Thị trường nhập khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm hóa chất của Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa (Trang 34 - 38)

2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu hóa chất tại Công ty TNHH Tân

2.2.Thị trường nhập khẩu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu thì việc phân tích thị trường nhập khẩu có vai trò quyết định tới kết quả, hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Phân tích thị trường nhập khẩu cho ta thấy được những thay đổi của thị trường từ đó có những biện pháp nhằm củng cố, mở rộng thị trường nhập khẩu nhằm giữ vững thị trường then chốt, nâng cao uy tín, duy trì mối quan hệ lâu dài tạo đầu vào ổn đinh cho Công ty.

Đặc biệt đối với Công ty TNHH Tân An phân tích tình hình nhập khẩu hoá chất theo thị trường nhập khẩu giúp Công ty đáng giá một cách chính xác về hiệu quả nhập khẩu, hiểu rõ hơn những nguyên nhân tăng giảm trong công tác nhập khẩu, tìm ra đâu là nguyên nhân khách quan, chủ quan để có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Để hiểu rõ hơn tình hình nhập khẩu hoá chất của Công ty ta phân tích tình hình nhập khẩu hoá chất theo thị trường nhập khẩu được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tình hình nhập khẩu hóa chất theo thị trường của Công ty TNHH Tân An Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Gía trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) TT Trung Quốc 16,674 52,7 18,209 48,8 21,247 43,2 TT Đài Loan 6,203 19,6 7,203 19,3 10,133 20,6 TT Hàn Quốc 4,997 15,8 6,418 17,2 9,197 18,7 TT Đông Nam Á 3,104 9,8 4,292 11,5 6.590 13,4 TT khác 0,665 2,1 1,192 3,2 2,016 4,1 Tổng 31,643 100 37,314 100 49,183 100

( Nguồn từ: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và Phòng kế toán)

Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy thị trường nhập khẩu hoá chất của Công ty trong những năm gần đây có sự chuyển dịch rất về tỷ trọng và có sự thay đổi về cơ cấu nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty. Để hiểu rõ hơn tình hình nhập khẩu ta phân tích tình hình nhập khẩu hoá chất theo từng thị trường của Công ty. Cụ thể theo từng thị trường:

+ Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển cao nhất hiện nay, bên cạnh đó lại có vị trí địa lý gần với Việt Nam nên hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn trong việc vận chuyển. Mặt khác, Trung Quốc và Việt Nam có những nét văn hoá tương đồng vì vậy việc giao dịch ký kết hợp đồng diễn ra dễ dàng hơn. Hoá chất nhập khẩu từ Trung Quốc có thể được vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường biển nên Công ty có thể lựa chọn phương tiện vận chuyển sao cho phù hợp với hoạt động của mình nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển, giảm được chi phí kinh doanh và nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty. Nhưng từ cuối năm 2007 đến nay do tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc cao nhưng không bền vững vì thế để ổn định nền kinh tế phát triển quá nóng Trung Quốc đã áp dụng chính sách hạn

chế xuất khẩu một số mặt hàng có thể ảnh hưởng tới tài nguyên môi trường. Vì thế trong tương lai việc nhập khẩu hoá chất từ thị trường này có xu hướng giảm xuống. Tình hình nhập khẩu hoá chất từ Trung Quốc trong những năm gần đây của Công ty cụ thể, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu hoá chất từ thị trường này đạt 16,674 tỷ đồng, chiếm 52,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hoá chất năm 2005. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu hoá chất của Công ty từ thị trường Trung Quốc tăng 9,2% tương ứng tăng 1,535 tỷ đồng, nâng kim ngạch nhập khẩu hóa chất năm 2006 từ thị trường này lên là 18,209 tỷ đồng. Tới năm 2007 hoá chất nhập khẩu từ Trung Quốc của Công ty đạt 21,247 tỷ đồng, tăng 3,038 tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2006. Mặc dù tỷ trọng hoá chất nhập khẩu từ thị trường này của Công ty trong 3 năm gần đây có giảm xuống cụ thể năm 2005 chiếm 52,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hoá chất của Công ty, năm 2006 và 2007 lần lượt là 48,8% và 43,2%. Nhưng về giá trị hoá chất nhập khẩu vẫn tăng lên qua các năm. Trong tương lai Trung vẫn là thị trường nhập khẩu quan trọng của Công ty.

