Việc đánh giá mở rộng CVTD tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy được thể hiện tổng quát ở chỉ tiêu doanh số cho vay tiêu dùng.
Bảng 2.5: Doanh số CVTD tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu doanh số
cho vay
2007 2008 2009
Số tiền % Số tiền % Tăng (%) Số tiền % Tăng (%) HĐTD 2884,32 100 3485,64 100 120,85 4045,5 100 116,06
CVTD 59,13 2,05 74,94 2,15 126,7 101,14 2,5 134,96
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số CVTD năm 2007 là 59,13 tỷ đồng; doanh số năm 2008 là 74,94 tỷ đồng, tăng 126,7% so với năm 2007; doanh số năm 2009 là 101,14 tỷ đồng, tăng 134,96% so với năm 2008. Đây là sự gia tăng tương đối mạnh mẽ về doanh số CVTD của Chi nhánh, điều này thực sự thể hiện sự cố gắng trong hoạt động mở rộng CVTD của Chi nhánh. Tuy nhiên kết quả trên cũng chụi sự ảnh hưởng không nhỏ của tình hình kinh tế - xã hội trong những năm gần đây. Tuy năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng CVTD thấp hơn so với năm 2009 là do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm đó, nhưng điều đó cũng thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ hoạt động CVTD trong năm 2009. Mặt khác nhìn vào bảng số liệu, tỷ trọng CVTD so với tổng dự nợ tín dụng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Cụ thể trong năm 2007 chiếm 2,05%; năm 2008 chiếm 2,15% ; năm 2009 chiếm 2,5%. Tỷ lệ này tăng chậm nguyên nhân chủ yếu cũng giống với doanh số CVTD nói trên.
Xét chỉ tiêu thứ hai để đánh giá hoạt động mở rộng CVTD tại Chi nhánh, đó chính là dư nợ CVTD.
Bảng 2.6 : Dư nợ CVTD tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu dư nợ
2007 2008 2009
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
1. Cho vay CBCNV 11,83 20% 11,24 15% 17,19 17%
2. Cho vay thấu chi - - 0,75 1% 2,02 2%
3. Cho vay hỗ trợ nhà ở 26,61 45% 33,72 45% 50,57 50% 4. Cho vay cầm cố cổ phiếu phát hành lần đầu 13,01 22% 11,24 15% 7,08 7% 5. Cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá
2,96 5% 6,00 8% 8,09 8%
6. Cho vay mua ô tô 2,96 5% 7,49 10% 11,13 11%
7. Cho vay du học 1,77 3% 3,75 5% 4,05 4%
8. Cho vay xuất khẩu
lao động - - 0,75 1% 1,01 1%
Tổng 59,13 100% 74,94 100% 101,1 100%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh BIDV cầu Giấy.
Từ bảng số liệu ta thấy sự tăng lên đáng kể của dự nợ CVTD cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, được thể hiện rõ như sau:
Trong tổng dư nợ CVTD của Chi nhánh, dư nợ cho vay hỗ trợ mua nhà luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm từ 45% trở lên), còn sản phẩm cho vay xuất khẩu lao động hầu như không tăng trưởng (chiếm 1%). Do nhu cầu về nhà ở trong dân cư ngày càng tăng và nhất là trong xã hội phát triển, thu nhập người dân tăng, nhu cầu cuộc sống cao, dẫn đến nhu cầu vay ngân hàng để mua nhà, mua đất, sữa chữa nhà, … đều tăng và thường là với mức vay ngày càng cao. Còn sản phẩm cho vay hỗ trợ xuất khẩu lao động thì thường món vay nhỏ, mang lại hiệu quả không cao. Các sản phẩm khác như: cho vay CBCNV, thấu chi (tín chấp), vay mua ô tô, du học, … thì tăng trưởng cao do yêu cầu mức sống người dân ngày càng tăng cao. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề trên như sau:
sữa chữa nhà cửa và có TSĐB là nhà ở, đất ở. Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của BIDV Cầu Giấy có mức tăng trưởng khá mạnh trong tổng dư nợ CVTD: năm 2007 là 26,61 tỷ đồng; năm 2008 là 33,72 tỷ đồng, tăng 126,72% so với năm 2007; năm 2009 là 50,57 tỷ đồng, tăng 150% so với năm 2008. Đặc biệt chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ CVTD là do nhu cầu về nhà ở trong những năm gần đây tăng cao, đặc biệt trong năm 2007 thị trường nhà đất trở nên “nóng mạnh”, nguyên nhân chính của đợt tăng giá này là do thị trường chứng khoán Việt Nam tăng cao.
