Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu hoá chất ở Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm hóa chất của Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa (Trang 50)

2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm

2.1.Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu hoá chất ở Công ty

2010

Trong chiến lược phát triển của mình Công ty Tân An đang nỗ lực cố gắng để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra trong năm 2010 đó là:

Tăng tổng doanh thu của doanh nghiệp lên tới 500 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm khoảng 80%. Và doanh thu từ hoạt động nhập khẩu hóa chất chiếm khoảng từ 20- 25% tổng doanh thu đó.

Bên cạnh đó, mở rộng quy mô thị trường, tăng thị phần của Công ty lên khoảng 8% của cả nước.

Thiết lập được các văn phòng đại diện tại Mỹ và Đức.

Như mục tiêu đã đề ra thì Công ty đang mở rộng thị trường xuất khẩu của mình ra các nước được đánh giá là có nhu cầu lớn về mặt hàng đang kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng đặt mục tiêu tăng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hóa chất trong những năm tới. Để thực hiện được những mục tiêu trên thì Công ty TNHH Tân An cần có những biện pháp thật cụ thể để có thể thực hiện đúng kế hoạch đặt ra.

2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm hoá chất ở Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa chất ở Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa

2.1. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu hoá chất ở Công ty TNHH Tân An Tân An

2.1.1. Nghiên cứu tìm kiếm thị trường nhập khẩu

Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải gắn liền với thị trường, và lấy thị trường làm mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu như Công ty TNHH Tân An thì việc nghiên cứu thị

trường nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động nhập khẩu. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới và căn cứ vào nhu cầu hoá chất của thị trường trong nước để Công ty có những kế hoạch nhập khẩu hợp lý.

Hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những yếu tố của thị trường nước ngoài. Đây là hoạt động mua bán giữa những chủ thể thuộc những quốc gia khác nhau nên Công ty cần làm công tốt công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường cần nghiên cứu một cách cụ thể và nắm chính xác các chế độ chính sách, luật pháp của thị trường nhập khẩu ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty. Ngoài ra, cần nắm vững những phong tục tập quán kinh doanh của thị trường đó, cũng như cần có thông tin đầy đủ, chính xác về bạn hàng như uy tín, điều kiện sản xuất kinh doanh và cung ứng hàng hoá của bạn hàng. Có thể tìm hiểu thông tin về bạn hàng thông qua những doanh nghiệp đã từng có quan hệ với bạn hàng đó, hay thông qua đại sứ quán của Việt Nam để tìm hiểu tư cách pháp lý của bạn hàng. Trong quá trình nghiên cứu cũng cần xem xét tới quyền hạn và phạm vi trách nhiệm của người đứng tên giao dịch và đại diện bên bạn. Nắm bắt nhanh những thông tin và áp dụng những kỹ thuật hiện đại để phân tích thông tin nhằm tìm ra thị trường nhập khẩu tối ưu.

Thông tin sau khi được xử lý cần được áp dụng kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu và nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu cần nắm bắt được những thông tin về giá cả và chất lượng hàng hoá để có phương án nhập khẩu và lựa chọn bạn hàng tốt nhất.

Qua những thông tin thu được từ việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu Công ty đi đến quyết định lựa chọn thị trường nhập khẩu và bạn hàng để nhập khẩu. Quá trình giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng có vai trò quyết định tới

sự thành công của hoạt động nhập khẩu vì vậy cần phải biết vận dụng những kết quả của việc nghiên cứu thị trường vào quá trình giao dịch ký kết hợp đồng. Hợp đồng ký kết phải quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên, cũng như các điều khoản về số lượng, chất lượng hàng hoá giao dịch, điều kiện, phương tiện vận chuyển và điều kiện thanh toán cũng phải được quy đinh cụ thể trong hợp đồng.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu hoá chất Công ty cần có nhiều nguồn. Do đó vấn đề mở rộng thị trường và mở rộng quan hệ với bạn hàng có ý nghĩa chiến lược đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty. Ngoài những thị trường, những bạn hàng truyền thống như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… Công ty cần phải xúc tiến hơn nữa trong việc mở rộng quan hệ, mở rộng thị trường ở các nước Đông Nam Á, các nước thuộc Châu Âu như Nga,… Đối với những những đối tác mới có khả năng tạo dựng mối quan hệ lâu dài thì Công ty nên gây ấn tượng tốt và tích cực bày tỏ mong muốn và thiện trí của mình.

Tóm lại, qua nghiên cứu và mở rộng thị trường nhập khẩu Công ty có được thông tin chính xác và đầy đủ về bạn hàng từ đó đưa ra những quyết định hợp lý và kịp thời làm tăng hiệu quả của hoạt động nhập khẩu hoá chất ở Công ty.

