Chiến lược sản phẩm của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu.doc (Trang 44 - 48)

Vấn đề lựa chọn cặp sản phẩm – thị trường tại Tổng công ty Lương thực Miền Bắc:

Ở mỗi thị trường khác nhau, tập quán tiêu dùng, thói quen cũng như các yếu tố văn hoá, khả năng thanh toán là không giống nhau.

Mỗi loại sản phẩm chỉ thích ứng và có khả năng tiêu thụở một thị trường cụ thể. Từđó hình thành nên cặp sản phẩm – thị trường.

Sản phẩm gạo của Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc được chia làm 4 loại chính: 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm và 25% tấm. Hiểu rõ vấn đề này, Tổng công ty đã nghiên cứu các đặc tính của từng thị trường nước ngoài riêng biệt và có các quyết định đưa ra giới thiệu sản phẩm nào với thị trường nào.

Đơn vị : tấn

TTNăm Năm

Balan Iraq Jordan UAE Kenya Sản lượng cả năm Tỷ trọng 1997 - - - - 1998 285,5 - - - 372.758,5 0,7% 1999 408 - - - 399.765 2000 - - - - 434.550 1,15% 2001 - 235.400 26.596 6,2 5.000 401.941 88,81% BIỂUHÌNH 8: BẢNGSỐLIỆUTHỐNGKÊSẢNLƯỢNGGẠO 5% TẤMXUẤTKHẨU

QUACÁCNĂMỞMỘTSỐTHỊTRƯỜNGCHÍNH.

Gạo 5% tấm là loại gạo cấp cao, giá thành cao. Từ năm 1997 cho đến năm 2000, Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc có thị trường rất lớn về mặt hàng gạo chất lượng cao này.

Trong năm 1999, ngoài xuất khẩu đi Balan với số liệu ở bảng trên, gạo 5% tấm cũng được xuất đi Ucraina với khối lượng là 112 tấn. Còn năm 1997 chỉ xuất đi Ucraina 33 tấn. Năm 2000, Tổng công ty đã khai thác được thị trường mới là Kenya và bước đầu xuất sang thị trường này 5.000 tấn gạo 5% tấm.

Đặc biệt đến năm 2001, do nắm bắt được nhu cầu của các thị trường và xác định đúng sản phẩm chào hàng ở các thị trường nên lượng gạo 5% tấm xuất khẩu rất cao, chiếm tỷ trọng 88,81% trong khi vài năm trước tỷ trọng gạo 5% tấm xuất khẩu cao nhất chỉđạt 1,15% (vào năm 2000)

Đơn vị: tấn

TT Năm Năm

Iraq Lào Sản lượng cả năm Tỷ trọng 1997 235.750 2.360,65 300.097,65 79,3% 1998 350.000 372.758,5 93,9% 1999 289.700 45 399.765 72,5% 2000 299.450 100 434.550 68,9% 2001 14.320 - 401.941 3,56% BIỂUHÌNH 9 : BẢNGSỐLIỆUTHỐNGKÊ SẢNLƯỢNGGẠO 10% TẤMXUẤTKHẨUQUACÁCNĂM.

Gạo 10% mấy năm trước chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Iraq và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng sản lượng xuất khẩu gạo cả năm của Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc. Năm 1998 lượng gạo chiếm đến 93,9%, năm 1999, lượng gạo chiếm 72,5% và năm 2000 chiếm 68,9%.

Đặc biệt đến năm 2001, lượng gạo 10% tấm xuất khẩu đi Iraq giảm mạnh. Tổng lượng gạo xuất khẩu đi Iraq là 14.320 tấn, chỉ chiếm 3,56% sản lượng gạo xuất khẩu cả năm của VINAFOOD I. Hầu như nhu cầu về gạo 10% tấm đã chuyển sang loại gạo 5% tấm.

Đơn vị : tấn.

TT Năm Năm

Bắc Triều Tiên

Tây Phi Sản lượng cả năm Tỷ trọng 1997 13.860 - 300.097,65 4,6% 1998 12.500 372.758,5 3,4% 1999 - - 399.765 - 2000 1.000 434.550 0,2% 2001 - - 401.941 BIỂUHÌNH 10 : BẢNGSỐLIỆUTHỐNGKÊ SẢNLƯỢNGGẠO 15% TẤMXUẤTKHẨUQUACÁCNĂM.

Trong vài năm vừa qua, loại gạo 15% tấm luôn chiếm tỷ trọng xuất khẩu ít nhất trong các loại gạo xuất khẩu của Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc.

Gạo 15% tấm chỉ xuất khẩu được sang một số thị trường Tây Phi và Bắc Triều Tiên vơi số lượng ít ỏi.

