Bảo lãnh tín dụng và cung cấp tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Da giày Việt Nam (Trang 84 - 85)

 Bảo lãnh tín dụng : Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài thì nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu và trả chậm, hoặc dưới hình thức tín dụng hàng hoá với lãi suất ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng hoá bằng cách bán chịu, nhà nước có thể đứng ra bảo lãnh, đền bù nếu bị mất vốn. Tỉ lệ đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng thường tỉ lệ đền bù là 60 – 70% khoản tín dụng để các nhà xuất khẩu phải quan tâm đến việc kiểm tra đến khả năng thanh toán của người nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền bán hàng sau khi hết thời hạn tín dụng. Mặt khác, nếu áp dụng biện pháp này, nhà nước cần có các xác minh chặt chẽ nhằm tránh trường hợp các doanh nghiệp trong nước móc nối với các nhà nhập khẩu nước ngoài để rút tiền của nhà nước.

 Nhà nước thực hiện cấp tín dụng xuất khẩu : có 2 hình thức cấp tín dụng xuất khẩu mà nhà nước có thể áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp :

• Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để nước vay sử dụng số tiền đó để mua hàng của nước cho vay. Nguồn vốn vay thường lấy từ ngân sách nhà nước và thường kèm theo các điều kiện kinh tế, chính trị có lợi cho nước cho vay. Nhà nước ta chưa thể có vốn để cho nước ngoài vay với khối lượng lớn. Tuy nhiên, khi có điều kiện, nhà nước ta không nên bỏ qua hình thức cấp tín dụng

gắn với việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá này.

• Nhà nước cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước : cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu khác, vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của các Công ty sản xuất và xuất khẩu sản phầm da giày là rất lớn. Người xuất khẩu cần có được một số vốn cả trước và sau khi giao hàng để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu. Nhà nước có thể hỗ trợ các chương trình xuất khẩu bằng cách thông qua hệ thống ngân hàng mà nhà nước có quyền chi phối, các quỹ hỗ trợ xuất khẩu… nhằm cung cấp tín dụng ngắn hạn với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn trước và sau khi giao hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngoài ra, chính phủ cần ổn định danh mục các mặt hàng thuộc diện được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu trong khoảng thời gian từ 3 – 5 năm nhằm để đảm bảo tính ổn định của chính sách cho doanh nghiệp yên tâm vay vốn sản xuất. Đồng thời mở rộng diện đối tượng được hưởng chính sách theo hướng bình đẳng đối với các thành phần kinh tế. Mặt khác, cũng cần đơn giản hoá hơn nữa các thủ tục để các doanh nghiệp có thể vay vốn sản xuất một cách nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của Công ty Cổ phần Da giày Việt Nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w