Trong tổng dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở, dư nợ cho vay mua chung cư chiếm 55%, có tài sản thế chấp chính là chung cư đó (còn gọi là tài sản hình thành từ vốn vay); dư nợ cho vay mua, sữa chữa nhà ở, đất ở đã có giấy chủ quyền chiếm 45%. Tài sản thế chấp là chung cư (là tài sản hình thành trong tương lai), đây cũng là tiềm ẩn rủi ro cho giá trị TSĐB của khoản vay bị giảm sút khi mà chất lượng hay giá cả thị trường nhà đất giảm, … Ngân hàng cần cân nhắc trong việc lựa chọn tài sản thế chấp là nhà chung cư nhằm hạn chế rủi ro trong việc phát mãi tài sản thu hồi nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.
-Cho vay hỗ trợ CBCNV tiêu dùng: Đây là một loại hình cho vay được đảm bảo từ lương hay còn gọi là vay tín chấp, dựa trên uy tín của người vay mà ngân hàng đồng ý hay không đồng ý cho vay. Dư nợ tín dụng cho vay CBCNV của BIDV Cầu Giấy tăng trưởng tương đối mạnh: năm 2007 đạt 11,83 tỷ đồng; năm 2008 đạt 11,24 tỷ đồng; năm 2009 đạt 17,19 tỷ đồng. Trong đó gồm có dư nợ cho vay theo món (vay trung hạn: 3 năm) chiếm 90% và dư nợ cho thấu chi chiếm 10% (hay còn gọi là cho vay theo hạn mức ngắn hạn). Hình thức cho vay này đc BIDV Cầu Giấy triển khai nhằm hỗ trợ cho CBCNV của chính chi nhánh, của các công ty có giao dịch với BIDV Cầu Giấy hay của các đơn vị hành chính sự nghiệp, … vay để mua sắm vật dụng gia đình, mua phương tiện đi lại, … Tuy nhiên loại hình này cũng chứa nhiều rủi ro trong thu hồi nợ, do đây là khoản vay tín chấp, không có TSĐB. BIDV Cầu Giấy nên cẩn trọng khi thẩm định xét duyệt cho vay loại hình sản phẩm này.
-Cho vay mua ô tô:Dư nợ cho vay mua ô tô của BIDV Cầu Giấy thể hiện như sau: năm 2007 đạt 2,9 tỷ đồng; năm 2008 đạt 7,49 tỷ đồng; năm 2009 đạt 11,13 tỷ đồng. Trong những năm gần đây cuộc sống người dân được cải thiện nhiều, ngoài những nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở thì phương tiện đi lại cũng đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày của họ. Xe ô tô cũng trở thành phương tiện đi lại phổ biến trong sinh hoạt cũng như trong công việc của người dân. Sự gia tăng mạnh mẽ của sản phẩm ho vay mua ô tô là nhờ sự phấn đấu cao của ban lãnh đạo và của các CBTD với những chính sách và khuyến mãi hấp dẫn.
-Cho vay cầm cố giấy tờ có giá:BIDV Cầu Giấy chỉ cho vay cầm, chiết khấu giấy tờ có giá (như sổ tiết kiệm do BIDV phát hành hoặc do các tổ chức tín dụng khác, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, … là hình thức cho vay, trong đó người vay mang các giấy tờ có giá còn hiệu lực đến ngân hàng đề nghị chiết khấu hay cầm cố theo một tỷ lệ của ngân hàng (thông thường từ 80% đên 95% trên mệnh giá của giấ tờ có giá, trừ trường hợp những giấy tờ có giá có khả năng thanh toán cao thì tỷ lệ cho vay có thể lên đến 100% mệnh giá). Tốc độ tăng trưởng của dự nợ cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá trong những năm gần đây khá cao: năm 2007 đạt 2,96 tỷ đồng; năm 2008 đạt 6 tỷ đồng; năm 2009 đạt 8,09 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu tăng do chiết khấu sổ tiết kiệm do BIDV phát hành, chiếm trên 80% trên tổng dư nợ cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá. Bên cạnh đó, BIDV Cầu Giấy còn triển khai sản phẩm hỗ trợ cho CBCNV vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu. Sản phẩm này chỉ áp dụng cho các CBCNV tại các công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa chuyển đổi thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, sản phẩm này tại BIDV Cầu Giấy hiện nay chưa thực sự phát triển, nguyên nhân chính là do chính sách cho vay của chi nhánh còn nhiều hạn chế về: mức cho vay quá thấp, người vay phải có hộ khẩu thành phố Hà Nội hoặc KT3. Để thu hút người vay, BIDV Cầu Giấy cần nới lỏng chính sách cho linh động, nâng mức cho vay cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu vay hiện nay.
