Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Da giày Việt Nam (Trang 78)

2. Nguyên nhân khách quan

3.3.2.Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai

3.3.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu

Rất nhiều doanh nghiệp hiện không ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty. Sức cạnh tranh của một Công ty có thể được nâng cao một cách nhanh chóng nếu như Công ty có một kế hoạch rõ

ràng và có những mục tiêu cụ thể để đạt tới. Do vậy, Công ty cổ phần da giày Việt Nam cũng cần xác định cho mình một tầm nhìn và các mục tiêu cụ thể, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chỉ có như vậy, Công ty mới có khả năng cạnh tranh và tồn tại trong một môi trường canh tranh ngày càng gay gắt như thị trường EU. Ngược lại, Công ty sẽ khó có khả năng đối phó với những thay đổi của môi trường.

Có rất nhiều chiến lược phát triển, Công ty sẽ cần phải dựa trên tình hình cụ thể của Công ty, phân tích các điểm mạnh điểm yếu, các cơ hội và thách thức trong từng giai đoạn khác nhau để lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong giai đoạn này, có lẽ Công ty vẫn nên tập trung vào các chiến lược giá thấp, dựa trên cơ sở cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo nên lợi thế cạnh tranh khi thâm nhập thị trường EU.

3.3.2.2. Đầu tư có hiệu quả các nguồn tiềm lực vật chất và phi vật chất của Công ty Công ty

Đó là các nguồn lực về nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất và công nghệ. Các nguồn lực dưới hình thái phi vật chất như nhãn hiệu hàng hoá, uy tín doanh nghiệp, bản quyền, bí quyết công nghệ hay kỹ năng tiếp thị, kỹ năng điều hành sản xuất. Cụ thể là :

1. Nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng, tạo lợi thế về chi phí và khả năng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh chi phí và khả năng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty

Chất lượng sản phẩm tác động trực tiếp đến người tiêu dùng, quyết định tới khả năng xuất khẩu của Công ty. Để khách hàng có thể sẵn lòng trả giá cao hơn, đòi hỏi sản phẩm của Công ty phải có giá trị cao hơn đối thủ cạnh tranh trên một phương diện nào đó : chất lượng hay thiết kế, thời gian cung ứng, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ sau khi bán. Hiện nay, Công ty cổ phần da giày Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công cho các đối tác nước ngoài, do vậy, hướng đi tốt nhất

trong giai đoạn hiện nay là lựa chọn giải pháp nâng chất lượng sản phẩm. Công ty cần xây dựng cho mình một hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tạo lợi thế về chi phí và khả năng hạ giá thành sản phẩm : giá thành là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định tới lợi nhuận của Công ty và khả năng cạnh tranh về giá, nhất là cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc. Nếu chênh lệch giữa giá bán và giá thành cá biệt của Công ty càng cao so với đối thủ thì khả năng cạnh tranh của Công ty so với đối thủ cạnh tranh càng lớn, hàng hoá của Công ty sẽ càng có cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường nước ngoài. Do đó, Công ty cổ phần da giày Việt Nam cần phải coi cạnh tranh về giá cũng là một vũ khí lợi hại, là công cụ để Công ty mở rộng thị phần tại thị trường EU.

Nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty : biểu hiện cụ thể của yếu tố này là thị phần mà Công ty chiếm lĩnh, uy tín của Công ty đối với khách hàng. bạn hàng, thậm chí cả đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU. Đây là một tài sản vô hình rất quan trọng, đặc biệt tại thị trường có mức độ canh tranh cao như EU. Nhân tố này cần được tích luỹ trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt là với các đối thủ trong khu vực, Công ty cổ phần da giày Việt Nam cần phải có kinh nghiệm, chiến thuật, thủ pháp để tận dụng những cơ hội có thể đem lại thành công cho Công ty. Có kinh nghiệm trên thương trường thì mới duy trì và phát huy được khả năng hiện có của Công ty. Đồng thời, ban giám đốc Công ty cũng phải năng động và nhạy bén, chủ động đối phó với những vấn đề nảy sinh trong kinh doanh, điển hình như vụ kiện bán phá giá thời gian qua, để có thể giúp Công ty đững vững và phát triển trên thị trường EU.

2. Nâng cao tính chủ động trong việc đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản xuất

Mặc dù hiện tại Công ty cổ phần da giày Việt Nam đã đáp ứng được một phần

nguyên vật liệu cho sản xuất nhưng nó vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ và là các nguyên vật liệu phụ. Công ty vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ các đối tác đặt gia công bên phía Hàn Quốc và Đài Loan. Do đó làm giảm tính chủ động của Công ty trong hoạt động sản xuất.

