Nâng cao tính chủ động trong việc đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Da giày Việt Nam (Trang 80 - 84)

doanh của Công ty. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt là với các đối thủ trong khu vực, Công ty cổ phần da giày Việt Nam cần phải có kinh nghiệm, chiến thuật, thủ pháp để tận dụng những cơ hội có thể đem lại thành công cho Công ty. Có kinh nghiệm trên thương trường thì mới duy trì và phát huy được khả năng hiện có của Công ty. Đồng thời, ban giám đốc Công ty cũng phải năng động và nhạy bén, chủ động đối phó với những vấn đề nảy sinh trong kinh doanh, điển hình như vụ kiện bán phá giá thời gian qua, để có thể giúp Công ty đững vững và phát triển trên thị trường EU.

2. Nâng cao tính chủ động trong việc đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản xuất

Mặc dù hiện tại Công ty cổ phần da giày Việt Nam đã đáp ứng được một phần

nguyên vật liệu cho sản xuất nhưng nó vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ và là các nguyên vật liệu phụ. Công ty vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ các đối tác đặt gia công bên phía Hàn Quốc và Đài Loan. Do đó làm giảm tính chủ động của Công ty trong hoạt động sản xuất.

Trong thời gian tới, Công ty cần có hướng đầu tư nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nguyên vật liệu trong sản xuất, nhằm làm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Mặt khác, cần đưa ra những dự báo và chiến lược trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu và lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp nhằm tránh những biến động lớn trên thị trường thế giới có thể ảnh hưởng tởi hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Công ty.

3.3.2.3. Phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty, từng bước chuyển dần từ gia công xuẩt khẩu sang xuất khẩu trực tiếp

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của Công ty cổ phần da giày Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung vào một số thị trường của EU là Anh, Pháp, Đức, Italia và Hà Lan. Mặc dù đây là những thị trường lớn và tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro khi có những biến động lớn về nhu cầu, thị hiếu… Do đó, Công ty cũng cần phải phân tán những rủi ro đó bằng cách phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty sang những quốc gia khác, đồng thời cũng là cách thức để gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Công ty, chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.

Để mở rộng thị trường thì bên cạnh những định hướng chung thì bản thân Công ty cần phải có chiến lược để khắc phục những điểm yếu mình. Phải tìm mọi biện pháp để huy động các nguồn lực và động lực để nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp. Công ty cần xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm, nghiên cứu và lựa chọn thị trường, cơ cấu vốn và tài chính, nhân sự, áp dụng khoa học và kỹ thuật để chủ động thâm nhập vào các thị trường khác.

Để có thể thu thập các thông tin về thị trường mục tiêu như về giá cả,

chất lượng hàng hoá, về các đối thủ cạnh tranh, Công ty có thể đặt các văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc thông qua các đại sứ quãn, lãnh xứ quán của Việt Nam, văn phòng đại diện của địa phương tại nước ngoài hoặc các tổ chức, hiệp hội quốc tế mà Công ty tham gia để có các quyết định kịp thời và chính xác trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

Công ty cũng cần đào tạo đội ngũ cán bộ không những giỏi về nghiệp vụ mà phải có trình độ ngoại ngữ, vi tính, khả năng giao dịch tốt với nước ngoài, đội ngũ cán bộ thị trường phải hiểu và nắm rõ phong tục tập quán của từng thị trường xuất khẩu. Như thế, Công ty mới có thể thâm nhập thành công vào những thị trường mới.

Đồng thời, Công ty cũng cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh công tác tiếp thị và xúc tiến xuất khẩu. Đây là bước đầu tiên để Công ty chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài.

3.3.2.4. Hình thành và xây dựng văn hoá Công ty, văn hoá doanh nghiệp

Đây là việc làm cần thiết đối với Công ty. Trên thực tế, có rất nhiều Công ty trở nên nổi tiếng vì đã xây dựng cho mình một văn hoá Công ty phù hợp. Văn hoá Công ty nhiều khi là một tài sản vô hình của doanh nghiệp và nó làm tăng khả năng cạnh tranh và tồn tại của doanh nghiệp. Nói đến văn hoá kinh doanh là nói đến mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một Công ty, là phong cách lãnh đạo và phong cách ững xử. Văn hoá Công ty luôn gắn với thương hiệu và uy tín của Công ty. Do vậy, xây dựng văn hoá Công ty tức là xây dựng Công ty như một gia đình thứ hai của mỗi thành viên, phải có tinh thần đồng cam cộng khổ, gắn bó với nhau bằng tình thần cộng tác, tinh thần đồng đội. Văn hoá Công ty muốn xây dựng được thì những yếu tố xã hội luôn cần được coi trọng. Vì vậy, ngoài những yếu tố về công khai, minh bach, thưởng phạt nghiêm minh thì nhận thức và quan hệ cá nhân giữa chủ và thợ cũng rất cần

được chú ý.

Văn hoá Công ty thể hiện thái độ và hành vi của cán bộ, nhân viên trong Công ty đối với công việc. Nó là một cơ cấu vô hình đủ mạnh để hình thành phong cách và lề lối làm việc mà mọi nhân viên phải tuân theo.

Những phong cách và lề lối này sẽ quyết định hiệu quả, lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là tài sản vô hình quyết định tương lai và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng văn hoá Công ty là một hoạt động rất cần thiết để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu của Công ty.

3.3.2.5. Tăng cường hợp tác, mở rộng liên kết với hiệp hôi da giày và các doanh nghiệp da giày khác doanh nghiệp da giày khác

Với xuất phát điểm thấp, năng lực cạnh tranh không cao, Công ty cổ phần da giày Việt Nam chắc chắn sẽ không đủ khả năng chống chọi với lại những doanh nghiệp lớn, những Công ty da giày của nước ngoài, đặc biệt là các Công ty của Trung Quốc. Vì vậy, nếu muốn tồn tại và phát triển, Công ty cần tăng cường các mối liên kết kinh tế. Phải chọn cách “chạy tiếp sức” chứ không nên mạnh ai nấy chạy. Tức là, Công ty cần phải phối hợp với cách doanh nghiệp khác trong hoạt động sản xuất như trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ hoặc hợp tác với nhau cùng thực hiên một hợp đồng gia công cho nước ngoài, tức là thực hiện các hợp đồng gia công nhiều bên. Đặc biệt, các Công ty có thể phối hợp với nhau trong khâu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như vậy có thể tạo nên các sức ép nhằm giảm giá thành nhập khẩu nguyên vật liệu.

Ngoài ra, Công ty cần phối hợp với hiệp hội da giày Việt Nam thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, đặc biệt là cùng chống lại các chính sách bảo hộ từ thị trương nước ngoài, điển hình là vụ kiến bán phá giá của liên minh châu Âu EU.

3.3.3. Một số kiến nghị

3.3.3.1. Đối với nhà nước

Nhà nước cần có các biện pháp, chính sách tài chính và tiền tệ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm da giày của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU :

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Da giày Việt Nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w