Đánh giá về công tác phát triển thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.doc (Trang 42 - 43)

2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của các tỉnh ven biển Nam

2.3. Đánh giá về công tác phát triển thị trường xuất khẩu

Công tác xúc tiến thương mại đã được Nhà nước, các địa phương và cả doanh nghiệp chú trọng trong thời gian vừa qua. Và vì thế nên thị trường đầu ra cho các sản phẩm xuất khẩu được mở rộng.

Tuy nhiên, quy mô của thị trường không ổn định, chứa nhiều bất lợi và yếu tố rủi ro. Sự biến động của cung cầu hàng hóa ở các nước nhập khẩu là rất lớn. Cộng với nó là những tác động xấu từ những vụ kiện chống bán phá giá và các vụ kiện về VSATTP đối với mặt hàng thủy sản đã làm cho hàng Việt Nam khó giữ vững các thị trường truyền thống cũng như khó xâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng mới.

Nói sâu hơn về vấn đề này, chính do sự thả lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, sự chủ quan của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản khi không kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sự ham lợi trước mắt của các cơ sở khi nuôi trồng, bảo quản sau khai thác mà chúng ta phải trả giá khi mất đi một số thị trường và mất đi uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Kinh nghiệp phát triển thị trường của các nước đi trước là cần khai thác tốt thông tin về tình hình cung cầu trên thị trường quốc tế, những biến động, tác động của các yếu tố môi trường khách quan. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống kênh thông tin bằng cách chú trọng phát triển thương mại điện tử. Tuy nhiên thời gian vừa qua, mặc dù có những chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như hành động của doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp đa số mới chỉ áp dụng tiện ích của công cụ này ở mức sơ khai.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.doc (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w