Trong thời gian tới, Công ty cần có hướng đầu tư nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nguyên vật liệu trong sản xuất, nhằm làm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Mặt khác, cần đưa ra những dự báo và chiến lược trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu và lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp nhằm tránh những biến động lớn trên thị trường thế giới có thể ảnh hưởng tởi hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Công ty.

3.3.2.3. Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty, từng bước chuyển dần từ gia công xuẩt khẩu sang xuất khẩu trực tiếp

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của Công ty cổ phần da giày Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung vào một số thị trường của EU là Anh, Pháp, Đức, Italia và Hà Lan. Mặc dù đây là những thị trường lớn và tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro khi có những biến động lớn về nhu cầu, thị hiếu… Do đó, Công ty cũng cần phải phân tán những rủi ro đó bằng cách phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty sang những quốc gia khác, đồng thời cũng là cách thức để gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.

Để mở rộng thị trường thì bên cạnh những định hướng chung thì bản thân Công ty cần phải có chiến lược để khắc phục những điểm yếu mình. Phải tìm mọi biện pháp để huy động các nguồn lực và động lực để nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp. Công ty cần xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm, nghiên cứu và lựa chọn thị trường, cơ cấu vốn và tài chính, nhân sự, áp dụng khoa học và kỹ thuật để chủ động thâm nhập vào các thị trường khác.

Để có thể thu thập các thông tin về thị trường mục tiêu như về giá cả,

chất lượng hàng hoá, về các đối thủ cạnh tranh, Công ty có thể đặt các văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc thông qua các đại sứ quãn, lãnh xứ quán của Việt Nam, văn phòng đại diện của địa phương tại nước ngoài hoặc các tổ chức, hiệp hội quốc tế mà Công ty tham gia để có các quyết định kịp thời và chính xác trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Công ty cũng cần đào tạo đội ngũ cán bộ không những giỏi về nghiệp vụ mà phải có trình độ ngoại ngữ, vi tính, khả năng giao dịch tốt với nước ngoài, đội ngũ cán bộ thị trường phải hiểu và nắm rõ phong tục tập quán của từng thị trường xuất khẩu. Như thế, Công ty mới có thể thâm nhập thành công vào những thị trường mới.

Đồng thời, Công ty cũng cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh công tác tiếp thị và xúc tiến xuất khẩu. Đây là bước đầu tiên để Công ty chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài.

3.3.2.4. Hình thành và xây dựng văn hoá Công ty, văn hoá doanh nghiệp

Đây là việc làm cần thiết đối với Công ty. Trên thực tế, có rất nhiều Công ty trở nên nổi tiếng vì đã xây dựng cho mình một văn hoá Công ty phù hợp. Văn hoá Công ty nhiều khi là một tài sản vô hình của doanh nghiệp và nó làm tăng khả năng cạnh tranh và tồn tại của doanh nghiệp. Nói đến văn hoá kinh doanh là nói đến mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một Công ty, là phong cách lãnh đạo và phong cách ững xử. Văn hoá Công ty luôn gắn với thương hiệu và uy tín của Công ty. Do vậy, xây dựng văn hoá Công ty tức là xây dựng Công ty như một gia đình thứ hai của mỗi thành viên, phải có tinh thần đồng cam cộng khổ, gắn bó với nhau bằng tình thần cộng tác, tinh thần đồng đội. Văn hoá Công ty muốn xây dựng được thì những yếu tố xã hội luôn cần được coi trọng. Vì vậy, ngoài những yếu tố về công khai, minh bach, thưởng phạt nghiêm minh thì nhận thức và quan hệ cá nhân giữa chủ và thợ cũng rất cần

được chú ý.

Văn hoá Công ty thể hiện thái độ và hành vi của cán bộ, nhân viên trong Công ty đối với công việc. Nó là một cơ cấu vô hình đủ mạnh để hình thành phong cách và lề lối làm việc mà mọi nhân viên phải tuân theo.

Những phong cách và lề lối này sẽ quyết định hiệu quả, lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là tài sản vô hình quyết định tương lai và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng văn hoá Công ty là một hoạt động rất cần thiết để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu của Công ty.

