Chương 2:Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên
2.2.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng
Cơ cầu dư nợ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc yên có ý nghĩa quan trọng trong xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng không nên quá tập trung vốn vào một tổ chức hoặc cá nhân nào. Một cơ cấu tín dụng hợp lý là điều mà Ngân hàng luôn hướng tới. Mức độ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc yên được xem xét qua phân tích cơ cấu tín dụng của Chi nhánh.
2.2.1.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian
Bảng 5: Cơ cấu tín dụng phân theo thời gian.
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng dư nợ 320401 100% 337964 100% 369500 100% Ngắn hạn 198482 62% 224792 67% 277500 75% Trung và dài hạn 121919 38% 113208 33% 92000 25% ( Theo nguồn phòng tín dụng)
Qua bảng trên ta thấy dư nợ tín dụng của chi nhánh tập trung vào cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Năm 2003 tổng dư nợ ngắn hạn là 198482 trđ chiếm 62% tổng dư nợ. Năm 2004 là 224792 trđ chiếm 67% tổng dư nợ. Năm 2005 là 277500 trđ chiếm 75% tổng dư nợ. Nguyên nhân của tình trạng này là do phần lớn các doanh nghiệp vay vốn để tài trợ vốn lưu động nhiều hơn là vốn để đầu tư mua máy móc thiết bị để mở rộng hoạt động sản xuất. Việc nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là yếu tố bất lợi cho việc đầu tư trung và dài hạn. Hơn nữa từ bảng trên ta thấy dư nợ tín dụng trung và dài hạn lại còn giảm dần quan các năm. Cụ thể năm 2003 là 121919 trđ, năm 2004 là 113208 trđ giảm 8711 trđ, năm 2005 là 92000 trđ giảm 21208 trđ. Vì
vậy Ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu này và tăng dư nợ tín dụng trung và dài hạn hơn nữa.
Cho vay ngắn hạn có tỷ lệ rủi ro thấp hơn cho vay trung và dài hạn, nhưng loại hình cho vay này lại có lãi suất thấp hơn. Do vậy nếu tập trung vào loại hình cho vay này thì tất yếu sẽ ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của ngân hàng. Việc cho vay ngắn hạn đòi hỏi khách hàng cần phải có khả năng thu hồi vốn nhanh để trả nợ. Vì vậy nếu có sự biến động của thị trường, thì hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Qua đây ta thấy thực trạng cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian của Ngân hàng còn khá nhiều bất hợp lý khi mà tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn quá cao. Vì vậy Ngân hàng cần chủ động cho vay trung và dài hạn với quy mô lớn hơn nữa nhằm định hướng cho kế hoạch dài hạn.
2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
Bảng 6: Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng dư nợ 320401 100% 337164 100% 369500 100%
Quốc doanh 180137 56% 83781 25% 9700 3%
Ngoài QD 140264 44% 254183 75% 359800 97%
(Theo nguồn từ phòng tín dụng) Qua bảng số liệu trên cho thấy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc yên cho thấy trong những năm gần đây Ngân hàng đã có định hướng khách hàng rất hợp lý. Điều đó được thể hiện ở chỗ trong những năm trước từ năm 2003 trở về trước Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với thành phần kinh tế Quốc doanh song nhận thấy thành phần kinh tế này hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, tình hình tài chính yếu kém, vốn hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay Ngân hàng, làm ăn thua lỗ, gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ nếu rủi ro xảy ra. Vì vậy ban lãnh đạo chủ trương
Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công 44
chuyển sang cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì thành phần kinh tế này vừa có tài sản bảo đảm, khách hàng có trách nhiệm cao trong việc trả nợ, hoạt động kinh doanh hiệu, chấp hành tốt chế độ tín dụng quy dịnh nên được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên chú ý tăng trưởng dư nợ hơn, tuy nhiên bước đầu mức dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá thể còn thấp. Năm 2003 tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm có 44% song đến năm 2004 tỷ trọng này đã tăng rõ rệt 75% nhưng chỉ ngay trong năm 2005 tỷ trọng này đã là 95%. Có được tỷ lệ tăng vọt như thế cũng một phần do một số doanh nghiệp quốc doanh chuyển đổi hình thức quản lý, sở hữu.
2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đơn vị tiền tệ
Dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng quá cao. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 7: Dư nợ phân theo đơn vị tiền tệ
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng dư nợ 320401 100% 337164 100% 369500 100%
VNĐ 260379 81% 292352 87% 329000 89%
Ngoại tệ 60022 19% 45648 13% 40500 11%
(Theo nguồn của phòng tín dụng) Năm 2003 dư nợ VNĐ là 260379 trđ chiếm 81% tổng dư nợ. Năm 2004 là 292352 trđ chiểm 87% tổng dư nợ. Năm 2005 là 329000 trđ chiếm 89% tổng dư nợ. Trong cơ cấu trên tỷ trọng dư nợ bằng VNĐ có xu hướng tăng, điều đó cho thấy cơ cấu tín dụng là bất hợp lý. Ngyên nhân xảy ra cơ cấu bất hợp lý trên là do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên mặc dù có nghiệp vụ thanh toán quốc tế song do địa bàn hoạt động tại địa bàn thị xã Phúc Yên do tâm lý cũng như trong hoạt động kinh doanh cầu về ngoại tệ thấp một phần cũng do công tác tiếp thị khách hàng của cán bộ tín dụng chưa
cao. Thêm vào đó là môi trường kinh doanh ngoại tệ không mấy thuận lợi như tỷ giá VNĐ/USD liên tục tăng khiến cho doanh nghiệp nhập khẩu muốn nhận nợ bằng VNĐ để tránh rủi ro tỷ giá.
Qua phân tích trên cho thấy mặc dù Ngân hàng đã có cố gắng song cơ cấu tín dụng theo đơn vị tiền tệ vẫn còn nhiều bất hợp lý. Chính vì vậy tập thể cũng như ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và phát triển Phúc yên cần có những chính sách hợp lý hơn trong cơ cấu dư nợ này nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng.