Dự báo thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu.doc (Trang 60 - 64)

Tiềm năng sản xuất lúa gạo của Việt Nam:

Về sản xuất lúa gạo Việt Nam có tiềm năng khá lớn, nếu được quan tâm đầu tư hơn nữa sẽ hứa hẹ thành một trung tâm trồng và chế biến lúa gạo lớn. Tiềm năng này thể hiện ở các mặt sau:

Vềđất đai:đất nông nghiệp ở nước ta chiếm hơn 75% diện tích lãnh thổ. Chất

lượng đất của Việt Nam có tầng dầy, tơi xốp, chất dinh dưỡng cho cây trồng khá cao, nhất làđất phù xa ở hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Về khí hậu: Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thêm vào đó là hệ

thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiệt độ trung bình từ 22 đến 27độ C, lượng mưa hàng năm lớn ( 1.500mm ) vàđộẩm không khí luôn trên 80% nên quanh năm cây cối phát triển tốt, mùa màng có thể thu hoạch từ 2 đến 4 vụ.

Về nhân lực: với dân số là gần 80 triệu người, 70 % là sản xuất nông nghiệp, có

cù,thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Các chính sách của nhà nước: quan điểm của Đảng và Nhà Nước đều khuyến

khích và tạo điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân.

Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam:

Năm 1999 Việt Nam xuất khẩu đạt mức kỷ lục 4,508 triệu tấn gạo với mức bình quân 299USD/tấn, thế nhưng năm 2001 con số tương ứng chỉ là 3,55 triệu tấn và mức giá là 171 USD/ tấn.

Đối với Việt Nam dự kiến xuất khẩu 4 triệu tấn gạo trong năm 2002 là hoàn toàn có cơ sở và có khả năng đạt được. Chỉ tính hai tháng đầu năm 2002, lượng gạo xuất khẩu đạt tới 138.000 tấn đạt trị giá 30 triệu USD và nếu so với cùng kỳ năm ngoái bằng 32,6% về lượng và 42% về giá trị. Thêm vào đó , một số nước nhập khẩu gạo lớn đã quan tâm đến gạo của Việt Nam và sẽ tiến tới đặt hàng như: Trung Quốc, Châu Phi.

Giá mặt hàng gạo của Việt Nam biến động và thay đổi rất thất thường do phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng theo dự báo năm 2002 sẽ tăng lên 10% so với năm 2001 nghĩa làđạt khoảng 190 đến 192 USD/ tấn do sản lượng và dự trữ gạo toàn cầu đã giảm trong hai năm liên tiếp.

PHƯƠNGHƯỚNGHOẠTĐỘNGSẢNXUẤTKINHDOANHNĂM 2002 CỦA TỔNGCÔNGTY LƯƠNGTHỰC MIỀN BẮC TỔNGCÔNGTY LƯƠNGTHỰC MIỀN BẮC

27.NHỮNGCHỈTIÊUKINHTẾCƠBẢN:

Mua vào:

Mua trong nước: 2.132 ngàn tấn lương thực (quy thóc)

Nhập khẩu: 110 ngàn tấn lúa mì, 30 ngàn tấn phân bón.

Bán ra: 2.091 ngàn tấn lương thực (quy thóc).

Trong đó:

Bán nội địa: 775 ngàn tấn (quy gạo).

Xuất khẩu: 450 ngàn tấn gạo.

Sản xuất chế biến:

Trong đó:

− Xay, xoa xát 410 ngàn tấn (gồm thóc, gạo, bột mì). − Sản xuất và tiêu thụ 2.000 tấn mìăn liền.

− Sản xuất và tiêu thụ 4 triệu lít bia, nước giải khát.  Doanh thu: 3.849.480 triệu đồng.

Kim ngạch xuất khẩu : 91.360 triệu USD

Kim ngạch nhập khẩu : 15.950 ngàn USD

Lợi nhuận (trước thuế) : 55.443 triệu đồng

Nộp Ngân sách: 140 tỷđồng.

