Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô (Trang 40 - 45)

- Hạ tầng CNTT và viễn thông của Việt Nam

Hiện nay CNTT đợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng ở Việt Nam, đặc biệt là công nghệ phần mềm. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT là cơ sở để phát triển thơng mại điện tử và dịch vụ NH điện tử. CNTT tạo ra xu hớng điện tử hoá các giao dịch tài chính và hệ thống thanh toán NH, số hoá các chứng từ, tăng tốc độ xử lý thông tin, cho phép thực hiện giao dịch tài chính NH không bị hạn chế về không gian và thời gian.

Mặc dù đến năm 1997, Việt Nam mới kết nối với thế giới thông qua mạng Internet nhng hiện nay số lợng thuê bao Internet trên toàn quốc là rất lớn, khoảng 19 triệu ngời. Bên cạnh đó, các mạng thông tin di động cũng không ngừng phát triển. Đến nay số thuê bao di động tại Việt Nam đã đạt gần 50 triệu thuê bao. Đây

là tiền đề quan trọng để phát triển các dịch vụ NH hiện đại nh Internet - banking, Mobile - banking,…

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các NHTM Việt Nam

Với định hớng đúng và có bớc đi phù hợp, các NHTM Việt Nam đã đạt đợc những thành công bớc đầu đáng khích lệ về lĩnh vực ứng dụng CNTT để hiện đại hoá hoạt động NH. Từ chỗ kỹ thuật về CNTT của các NHTM Việt Nam còn sơ khai, đến nay hầu hết các NH đều đã tập trung đầu t phần cứng, phần mềm, viễn thông và các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới, hiện đại, quy mô triển khai đợc mở rộng. Hệ thống máy tính đã đợc liên kết trên cơ sở mạng diện rộng, phục vụ tích cực và có hiệu quả cho công việc xử lý các nghiệp vụ.

c) Cơ sở nhân lực - tài chính

Con ngời là yếu tố quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh. Riêng trong dịch vụ TTKDTM, yếu tố nhân lực với chất lợng cần thiết là yếu tố quyết định đảm bảo phát triển số lợng và nâng cao chất lợng sản phẩm dịch vụ. So với các nớc trong khu vực và trên thế giới, trình độ cán bộ ngành NH tại Việt Nam hiện nay cũng còn khá thấp. Nguồn nhân lực đào tạo chính thức cho lĩnh vực tài chính - NH vừa thiếu lại vừa yếu. Đặc biệt, nghiệp vụ thanh toán qua NH cha đợc đào tạo một cách chính thức, bài bản mà các cán bộ làm công tác thanh toán chủ yếu lấy từ chuyên ngành kế toán NH khiến chất lợng cán bộ trong lĩnh vực này cha cao. Để có nguồn nhân lực chất lợng cao cần tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dỡng chuyên môn bằng nhiều hình thức nh đào tạo trong nớc cập nhật các thông tin mới hoặc đầu t có chiều sâu, cử đi đào tạo ở các nớc có công nghệ phát triển.

Bên cạnh vấn đề nhân lực thì khả năng tài chính của các NHTM cũng là một cơ sở quan trọng của hoạt động TTKDTM. TTKDTM khi ứng dụng CNTT chi phí rất cao để mua sắm thiết bị, công nghệ nớc ngoài nên cần nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, khả năng tài chính của các NHTM Việt Nam hiện nay còn yếu và thiếu, phải dựa vào nhiều nguồn tài trợ của nớc ngoài nh nguồn vốn vay của WB, ADB và một số NHTM nớc ngoài.

Trong những năm gần đây, tỷ trọng TTKDTM ngày càng tăng lên, đạt 77.97% năm 2003, 79.65% năm 2004, 81.87% năm 2005, 82.79% năm 2006, 83.7% năm 2007 và 86% năm 2008. Theo quyết định 226/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 về quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tình hình thực tế hiện nay, các phơng tiện TTKDTM hiện đang đợc áp dụng tại các NHTM Việt Nam khá đa dạng, bao gồm UNC, UNT, séc, thẻ NH, L/C và một số dịch vụ NH điện tử.