-Cho vay du học, xuất khẩu lao động: Kinh tế phát triển, mức sống người dân tăng, yêu cầu về giáo dục, văn hóa ngày càng cao: các nhà hầu hết đều muốn con mình du học ở những nước phát triển có nền giáo dục tiến bộ, chất lượng học cao ở Việt Nam, đặc biệt là các gia đình ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, … dẫn đến nhu cầu vay cho con du học tăng cao, nhiều nhất là ở các thành phố lớn. BIDV Cầu Giấy đã triển khai các dịch vụ cho vay du học như: chứng minh tài chính, hỗ trợ chi phí (tiền vé, học phí, ăn, ở, đi lại, …) cho các du học sinh. Dư nợ cho vay tín dụng trong các năm gần đây: năm 2007 đạt 1,77 tỷ đồng; năm 2008 đạt 3,75 tỷ đồng; năm 2009 đạt 4,05 tỷ đồng. Tuy nhiên BIDV Cầu Giấy còn chụi nhiều sức ép cạnh tranh từ các NHTM khác ( ICB, ACB, Sacombank, …).
Mặt khác, yêu cầu cuộc sống ngày càng cao, nhiều người dân không có điều kiện học hành nên không có công việc tốt trong nước mang lại thu nhập cao, cuộc sống của họ không đầy đủ. Nhiều người mong đi lao động ở nước ngoài, với hình thức xuất khẩu lao động thông qua các công ty thương mại tư vấn xuất khẩu lao động. Với mức chi phí thu nhập lao động ở nước ngoài cao, họ hy vọng sẽ cải thiện được cuộc sống gia đình; hoặc sau khi đi lao động ở nước ngoài về họ sẽ có cơ hội làm việc trong các công ty tốt, mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên doanh số cho vay xuất khẩu lao động ở các NHTM đều không cao. BIDV Cầu Giấy đã triển khai xuất khẩu từ nhiều năm nay nhưng đến
bây giờ vẫn không tăng trưởng được dư nợ. Nguyên nhân chính là do món vay xuất khẩu lao động không lớn, khoản vay phải có TSĐB. Các ngân hàng nhận thấy lợi nhuận mang lại không cao và thủ tục vay mất thời gian.
Ngoài ra Chi nhánh còn triển khai một số sản phẩm tín dụng cá nhân mới như: cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh cá thể. Tuy nhiên Chi nhánh chưa phát triển mạnh cho thủ tục vay còn nhiều vướng mắc và hạn chế như: thường không có chứng từ cụ thể, khó kiển soát mục đích sử dụng vốn vay, … Mục đích sử dụng vốn vay của sản phẩm này không nhằm mục đích tiêu dùng sinh hoạt mà dùng để bổ sung vốn lưu động, hỗ trợ cho việc sản xuất kinh doanh. Do vậy em không đề cập đến vấn đề này trong chuyên đề.
Chỉ tiêu thứ ba để chúng ta đánh giá hoạt động CVTD tại chi nhánh chính là chỉ tiêu về tài sản đảm bảo (TSĐB) trong hoạt động CVTD:
Bảng 2.7 : Tình hình dư nợ tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại BIDV Cầu Giấy.
Đơn vị: Tỷ đồng. STT Sản phẩm Dư 2007 2008 2009 nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ 1 Dư nợ không có TSĐB 11,83 20% 11,99 16% 16,18 16% 2 Dư nợ có TSĐB. Trong đó: 47,30 80% 62,95 84% 84,96 84% TSĐB là bất động sản 28,38 60% 38,40 61% 55,22 65% TSĐB khác 18,92 40% 24,55 39% 29,74 35% Tổng 59,13 100% 74,94 100% 101,14 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của phòng tín dụng cá nhân _ BIDV Cầu Giấy)
Cho vay không có TSĐB hay còn gọi là cho vay tín chấp, BIDV Cầu Giấy cho vay dựa trên uy tín của người đi vay, đây là loại cho vay hỗ trợ cho CBCNV tiêu dùng với mức vay thấp. Chủ trương của BIDV Cầu Giấy là đẩy mạnh cho vay có TSĐB và giảm dần cho vay không có TSĐB, nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi.