3.3.2.5. Tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết với hiệp hôi da giày và các doanh nghiệp da giày khác doanh nghiệp da giày khác

Với xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh không cao, Công ty cổ phần da giày Việt Nam chắc chắn sẽ không đủ khả năng chống chọi với lại những doanh nghiệp lớn, những Công ty da giày của nước ngoài, đặc biệt là các Công ty của Trung Quốc. Vì vậy, nếu muốn tồn tại và phát triển, Công ty cần tăng cường các mối liên kết kinh tế. Phải chọn cách “chạy tiếp sức” chứ không nên mạnh ai nấy chạy. Tức là, Công ty cần phải phối hợp với cách doanh nghiệp khác trong hoạt động sản xuất như trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ hoặc hợp tác với nhau cùng thực hiên một hợp đồng gia công cho nước ngoài, tức là thực hiện các hợp đồng gia công nhiều bên. Đặc biệt, các Công ty có thể phối hợp với nhau trong khâu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như vậy có thể tạo nên các sức ép nhằm giảm giá thành nhập khẩu nguyên vật liệu.

Ngoài ra, Công ty cần phối hợp với hiệp hội da giày Việt Nam thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, đặc biệt là cùng chống lại các chính sách bảo hộ từ thị trương nước ngoài, điển hình là vụ kiến bán phá giá của liên minh châu Âu EU.

3.3.3. Một số kiến nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.3.1. Đối với nhà nước

Nhà nước cần có các biện pháp, chính sách tài chính và tiền tệ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm da giày của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU :

1. Bảo lãnh tín dụng và cung cấp tín dụng xuất khẩu

 Bảo lãnh tín dụng : Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài thì nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu và trả chậm, hoặc dưới hình thức tín dụng hàng hoá với lãi suất ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng hoá bằng cách bán chịu, nhà nước có thể đứng ra bảo lãnh, đền bù nếu bị mất vốn. Tỉ lệ đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng thường tỉ lệ đền bù là 60 – 70% khoản tín dụng để các nhà xuất khẩu phải quan tâm đến việc kiểm tra đến khả năng thanh toán của người nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền bán hàng sau khi hết thời hạn tín dụng. Mặt khác, nếu áp dụng biện pháp này, nhà nước cần có các xác minh chặt chẽ nhằm tránh trường hợp các doanh nghiệp trong nước móc nối với các nhà nhập khẩu nước ngoài để rút tiền của nhà nước.

 Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu : có 2 hình thức cấp tín dụng xuất khẩu mà nhà nước có thể áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp :

• Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó để mua hàng của nước cho vay. Nguồn vốn vay thường lấy từ ngân sách nhà nước và thường kèm theo các điều kiện kinh tế, chính trị có lợi cho nước cho vay. Nhà nước ta chưa thể có vốn để cho nước ngoài vay với khối lượng lớn. Tuy nhiên, khi có điều kiện, nhà nước ta không nên bỏ qua hình thức cấp tín dụng

gắn với việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá này.

• Nhà nước cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước : cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu khác, vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của các Công ty sản xuất và xuất khẩu sản phầm da giày là rất lớn. Người xuất khẩu cần có được một số vốn cả trước và sau khi giao hàng để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu. Nhà nước có thể hỗ trợ các chương trình xuất khẩu bằng cách thông qua hệ thống ngân hàng mà nhà nước có quyền chi phối, các quỹ hỗ trợ xuất khẩu… nhằm cung cấp tín dụng ngắn hạn với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn trước và sau khi giao hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngoài ra, chính phủ cần ổn định danh mục các mặt hàng thuộc diện được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm nhằm để đảm bảo tính ổn định của chính sách cho doanh nghiệp yên tâm vay vốn sản xuất. Đồng thời mở rộng diện đối tượng được hưởng chính sách theo hướng bình đẳng đối với các thành phần kinh tế. Mặt khác, cũng cần đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục để các doanh nghiệp có thể vay vốn sản xuất một cách nhanh chóng.

2. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu phù hợp với luật pháp quốc tế

Trợ cấp xuất khẩu có 2 hình thức đó là : trợ cấp xuất khẩu trực tiếp và trợ cấp xuất khẩu gián tiếp. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, do đó các biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp không còn được phép sử dụng.

Nhà nước ta có thể thông qua hình thức trợ cấp xuất khẩu gián tiếp để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày ra thị trường nước ngoài miễn thuế, giảm thuế đối với hàng xuất khẩu, dùng ngân sách nhà nước để giới thiểu, triển lãm, quảng cáo về sản phầm da giày của Việt Nam với bạn hàng quốc tế nhằm tạo

điều kiện cho các giao dịch xuất khẩu.

Một hình thức khác đó là nhà nước có thể giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo chuyên gia cho ngành hàng da giày, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu da giày xây dựng lực lượng cán bộ, nhân viên giỏi nghiệp vụ xuất khẩu và có trình độ

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Da giày Việt Nam (Trang 78)