Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công
1.2.7. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại nó luôn tồn tại hai mặt đó là sinh lời và rủi ro. Phần lớn thua lỗ của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Đứng trước quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro. Vì vậy quản lý rủi ro tín dụng được coi là nội dung quản lý quan trọng của ngân hàng thương mại. Hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm:
Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công 44
1.2.7.1. Hạn chế sự phát sinh các khoản tín dụng có vân đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi
Để thực hiện được biện pháp này ngân hàng phải thận trọng khi cấp tín dụng, thực hiên đa dạng hoá.
- Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của Ngân hàng Nhà nước.
Các quy định nêu rõ các trường hợp mà ngân hàng không được phép tài trợ cho các tổ chức cá nhân
- Xác định doanh mục các khoản tài trợ với mức rủi ro tín dụng khác nhau.
Các loại khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau…sẽ có rủi ro khác nhau.
+ Tín dụng thương mại: Rủi ro liên quan đến khả năng đánh giá tình trạng kinh doanh, tài chính của người vay. Ngân hàng cần phải thu thập thông tin cả quá khứ và tương lai. Nhưng tương lai của công ty cần chú trọng hơn. Đối với những khách hàng quan hệ với ngân hàng lâu dai thường ít rủi ro hơn và rủi ro cũng dễ kiểm soát hơn.
+ Cho vay đối với người tiêu dụng: Rủi ro liên quan đến thu nhập của người vay và khả năng kiểm soát thông tín về người vay: Thông tin thường ít, ngân hàng khó kiểm soát người vay và khó thu nợ, công ăn việc làm của người vay không ổn định…
+ Cho vay đối với trung tâm tài chính khác như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Phần lớn các khoản vay này đều không có tài sản đảm bảo, do vậy nếu tổ chức tài chính đi vay phá sản thì ngân hàng cho vay sẽ bị mất. Vì vậy rủi ro liên quan đến vị thế của tổ chức tài chính đi vay.
+ Cho vay đối với Nhà nước: Độ an toàn của khoản vay nay rất cao. Tuy nhiên nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng thì các khoản vay này cũng bị ảnh hưởng.
- Xây dựng các chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng phù hợp.
Hoạt động tín dungj liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng chính vì vậy đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, qui tắc và sự kiểm soát chung.
Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro như: chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ…
Quy trình tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng quyết định, được xây dựng một cách chi tiết và quán triệt đến từng chi nhánh ngân hàng. Quy trình phân tích tín dụng thể hiện nội dung mà cán bộ phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chể rủi ro như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định dự án cho vay, lịch sử của người vay…
- Xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề, giới hạn khoản tín dụng và đa dạng hoá.
+ Xác định các khoản cho vay có vấn đề
+ Xác định tỷ trọng các khoản cho vay khác nhau. + Xây dựng chiến lược đa dạng hoá.
Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công 44
1.2.7.2. Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề
- Thành lập công ty quản lý nợ xấu: Xây dựng một chính sách xử lý nợ xấu thích hợp. Phân công và quy trách nhiệm đòi nợ. Liên kết các bên ngân hàng-khách hàng- chính quyền địa phương trong việc xử lý nợ.
- Ngân hàng phân loại nợ quá hạn hoặc nợ có vấn đề theo các tiêu thức đã được qui định, phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết.
- Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn có khả năng và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi…
- Trong trường hợp người vay lừa đảo, chây ì, không có khả năng trả, ngân hàng áp dụng chính sách thanh lí như bán tài sản thế chấp, phong toả tiền gửi trên tài khoản…
- Trong trường hợp cán bộ ngân hàng gây ra, cán bộ ngân hàng phải có trách nhiệm trả nợ, bồi thường.
- Xử lý bằng quỹ dự phòng: Sử dụng quỹ dự phòng để loại trừ nợ xấu không thể thu hồi ra khỏi nội bảng.
Hoạt động tín dụng luôn gắn liền với rủi ro chính vì vậy, hạn chế rủi ro là hết sức cần thiết giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dung co thể xảy ra.