+ Thị trường Đài Loan: Đây cũng là một thị trường nhập khẩu hoá chất quan trọng của Công ty từ trước đến nay. Cụ thể tình hình nhập khẩu hoá chất của Công ty từ thị trường này như sau: Năm 2005 kim ngạch nhập khẩu hoá chất từ Đài Loan đạt 6,203 tỷ đồng, chiếm 19,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hoá chất năm 2005 của Công ty. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu tăng 16,2% tức tăng 1 tỷ đồng so với năm 2005, kim ngạch nhập khẩu hoá chất năm 2006 từ thị trường này của Công ty là 7,203 tỷ đồng. Năm 2007 tổng kim ngạch nhập khẩu hoá chất từ thị trường Đài Loan là 10,133 tỷ đồng, tăng 2,930 tỷ đồng so với năm 2006. Trong 3 năm vừa qua tỷ trọng hoá chất nhập khẩu của Công ty từ thị trường Đài Loan tuy có lúc tăng lên cũng có lúc giảm xuống nhưng nó giao động trong khoảng không lớn, và giá trị hoá chất nhập khẩu từ thị trường này vẫn không ngừng tăng lên như năm 2007 kim ngạch nhập khẩu

hoá chất từ Đài Loan tăng 2,930 tỷ đồng so với năm 2006, và 3,930 tỷ đồng so với năm 2005.

+ Thị trường Hàn Quốc: Hàn Quốc là thị trường cung cấp nguồn hàng có chất lượng tốt, và giá cả hợp lý. Trong 3 năm gẩn đây tỷ trọng hóa chất nhập khẩu từ thị trường này trong tổng kim ngạch nhập khẩu hoá chất của Công ty TNNH Tân An liên tục tăng lên lần lượt qua các năm 2005, 2006 và 2007 là 15,8% , 17,23% và 18,7%. Chi tiết năm 2005 kim ngạch nhập khẩu hoá chất từ thị trường Hàn Quốc đạt 4,997 tỷ đồng, năm 2006 là 6,418 tỷ đồng, tăng 28,4% so với năm 2005. Năm 2007 giá trị hoá chất nhập khẩu từ thị trường này đạt 9,197 tỷ đồng, tăng 43,3% so với năm 2006 và tăng 84,05% so với năm 2005.

+ Thị trường Đông Nam Á: đây là một thị trường đầy tiềm năng hiện đang được khai thác. Hoá chất Công ty nhập khẩu từ thị trường chủ yếu tập trung và một số nước phát triển có trình độ công nghệ kỹ thuật cao, có khả năng cung ứng những hoá chất có chất lượng như : Singapore, Thái Lan, Malaysia. Hơn nữa những nước này cũng có vị trí địa lý thuận lợi cho việc thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong 3 năm gần đây Công ty đã tập chung tìm kiếm và hợp tác với những đối tác thuộc thị trường này, điều đó được thể hiện qua tỷ trọng hoá chất nhập khẩu từ thị trường Đông Nam Á trong tổng kim ngạch nhập khẩu hoá chất của Công ty không ngừng tăng lên, cụ thể qua các năm 2005, 2006 và 2007 lần lượt là 9,8%, 11,5% và 13,4%. Và điều hiển nhiên giá trị hoá chất nhập khẩu từ thị trường Đông Nam Á cũng tăng lên qua các năm. Như năm 2006 kim ngạch nhập khẩu hoá chất từ thị trường này là 4,292 tỷ đồng, tăng 38,27% so với năm 2007 và năm 2007 giá trị này đạt 6,590 tỷ đồng, tăng 53,54% so với năm 2006 và tăng 112,3% so với năm 2005.

Ngoài những thị trường nhập khẩu đã kể trên hoá chất của Công ty còn được nhập khẩu từ một số thị trường khác như: Nga, Nhật Bản và một số nước Châu Âu khác. Nhưng giá trị hoá chất nhập khẩu từ những thị trường này chiếm một phần rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Nhưng trong tương lai Công ty có dự định sẽ mở rộng hoạt động nhập khẩu của mình sang thị trường Châu Âu đặc biệt là thị trường Nga.

Tóm lại, về số lượng thị trường nhập khẩu trong những năm gần đây chưa có gì thay đổi. Trong những năm tới thị trường nhập khẩu hoá chất trọng điểm của Công ty vẫn là thị trường Trung Quốc. Vì vậy, Công ty cần chú trọng công tác nghiêm cứu thị trường, mở rộng các quan hệ trong kinh doanh. Có biện pháp nhằm duy trì và phát triển các thị trường truyền thống, nâng cao uy tín của Công ty tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu được thuận lợi, nhanh chóng và kịp thời.

Qua những phân tích trên ta thấy hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Tân An trong 3 năm gần đây có những bước phát triển lớn, không ngừng tăng lên về kim ngạch nhập khẩu cũng như danh mục hoá chất nhập khẩu, ngày càng đa dạng và đáp ứng được đầy đủ hơn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Công ty còn thiết lập quan hệ với nhiều đối tác mới, mở rộng thị trường nhập khẩu, nhằm ổn định nguồn hàng của Công ty đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch mà Công ty đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm hóa chất của Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa (Trang 34 - 38)