Năm 2001 là năm mà gạo 15% tấm không tìm được thị trường để xuất khẩu. Hy vọng trong tương lai nhu cầu về loại gạo này cóở thị trường mới của Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc. Đơn vị: tấn TT Năm Cuba Sản lượng cả năm Tỷ trọng 1997 12.000 300.097,65 4% 1998 10.000 372.758,5 2,7% 1999 109.000 399.765 27% 2000 129.000 434.550 29,7% 2001 125.645,8 401.941 31,26% BIỂUHÌNH 11 : BẢNGSỐLIỆUTHỐNGKÊ SẢNLƯỢNGGẠO 25% TẤMXUẤTKHẨUQUACÁCNĂM.

Năm 1997, xuất khẩu gạo sang Cuba chỉ có 12.000 tấn. Cuba là bạn hàng truyền thống của Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc. Trong năm 1998, gạo xuất khẩu sang Cuba hoàn toàn là viện trợ. Đến năm 1999, Cuba bắt đầu mua gạo của Việt Nam với mức chất lượng là 25% tấm.

Có thể khẳng định rằng Cuba là thị trường tiêu thụ gạo 25% tấm lớn nhất và là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai sau Iraq của Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc.

Năm 2001, sản lượng gạo 25% tấm xuất khẩu sang Cuba đạt 125.645,8 tấn chiếm tỷ trọng 31,25% so với sản lượng gạo xuất khẩu cả năm.

Nói tóm lại, công tác lựa chọn cặp sản phẩm – thị trường là rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc. Tìm ra được cặp sản phẩm – thị trường hợp lý sẽ làm tăng mức tiêu thụ, tối ưu hoá sản lượng và tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chiến lược sản phẩm của Tổng công ty.

Hiện tại, chiến lược sản phẩm của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc làđảm bảo và tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm và phát triển sản phẩm mới cho xuất khẩu .

Về chiến lược đảm bảo và tăng cường khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo:

Bước đầu, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc đã vàđang tiến hành một số các biện pháp chiến lược sau:

Về thu mua gạo: Khác với sản phẩm nông nghiệp, sản xuất lúa diễn ra trên diện

tích rộng mà công tác thu mua lại diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, với khối lượng lớn. Vì vậy đòi hỏi Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc phải có mạng lưới thu mua rộng và tận gốc.

Trong công tác thu mua, Tổng công ty cần phải ký kết hợp đồng trực tiếp với từng hộ dân tại ruộng. Về lâu dài thì cần phải nhân rộng hình thức này trên toàn bộ các khu vực trồng lúa xuất khẩu.

Về giám định hàng hoá: Khi thu mua, Tổng công ty cần phải thực hiện công tác

giám định hàng hoá, phân chia rõ các mức chất lượng gạo khác nhau. Công tác giám định chất lượng hàng hoáđòi hỏi phải có máy móc hiện đại vàđội ngũ kỹ sư lành nghề.

Thêm vào đó, cần có thang tiêu chuẩn cụ thể vềđộ dài, độ bóng… của hạt gạo để tránh sựđan xen các tiêu chuẩn khác nhau của các nước khác nhau.

Ngoài ra công tác giám định không chỉ thực hiện khi thu gom gạo mà trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ cũng cần giám định chất lượng để có thể phát hiện ra các nguyên nhân làm mất đi chất lượng của gạo và qua đó có các giải pháp ngăn chặn kịp thời.

Về chiến lược phát triển sản phẩm mới:

Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc luôn chú trọng đến việc phát triển vàđưa ra các sản phẩm mới cho thị trường. Sản phẩm mới của Tổng công ty không có nghĩa làloại gạo với mức chất lượng mới mà sản phẩm mới của Tổng công ty có rất nhiều góc độ khác nhau.

Hầu hết các sản phẩm gạo mà Tổng công ty xuất khẩu đều được đóng gói bằng bao PE hoặc bao đay. Những bao bì này mới chỉđáp ứng được yêu cầu bảo quản hàng hoá. Vậy việc tạo ra một sản phẩm mới bằng cách thay đổi linh hoạt các mẫu mã của bao bì sao cho thích hợp với từng thị trường khác nhau. Đa dạng hoá bao bì và tạo hình ảnh về Tổng công ty thông qua bao bì hàng hoá.

Thêm vào đó, công tác cải tiến quy trình cũng như máy móc xay xát gạo để mặt hàng gạo của VINAFOOD I cóđược mức chất lượng tốt hơn vàđáp ứng các nhu cầu về gạo chất lượng cao ở các thị trường khó tính.

Ngoài ra sự hợp tác liên doanh với nước ngoài cũng rất cần thiết. Tổng công ty có thể liên doanh để tạo ra các sản phẩm mới được chế biến từ chính các mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng của mình. Qua đó từng bước đáp ứng nhu cầu một cách rộng hơn ở các thị trường ngoài nước.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu.doc (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w