Dư nợ có TSĐB là bất động sản (như: nhà ở, đất ở, …) chiếm trên 60% tổng dư nợ có TSĐB, còn lại 40% là dự nợ có TSĐB là các loại TSĐB là động sản như xe ô tô, giấy tờ có giá (như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, …), hoặc các loại tài sản có giá trị khác.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân.2.3.2.1 Hạn chế. 2.3.2.1 Hạn chế.
Thứ nhất: Trong chỉ đạo điều hành, dù có nhiều văn bản chỉ đạo trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như của giám đốc ngân hàng song các phòng chức năng chưa có phương pháp điều hành khoa học nên không đề ra các biện pháp hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ thuộc phòng mình dẫn đến việc không cụ thể hóa và kiểm soát được công việc hàng ngày, hàng tuần đến từng cán bộ.
Thứ hai: Chất lượng tín dụng.
Cho vay nhiều khi không căn cứ vào mức thu nhập ổn định hàng tháng từ tiền lương để xác định mức cho vay. Có nhiều trường hợp cho vay không thẩm định để khách hàng mượn tên vay vốn, … gây khó khăn cho công tác thu nợ, mặt khác việc đánh giá chất lượng tín dụng của cán bộ tín dụng nhiều khi chưa đi sâu, đi sát không phản ánh được thực chất các khoản nợ kể cả nợ trong hạn và nợ quá hạn.
Thứ ba: Hoạt động marketing tại Chi nhánh chưa thực sự được coi trọng.
Với mạng lưới Chi nhánh cấp 1 và các phòng giao dịch phân bố ở những nơi tập chung đông dân cư như Hoàng Quốc Việt, Xuân Thủy, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, … có số lượng người tiêu dùng dồi dào và là mảnh đất tiềm năng cho TDTD phát triển. Thế nhưng số lượng đến với ngân hàng vẫn còn hạn chế, một phần do khách hàng được phổ biến ít thông tin về các sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, khách hàng chỉ đến với ngân hàng khi có nhu cầu chứ ngân hàng chưa có các biện pháp làm nảy sinh nhu cầu khách hàng cho khách hàng.
Thực tế Chi nhánh có những hoạt động tuyên truyền quảng cáo nhưng thực sự công tác marketing của Chi nhánh vẫn còn thiếu chiều sâu, chưa nghiên cứu sâu để phân loại khách hàng, để có cơ sở cho việc định ra chiến lược kinh doanh cho Chi nhánh trong tương lai.
Thứ năm: Do cán bộ tín dụng ít chú tâm tới TDTD.
Điều này do cán bộ tín dụng chú trọng vào khách hàng doanh nghiệp hơn là khách hàng cá nhân. Hoạt động TDTD chủ yếu là khách hàng cá nhân với những khoản giao dịch nhỏ không như khách hàng doanh nghiệp với những khoản giao dịch lớn. Mặt khác khách hàng cá nhân với số lượng đông, phải giải quyết nhiều và tốn nhiều thời gian gây cảm giác chán nản và mệt mỏi.
2.3.2.2 Nguyên nhân.
Yếu tố pháp luật: Mức thu nhập và sự ổn định của thu nhập là những yếu tốt quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Song ở nước ta, nếu khách hàng không làm việc trong khu vực nhà nước thì thu nhập cao cũng không được coi là ổn định. Chính điều này đã hạn chế sự mở rộng của hoạt động TDTD. Ngoài ra trong cho vay, mức cho vay dựa trên thu nhập của người vay, nhưng có những người như giáo viên, bác sĩ, … thu nhập từ lương thấp nhưng thu nhập hợp pháp khác của họ lại cao nên nếu chỉ dựa vào mặt bằng lương của CBCNV để khống chế mức cho vay là không hợp lý.
Yếu tố văn hóa xã hội: Đây là yếu tố tác động mạnh đến hoạt động TDTD của các NHTM. Quy mô TDTD của các NHTM chưa cao một phần là do thói quen, tâm lý của người tiêu dùng. Ví dụ như khách hàng có nhu cầu mua nhà, mua xe, … thì khách hàng sẽ sử dụng tiền tiết kiệm hoặc đi vay từ bạn bè, người thân chứ không muốn vay