2.1.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu của Công ty

TNHH Tân An

Nhập khẩu là một hoạt động hết sức phức tạp. Vì thế đòi hỏi Công ty phải chủ động đổi mới và hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu của mình. Bên cạnh đó những chủ trương, chính sách của Nhà nước về ngoại thương có thể thay đổi do đó những nhân viên làm công tác nhập khẩu luôn phải nắm bắt tập quán thương mại, những chính sách kinh tế đối ngoại của những nước mà Công ty hoạt động. Nhất là trong những năm gần đây trước xu thế hội nhập

toàn cầu nhiều tập quán thương mại quốc tế từ lâu đã không còn phù hợp nữa và đã có những thay đổi. Là cán bộ làm công tác nhập khẩu cần biết được những thay đổi này để áp dụng vào hoạt động nhập khẩu của Công ty.

Trong nghiệp vụ nhập khẩu thì quá trình giao dịch và đàm phán có vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của hoạt động nhập khẩu. Nhưng do có sự khác nhau về phong tục tập quán cũng như về văn hoá trong giao tiếp nên nhất định cán bộ làm công tác giao dịch và đàm phán ký kết hợp đồng phải có sự chuẩn bị đầy đủ các thông tin về đối tác để quá trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Hợp đồng ký kết cần được xem xét và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi hai bên ký kết vì bất cứ một sai sót nhỏ trong hợp đồng cũng có thể gây thiệt hại cho Công ty, vì vậy các điều khoản trong hợp đồng phải được quy định chặt chẽ và hợp lý. Để đạt được những mục tiêu trên Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giao dịch đàm phán, tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội để trau rồi học hỏi thêm về những kỹ năng, nghệ thuật khi giao tiếp và hợp tác với người nước ngoài.

Hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng nó là cơ sở, là căn cứ để các bên tiến hành thực hiện mua bán hàng hoá. Hiện nay theo quy định của Việt Nam thì các hợp đông kinh doanh xuất nhập khẩu phải được ký kết bằng văn bản, trong đó quy định rõ những nội dung về mặt hàng, số lượng, chất lượng hàng hoá giao dịch, và các điều kiện về vận chuyển, giao nhận hàng hoá, cũng như các điều kiện thanh toán hợp đồng. Ngoài ra trong hợp đồng đôi bên cần đi đến thống nhât và chọn nguồn luật dùng để điều chỉnh hợp đồng. Đây cũng là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Trong hoạt động nhập khẩu không thể không kể đến nghiệp vụ giao nhận hàng hoá, Công ty phải thường xuyên theo dõi bám sát thực tế để kịp thời phát hiện những sai sót từ đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp. Khi

phát hiện hàng hoá giao nhận không đúng chất lượng, số lượng ghi trong hợp đồng thì Công ty cần lập ngay biên bản kiểm tra hàng hóa và thông báo cho người bán để có hướng giải quyết nhanh chóng tránh ảnh hưởng xấu tới hoạt động của Công ty và làm tốt công tác này giúp Công ty tránh được những tổn thất không đáng có.

2.1.3. Hoàn thiện công tác quản lý và đổi mới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty

Để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì Công ty cần phải có một cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ, linh hoạt với đội ngũ nhân viên có trình độ cao. Thực hiện bố trí nhân viên đúng với vị trí, sở trường của từng người từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất lao động của Công ty. Luôn gắn trách nhiệm, quền hạn và lợi ích của nhân viên với lợi ích chung của Công ty. Như vậy sẽ tạo được mối quan hệ gắn bó giữa nhân viên với Công ty nhằm thu hút và giữ được những nhân viên giỏi làm việc cho Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cần tăng cường hơn nữa chế độ khen thưởng đối với những nhân viên có thành tích tốt, nó không chỉ có tác động khuyến khích về mặt vật chất mà nó còn tác động tới tinh thần làm việc, phát huy tính sáng tạo, tích cực trong kinh doanh của mỗi cá nhân và khả năng cống hiến hết mình cho sự phát triển của Công ty. Bên cạnh đó cũng cần có chế độ kỷ luật nghiêm khắc để đảm bảo thưởng phạt phân minh.

Ngoài ra để hoạt động nhập khẩu của Công ty đạt hiệu quả cao đòi hỏi nhân viên phải có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi, có trình độ ngoại ngữ và tin học. Do đặc trưng riêng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu nên những nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu của Công ty đều có trình độ ngoại ngữ giao tiếp tốt và có kỹ năng, khả năng soạn thảo hợp đồng kinh tế, đọc và hiểu được các tài liêu văn bản bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh.

