về giá trị và về lao đọng cũng đang còn thấp . Cho đến 1999, tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành này là 34,5% - 25,4% - 40,1%. Tỷ trọng lao động các ngành công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ là 12,5 % - 67%- 20,5%.
Để cơ bản trở thành một nước công nghiệp trong 20 năm tới, Việt Nam phải tập trung chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa về cơ cấu kinh tế, sao cho tỷ trọng giá trị sản xuất và tỷ trọng lao động ngành công nghiệp phải được nâng cao. Hiện nay có nhiều kịch bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trong đó dự kiến đến 2020 đưa tỷ trọng ngạnh công nghiệp lên 45% trong cơ cấu ngành kinh tế . Để cơ bản trở thành nước công nghiệp, đến năm 2020 chỉ số này cần phải đạt được mức 60%.
Với trình độ phát triển kinh tế còn lạc hậu, trong vòng 20 năm tới đạt được những mục tiêu như nêu trên hay không tuỳ thuộc vào ở chỗ Việt Nam có đưa ra được hay không một chính sách công nghiệp đúng đắn,
Để thực hiện mục tiêu chung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đưa Việt Nam đến 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự phát triển của nền kinh tế tri thức diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cần phải lựa chọn một chính sách công nghiệp theo hướng : phát huy nội lực, sức mạnh, tự do đầu tư và sáng tạo của toàn dân, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp dử dụng nhiều lao động có lợi thế cạnh tranh đẻ cải biến nền nông nghiệp hiện nay; chủ động hội nhập để tranh thủ công ngệ, vốn, kinh nghiệm quản lý và trí tuệ của thế giới để sản xuất ra nhiếu loại sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và lựa chon đầu tư phát triển một số ngành mũi nhọn, tạo sự đột phá cho việc chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo tiêu chuẩn của một nước công nghiệp, đảm bảo tăng trưởng bền vững và nâng cao
2.2. Những nguyền tắc chung của mô hình chính sách công nghiệp trong 20 năm tới. năm tới.
- Trên cơ sở tăng cường đưa khoa học, công nghệ vào mọi loại sản phẩm, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng niều lao động có lợi thế cạnh tranh, đồng thời lựa chọn một số ngành mũi nhọn để đầu tư tạo sự đột phá mạnh mẽ cho bước phát triển rút ngắn.
- Dựa vào thành tựu khoa học công nghệ hiện đại để cải biến nền nông nghiệp hiện nay, chuyển mạnh nông thôn sản xuất tự cấp sang sản xuất hàng hoá, mở rộng kinh tế thị trường trên phạm vi cả nước.