2. Nguyên nhân khách quan
3.3.1.2. Khắc phục tình trạng công nghệ lạc hậu, yếu kém như hiện nay
Công ty cần tập trung hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật công nghệ, nâng cao trình độ tổ chức quản lý và sản xuất. Nếu máy móc thiết bị được trang bị hiện đại, trình độ quản lý tốt, tay nghề của công nhân cao thì hoạt động kinh doanh sẽ suôn sẻ, tạo được nhiều lợi thế so với các đối thủ, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Công ty trên các thị trường.
Công ty cổ phần da giày Việt Nam có thể lựa chọn đầu tư theo 2 phương thức sau :
Đầu tư theo chiều sâu : nhằm mục đích cân đối lại các dây chuyền sản xuất, khai thác tối đa và nâng cao hiệu quả sản xuất dựa trên năng lực sản xuất sẵn có. Việc đâu tư đổi mới công nghệ của Công ty cần phải kết hợp giữa việc sử dụng các công nghệ trung bình, sử dụng nhiều lao động với các công nghệ hiện đại, tiên tiến từ các nước phát triển. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư vào từng loại sản phẩm khác nhau theo hướng đảm bảo sự phát triển bền vững. Cụ thể :
• Giày da : giày da là sản phẩm chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần da giày Việt Nam sang thị trường EU. Tuy nhiên dây chuyền sản xuất tại Công ty lại được đầu tư một cách thiếu đồng bộ, do đó đỏi hỏi phải có sự đầu tư, thay thế phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất sản phẩm này của Công ty.
• Giày thể thao : dây chuyềy sản xuất mà Công ty nhập về tuy là từ những năm đầu của thập kỷ 90 nhưng đó đã là những công nghệ đã khá lạc hậu của thế giới. Do đó, cần phải đầu tư đồng bộ ngay từ đầu nhằm đáp ứng những đòi hỏi đối với mặt hàng giày thể thao, vốn là một trong những mặt hàng ngày càng được người dân châu Âu, đặc biệt là giới trẻ ưa chuộng.
• Giày nữ : đây là sản phẩm yêu cầu tính thời trang rất cao, do đó bên cạnh việc đầu tư dây chuyền sản xuất đồng bộ còn cân quan tâm đến hoạt động nghiên cứu, thiết kế mẫu mốt.
• Giày vải : để từng bước sản xuất các loại giày vải cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mặt hàng này tại thị trường EU, Công ty cần thiết phải thay thế một số thiết bị chủ yếu ở các khâu gò ráp, hấp sấy, may thủ công và đổi mới công nghệ từ ép dán lưu hoá sang ép dán đối với một số loại giày vải cao cấp. Với các thiết bị còn lại có thể thay thế phụ tùng để duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất.
• Dép các loại : trong thời gian qua, Công ty hầu như chỉ đầu tư các máy may công nghiệp, khâu lắp ráp hoàn chỉnh phần lớn làm thủ công do đó chất lượng sản phẩm không đảm bảo, thiếu sự đồng đều. Trong thời gian tới, Công ty cần có những kế hoạch đầu tư cụ thể cho khâu lắp ráp hoàn chỉnh nhằm đảm bảo cho sản phẩm mang tính hàng hoá cao.
Đầu tư xây dựng mới : Công ty cổ phần da giày Việt Nam đang đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất giầy tại Thái Bình với các nội dung sau :
• Vốn đầu tư : Tổng vốn đầu tư dự kiến là 7.5 triệu USD bao gồm:
o Xây dựng cơ bản : 3.5 triệu USD
o Máy móc thiết bị : 4 triệu USD
• Nguồn vốn :Vốn đầu tư xuất phát từ 2 nguồn :
o Công ty sẽ vay vốn ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển trung ương để đầu tư xây dựng cơ bản
o Máy móc thiết bị sẽ do đối tác Đài Loan cung cấp, tuy nhiên Công ty không phải thanh toán giá trị số thiết bị này mà sẽ khấu trừ vào tiền gia công hàng năm theo thỏa thuận trước.
• Nội dung đầu tư :
o Lắp đặt thiết bị mới 100%
o Sản phẩm sản xuất : giầy thể thao, giầy da nam nữ
o Thị trường mục tiêu là các thị trường xuất khẩu : các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các thị trường khác.
o Hạng mục công trình :
Nhà sản xuất chính
Nhà điều hành sản xuất, kinh doanh
Hệ thống nhà kho
• Quy mô nhà dự án :
o 4 dây chuyền giày da nam, nữ
o 4 dây chuyền giày thể thao
• Yêu cầu vệ sinh môi trường : đảm bảo vệ sinh công nghiệp, đạt tiêu chuẩn SA8000
• Ý nghĩa xã hội : giải quyết việc làm cho 4500 lao động địa phương (Tỉnh Thái Bình). Phía Công ty chịu trách nhiệm đào tạo dạy nghề.
• Hiệu quả kinh tế : Công ty dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu 38 – 40 triệu USD
Theo thông tin mới nhất từ Cục quản lý cạnh tranh - Bộ công thương cho biết , rất có thể vào tháng 10 tới đây, giày mũ da Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ không còn bị áp thuế chống bán phá giá. Thông báo của uỷ ban châu Âu (EC) cho biết về thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc, nếu không có yêu cầu rà soát , thời hạn áp thuế chống bán phá giá sẽ kết thúc vào ngày 7/10/2008. Do vậy, Công ty cổ phần da giày Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhanh chóng đưa nhà máy vào sản xuất để có thể nắm bắt tốt cơ hội này.