- UNC: trong các phơng tiện TTKDTM, UNC chiếm tỷ trọng tuyệt đối lẫn tơng đối lớn nhất cả về số tiền và số lần giao dịch với tỷ trọng trên 95%. Tỷ trọng cao này diễn ra trong suốt lịch sử hình thành các phơng tiện thanh toán trong hệ thống TTKDTM. Trong t- ơng lai, UNC vẫn có xu hớng tiếp tục tăng.

Bảng 2.1 : Tỷ trọng của các phơng tiện TTKDTM của các NHTM Việt Nam (2006- 2008)

Đơn vị : %

Năm

Séc Uỷ nhiệm chi Uỷ nhiệm thu Thẻ + TT khác Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

2006 0.90 1.37 94.43 96.33 0.43 0.85 4.24 2.45

2007 1.30 0.67 91.30 94.68 2.40 2.10 5.00 2.55

2008 2.46 1.99 86.96 95.73 3.44 1.72 7.14 0.56

(Nguồn: Báo cáo thờng niên NHNN)

- UNT: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giao dịch TTKDTM và có xu hớng giảm.

- Séc: tỷ trọng thanh toán bằng Séc (cả về số món lẫn số tiền) đều chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng các giao dịch TTKDTM (không vợt quá 3%).Tại Việt Nam, Séc chủ yếu đợc sử dụng bởi các tổ chức, doanh nghiệp còn ngời dân thì hầu nh không sử dụng Séc. Trong 2 năm gần đây, xu hớng sử dụng Séc có tăng cho thấy phơng tiện này đang dần đợc ngời dân quan tâm nhiều hơn.

- Thẻ NH: đây là một trong những phơng tiện thanh toán mới mà không phải NHTM Việt Nam nào cũng triển khai đợc. Hiện nay có khoảng hơn 40 NHTM tham gia cung ứng dịch vụ này. Cơ sở hạ

tầng kỹ thuật công nghệ phục vụ hoạt động của thị trờng thẻ Việt Nam ngày càng phát triển, phạm vi hoạt động đợc mở rộng. Bên cạnh đó, các NHTM cũng không ngừng thực hiện hợp tác, xây dựng đối tác chiến lợc nhằm hỗ trợ phát triển dịch vụ thẻ và góp phần giảm chi phí trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng. Hiện ở Việt Nam có 4 liên minh thẻ: Liên minh thẻ của NH Ngoại thơng và 17 NHTMCP (Smartlink); Liên minh chuyển mạch tài chính quốc gia (Banknet VN); Liên minh thẻ NHTMCP Đông á, NHTMCP Sài Gòn Công thơng và NHTMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long; Liên minh thẻ NHTMCP Sài Gòn Thơng tín và ANZ

- Vừa qua, sau khi ký thoả thuận hợp tác vào tháng 11/2007, ngày 23/5/2008, hệ thống chuyển mạch Banknet và Smartlink đã công bố chính thức kết nối thành công. Các khách hàng của Banknet có thể thực hiện các giao dịch thẻ trên các máy của Smartlink và ngợc lại. Đã có 42 NH đợc kết nối qua 2 hệ thống này, chiếm 80% thị phần thẻ tại Việt Nam. Đây là một bớc tiến quan trọng của thị tr- ờng thẻ trong nớc trên con đờng tiến tới mục tiêu cuối cùng là tạo lập 1 mạng lới chấp nhận thẻ cho toàn bộ NHTM, cho phép khách hàng phát hành thẻ ở một nơi nhng sử dụng mọi nơi, mọi lúc. Theo kế hoạch triển khai đề án Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, NHNN đang gấp rút triển khai việc cơ cấu lại công ty cổ phần chuyển mạch Banknet trong năm 2009 để thực hiện kết nối hoàn toàn thị trờng thẻ ATM tại Việt Nam.

- Các dịch vụ NH điện tử : cùng với sự phát triển của thơng mại điện tử, dịch vụ NH điện tử tại Việt Nam đã có đợc những bớc tiến quan trọng. Tuy nhiên, do tính chất còn quá mới mẻ và do khách hàng cũng cha thực sự quan tâm tới những dịch vụ này, các NHTM tại Việt Nam vẫn đang thận trọng và dè dặt khi tung ra những sản phẩm dịch vụ mới.