Nhưng trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục đào tạo đội nhân viên có trình độ chuyên môn cao, thông thạo về ngoại ngữ. Do hoá chất của Công ty được nhập khẩu từ nhiều thị trường khác nhau và trong tương lai thị trường này sẽ được mở rộng hơn nữa vì thế ngay từ bây giờ công ty phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh giỏi về chuyên môn, có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ của nhiều quốc gia khác nhau. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu hoá chất và làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty.

2.2. Những giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hoá chất tại công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa TNHH Tân An trên thị trường nội địa

2.2.1. Đầu tư nghiên cứu thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như các hoạt động kinh doanh khác, nghiên cứu thị trường đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nó là cơ sở trong việc đề ra những chiến lược, chính sách, biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Để làm tốt công tác nghiên cứu thị trường tiêu thụ hoá chất Công ty TNHH Tân An cần làm tốt các nội dung sau:

Tổ chức và cơ cấu lại bộ phận nghiên cứu thị trường. Đào tạo những cán bộ có năng lực, năng động, nhạy bén với thị trường, có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực, mặt hàng hoá chất cũng như nắm bắt tốt các thông tin và kiến thức về kinh tế,… cho bộ phận nghiên cứu thị trường. Tổ chức nghiên cứu thị trường là nhằm thu thập, phân tích và đánh giá những thông tin về thị trường hoá chất giúp cho ban lãnh đạo Công ty có những chính sách tiêu thụ sản phẩm phù hợp trong điều kiện thị trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Thực hiện nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm cán bộ nghiên cứu cần nắm bắt được những chính sách của Nhà nước liên quan tới hoá chất, theo dõi những thay đổi trong chính sách của Nhà nước để có những điều chỉnh

trong hoạt động tiêu thụ. Bên cạnh đó, Công ty cần nghiên cứu khách hàng, phân vùng thị trường để có chính sách tiêu thụ cụ thể cho từng thị trường tiêu thụ cụ thể từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Tìm hiểu thông tin khách hàng nhằm xác định những thông tin như nhu cầu hoá chất của khách hàng, yêu cầu về chất lượng đối với từng loại hoá chất mà khách hàng cần như thế nào? Cơ cấu của nhu cầu đó? Qua những thông tin về khách hàng để doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tạo nguồn và có phương thức tiêu thụ hợp lý.

Ngoài việc nghiên cứu thông tin khách hàng Công ty cần nghiên cứu kỹ những hoạt động của đối thủ cạnh tranh và có sự so sánh với khả năng và tiềm lực của Công ty. Để có những thông tin chính xác và kịp thời Công ty cần áp dụng những kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho quá trình thu thập và xử lý thông tin. Nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định và đề ra chiến lược phát triển thị trường của Công ty như chiến lược về Marketing, về phương thức bán hàng, và về các dịch vụ bổ sung hỗ trợ tiêu thụ hoá chất ở Công ty.

2.2.2. Đảm bảo về chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao uy tín đối với khách hàng

Nhu cầu về hoá chất của thị trường trong nước ngày càng tăng lên về số lượng, và chủng loại hoá chất cũng phức tạp và đa dạng hơn. Nhất là hiện nay Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhiều ngành công nghiệp đang được đầu tư phát triển, nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu. Vì thế, trong thời gian tới Công ty vẫn xác định cho mình mục tiêu tiêu chiến lược lâu dài là đa dạng hoá về danh mục sản phẩm hoá chất cung cấp. Công ty cần tìm hiểu nghiên cứu phát hiện những nhu cầu về hoá chất mới, kịp thời bổ sung vào danh mục hàng hoá kinh doanh của mình. Đa dạng

hoá sản phẩm hay mở rộng danh mục hoá chất kinh doanh giúp Công ty đáp ứng được đầy đủ hơn cho nhu cầu của khách hàng.

Nâng cao chất lượng hàng hoá cũng là một trong những mục tiêu quan trọng được các Công ty quan tâm hàng đầu. Để hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì Công ty cần có những sản phẩm có chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Để đạt được mục tiêu đó Công ty phải làm tốt tất cả các khâu từ nhập khẩu hoá chất, vận chuyển và bảo quản hoá chất. Do đặc trưng riêng của mặt hàng hoá chất nên để đảm bảo chất lượng hoá chất kinh doanh Công ty cần đặc biệt chú trọng đến công tác bảo quản hoá chất, tránh tình trạng do điều kiện bảo quản không tốt làm giảm chất lượng của hoá chất.

Ngoài ra, để nâng cao uy tín của mình đối với khách hàng công ty không chỉ tập trung những hoạt động nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm hoá chất kinh doanh mà bên cạnh đó còn phải chú trọng phát triển các dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ như tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi mua hàng của Công ty, có chế độ ưu tiên giảm giá, triết khấu phần trăm cho những khách hàng lâu năm và những khách hàng mua với số lượng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm hóa chất của Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa (Trang 50)