28.NHỮNGPHƯƠNGHƯỚNGHOẠTĐỘNGCHỦYẾUTRONGNĂMTỚICỦA TỔNGCÔNGTY LƯƠNGTHỰC MIỀN BẮC :

Làm tốt công tác thị trường, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại: Từ Văn phòng Tcty đến các Cty thành viên, thực hiện thường xuyên việc theo dõi, nắm bắt thông tin kinh tế. Thông qua các Bộ chức năng, các cơ quan Tham tán thương mại, các hiệp hội ngân hàng, các bản tin thông tấn, báo chí, INTERNET, AGRUNET… để hình thành “kênh” thông tin. Nâng cao năng lực tiếp cận, xử lý thông tin, năng lực dựđoán, dự báo về tình hình sản xuất, thị trường, khả năng tiêu thụ…của cán bộ quản lý vàđội ngũ trực tiếp kinh doanh. Tăng cường công tác giao dịch, tiếp thị, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động khảo sát…tìm cơ hội tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Tiếp tục giải quyết tốt những trắc trởđã và có thể phát sinh từ phía đối tác để duy trì lâu dài quan hệ với những bạn hàng cũ…

Coi trọng thị trường nội địa, mở rộng hoạt động SXKD, nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng và giá cả: Tcty tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng kinh doanh của hệ thống các công ty. Mở rộng hơn nữa các hoạt động sản xuất, chế biến, dịch vụđể tăng nhanh doanh thu, tạo điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, phấn đấu chấm dứt dần tình trạng bù lỗ, tiến tới có lãi đối với các hoạt động kinh doanh nội địa, bảo đảm khả năng bảo toàn vốn và tự cân đối về tài chính ngay từ cửa hàng, quầy hàng đến Cty. Để nâng cao chất lượng sản phẩm,Tcty kiên trì chủ trương phối hợp với các vùng sản xuất, đầu tư, thực hiện bằng được mục tiêu thay đổi giống lúa, đưa vào đồng bằng sông Hồng những giống đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, phù hợp thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước.

Thực hiện các dựán đầu tưđã triển khai trong năm 2001, đồng thời tiếp tục đầu tư thêm một số dựán mới trong năm 2002 để hoàn thiện cơ sở vật chất của ngành. Tập trung chỉđạo đểđưa nhanh các dựán sản xuất bao PP (ở TP Hồ Chí Minh), xay bột mì (ở Nghệ An), Trường mẫu giáo (ở 1c Ngô Quyền), khu Dịch vụ giải trí (ở công ty Lương Yên), chế biến hoa quả (ở Lao Cai), sản xuất mìăn liền (ở Cty Hà Nội) … vào hoạt động sớm. Đồng thời thúc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dựán đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy bột mì Cái Lân (giai đoạn hai), xây dựng nhà máy chế biến gạo xuất khẩu (liên doanh với Irag), xây dựng các vùng chuyên canh trồng, chế biến vừng và sắn, nuôi và chế biến thịt lợn xuất khẩu … Đẩy mạnh việc chuyển đổi, đa dạng ngành nghề hoạt động của Tcty.

Củng cố và tổ chức lại những công ty yếu kém, sáp nhập để hình thành một số công ty khu vực để bảo đảm năng lực hoạt động SXKD, đủ khả năng điều tiết nhu

cầu, giá cảở những thị trường trọng điểm và nhạy cảm. Có kế hoạch và từng bước triển khai thực hiện Nghị quyết TW 3 và các Nghịđịnh, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp, chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang Cty TNHH một thành viên, lựa chọn để cổ phần hóa hoặc áp dụng thíđiểm các hình thức “giao, bán, khoán, cho thuê”…Trên cơ sởđó hình thành dần cơ chế quản lýTCty theo hướng của mô hình “Cty me – Cty con”. Tiếp tục chỉđạo thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong các doanh nghiệp thành viên, tăng cường công tác thi đua khen thưởng, đào tạo cán bộ quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ, giải quyết lao động dôi dư…tạo khí thế mới trong việc thực hiện kế hoạch SXKD năm 2002.

NHỮNGĐỀXUẤTHOÀNTHIỆNCHIẾNLƯỢCXUẤTKHẨUMẶTHÀNGGẠOCỦA TỔNGCÔNGTY LƯƠNGTHỰC MIỀN BẮC . ỦA TỔNGCÔNGTY LƯƠNGTHỰC MIỀN BẮC .

Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn, những mặt làm được, chưa làm được của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc , tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn chiến lược Marketing xuất khẩu mặt hàng gạo của Tổng công ty trong thời gian tới.

29.ĐỀXUẤTNHẰMTĂNGCƯỜNGNGHIÊNCỨUVÀMỞRỘNGTHỊTRƯỜNGXUẤTK HẨU

Theo Kemchionmae – một chuyên gia kinh tế xuất sắc của Nhật Bản thì “ Bí quyết đảm bảo kinh doanh của một công ty là thông tin ”. Thông tin chính sác, đầy đủ về thị trường vềđối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó chính là tiền đề cho sự phát triển, cho khả năng chi phối thị trường và thành công.

Thật vậy, từ những thông tin chính xác thu được qua công tác nghiên cứu thị trường sẽ cho thấy dễ dàng hơn về tình hình mặt hàng gạo trên thị trường thế giới. Đối với Tổng công ty Lương thực Miền Bắc việc nghiên cứu và mở rộng thị trường theo một số hướng sau:

Thứ nhất,tăng cường công tác nghiên cứu thị trường đảm bảo nắm bắt kịp thời

nhu cầu về gạo, đồng thời không bị khách hàng ép giá cũng như các điều kiện khác. Đồng thời việc nghiên cứu thị trường cần phải đánh giáđược quy mô và tiềm năng của thị trường xuất khẩu thông qua việc nghiên cứu khách hàng và các yếu tố khác của môi trường như: văn hóa, luật pháp, chính trị .v.v.

Thứ hai,là một Tổng công ty lớn ở thị trường phía Bắc nên Tổng công ty có thể cử

các đại diện có thẩm quyền của mình tham dự các cuộc hội nghị, các cuộc viếng thăm giữa Chính phủ nước ta với các nước khác trên thế giới từđó cóđiều kiện trong việc trao đổi kinh nghiệp trong hoạt động thương mại cũng như việc ký kết các hợp đồng mới.

−Thị trường Iraq, Cuba là hai thị trường mục tiêu, thị trường chính của Tổng công ty vàđã là bạn hàng lâu nên cần phải đảm bảo giữ vững được uy tín của mình thông qua các chính sách ưu tiên trong giao nhận gạo và thực hiện tốt nhất các hợp đồng xuất khẩu với hai thị trường này.

−Thị trường Jordan, đây là thị trường mới và cũng là thị trường mục tiêu của Tổng công ty nên Tổng công ty cần phải liên tục theo dõi đánh giá các biến động của nóđể có những chính sách xuất khẩu phù hợp. Ngoài ra, phải luôn đảm bảo và phát huy uy tín của mình.

−Thị trường Trung Quốc, với tiềm năng kinh tế lớn, tính theo GDP hiện Trung Quốc đang đứng thứ 6 trên thế giới và là thị trường rộng lớn với dân số trên 1 tỷ người. Giá cảở thị trường này luôn biến động thất thường, phương thức giao dịch và thực hiện hợp đồng rất đa dạng.Hiện tại, Tổng công ty chưa xuất gạo sang thị trường này nên cần có sự quan tâm, tạo lập mối quan hệ nhưng phương châm kinh doanh đối với thị trường này nên thực hiện theo kiểu cuốn gói.

Tóm lại, công tác tìm kiếm thông tin, nghiên cứu thị trường vàđể từng bước tiến hành mở rộng thị trường là cực kỳ quan trọng và không thể bỏ qua. Trong hoạt động kinh doanh quốc tế không cho phép các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới mà không trang bị cho mình đầy đủ các thông tin, không xác định cho mình được những cơ hội. Và nếu Tổng công ty không thực hiện tốt công tác này mà vẫn tham gia vào các thị trường mới thì những rủi ro là không thể tránh khỏi.

30.ĐỀXUẤTPHƯƠNGPHÁPNHẰMNÂNGCAOVÀHOÀNTHIỆNCÁCYẾUTỐ

MARKETING – MIXTRONGCHIẾNLƯỢCXUẤTKHẨUMẶTHÀNGGẠOCỦA

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu.doc (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w