Sau nhiều tìm tòi, thử nghiệm và ứng dụng, hiện nay, các NHTM Việt Nam đã cung ứng một số dịch vụ NH điện tử sau:

+ Internet - banking: sản phẩm F@st i-Bank của Techcombank, VCB- iB@nking của Vietcombank và một số các NH khác cũng đã triển khai dịch vụ này nh ACB, MB,…

+ Phone - banking: ACB đã cung ứng dịch vụ này tại TP Hồ Chí Minh qua số 08 8279 999. Sacombank áp dụng dịch vụ này tại TP HCM qua số 08 9322 484. Vietcombank TP Hồ Chí Minh cung ứng dịch vụ này qua số 08 8225 414. Cho đến nay có thêm một số NH nữa đã có dịch vụ Phone- banking.

+ Mobile - banking: dịch vụ này đợc ngân hàng á châu (ACB) tiên phong triển khai từ năm 2003. Tuy nhiên, lúc đó khách hàng mới chỉ có thể mới chỉ thực hiện đợc một số dịch vụ cơ bản mà cha chuyển khoản đợc. Đến năm 2006, khá nhiều NH đã triển khai dịch vụ này với sự bổ sung một số dịch vụ thanh toán danh mục hoá đơn định kỳ đã đợc khách hàng đăng ký từ trớc nh thanh toán hoá đơn tiền điện, nớc, điện thoại, và dịch vụ trích tiền từ tài khoản tiền gửi sang… tài khoản thẻ. Phát triển hơn một chút là Techcombank với dịch vụ thanh toán mua sắm hàng hoá cho các đối tác thanh toán của Techcombank. Sang năm 2007, Mobile - banking đã khởi sắc hơn với sự xuất hiện của dịch vụ chuyển khoản qua mobile của NH Đông á, tuy nhiên mức tiền chuyển khoản vẫn bị giới hạn: 2 triệu/ ngày. Trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam cần có sự đầu t nhiều hơn nữa để phát triển và hoàn thiện dịch vụ này nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

+ Home - banking của BIDV đợc triển khai thử nghiệm từ năm 1997 trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho một số khách hàng đặc biệt nhng chỉ với chức năng vấn tin số d TK, thông tin NH. Bắt đầu từ tháng 12/2005, dịch vụ này đợc triển khai thêm chức năng chuyển tiền. Đến hết năm 2006, cả hệ thống BIDV có 21 chi nhánh triển khai dịch vụ này đến 130 khách hàng. Hiện nay cũng đã đợc nhiều NH ứng dụng và triển khai rộng rãi nh ACB, Techcombank, Vietcombank,…

Sự lựa chọn sử dụng các phơng tiện thanh toán của khách hàng tại mỗi nớc phụ thuộc vào môi trờng kinh tế, điều kiện xã hội, trình độ dân trí, thu nhập của dân c, khoa học công nghệ, quy mô của các NH trong nền kinh tế, quy trình và

thủ tục thanh toán cho các phơng tiện và việc tổ chức hệ thống thanh toán của các NHTM. Trong thời gian tới, các dịch vụ NH điện tử sẽ ngày càng phát triển và trở nên gần gũi, phục vụ tốt hơn cho khách hàng cũng nh đem lại nguồn thu lớn cho các NHTM Việt Nam.

2.1.2.3.Các kênh thanh toán của NHTM Việt Nam

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, cùng với sự đầu t phát triển hệ thống thanh toán của NHNN cũng nh các NHTM, hiện nay, NHTM có nhiều sự lựa chọn cho việc thực hiện các giao dịch thanh toán của khách hàng:

- Hệ thống thanh toán nội bộ của NHTM

- Thanh toán từng lần qua tài khoản tại NHNN

- Thanh toán bù trừ

- Thanh toán song phơng

- Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH)

Các kênh thanh toán này thực chất là các kênh thanh toán vốn giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, trả tiền bằng một trong các phơng tiện TTKDTM.

Biểu 2.1 : Tỷ trọng giao dịch thanh toán qua các kênh năm 2007

14.77% 6.33% 6.33% 64.88% 2.25% 11.76% TT nội bộ TT bù trừ TT song phương TT hệ thống TTĐTLNH TT qua TKTG tại NHNN

(Nguồn: Báo cáo thờng niên NHNN)

Qua biểu 2.1 ta thấy, kênh thanh toán nội bộ là kênh thanh toán đợc các NHTM sử dụng nhiều nhất. Điều này chứng tỏ mạng lới thanh toán nội bộ luôn đ- ợc các NHTM quan tâm phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w