- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển của Chi nhánh theo quy định.
- Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh (tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm….) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động theo Nội quy lao động, Thoả ước lao động tập thể, Công tác thi đua khen thưởng.
- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Qũy tiết kiệm/Điểm giao dịch/Phòng giao dịch/Chi nhánh mới.
- Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp...) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy định.
2.1.3Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 3 năm gần đây.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở nâng cấp chi nhánh Từ Liêm là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh đi vào hoạt động có nhiều thuận lợi tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn:
Thuận lợi: Nằm ở cửa ngõ phía tây thủ đô, trong khu kinh tế trọng điểm với sự phát triển cơ sở hạ tầng, các trường Đại học, các khu công nghiệp và các cụm dân cư nên có nhiều điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng. Chi nhánh đi vào hoạt động với đội ngũ nhân viên trẻ có năng lực, dễ tiếp cận với các công nghệ cùng sự quyết tâm của ban lãnh đạo và sự nỗ lực cố gắng mỗi cá nhân vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh đề ra.
Khó khăn: Đội ngũ cán bộ nhân viên còn nhiều bất cập trong khả năng tiếp cận thị trường, sáng tạo, lăn lộn trong hoạt động, tìm kiếm mở rộng khách hàng còn hạn
chế. Tỷ trọng tiền gửi các tổ chức kinh tế rất thấp, còn lại là toàn bộ vốn huy động từ dân cư do vậy giá vốn đầu vào cao. Hoạt động dịch vụ chủ yếu dựa vào các sản phẩn dịch truyền thông như thanh toán trong nước, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, …Cơ sở vật chất, mạng lưới còn mỏng, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
Tuy vậy với sự lãnh đạo và cố gắng hết mình của tập thể nhân viên đã đưa Chi nhánh đi vào hoạt động tốt những nhiệm vụ trọng tâm:
2.1.3.1Công tác huy động vốn.
Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng nguồn vốn huy đông 3065,46 100 3624,32 100 4278,12 100 1.Phân theo đối tượng KH
Tiền gửi doanh nghiệp 721,3 23,53 950,13 26,96 1012,41 25,45 Tiền gửi dân cư 2344,16 76,47 2574,19 73,04 3265,71 75,55 2.Phân theo thời gian
Tiền gửi không kỳ hạn 498,5 16,28 654,28 18,56 897,23 22,55 Tiền gửi có kỳ hạn 2566,96 83,72 2870,14 81,44 3180,89 77,45 3.Phân theo đơn vị tiền tệ
Tiền gửi Vnd 1998,32 69,32 2624,15 73,27 2901,58 74,85 TG bằng ngoại tệ quy đổi 967,14 31,6 1105,85 26,73 1376,54 25,15
Nguồn từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy
Nhìn chung tình hình huy động vốn tăng trưởng khá cao qua các năm 2007, 2008, 2009. Với mức tăng trưởng trong năm 2008 là 18,2%, năm 2009 là 18,03%. Chi nhánh Cầu Giấy đã đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong năm 2007 với quy mô nguồn vốn đạt 3065,42 tỷ đồng tăng 52,04% so với năm 2006, năm 2008 đạt 3624,32 tỷ đồng
tăng 16,3% so với năm 2007, năm 2009 đạt 4278,12 tỷ đồng tăng 17,5% so với năm 2008. Qua kết quả trên cho ta thấy sự nỗ lực của Chi nhánh trong công tác đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định.
Qua bảng số liệu cho ta thấy cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh hết sức đa dạng và phong phú, thể hiện:
- Theo đối tượng khách hàng: Nguồn vốn huy động thông qua tiền gửi của dân cư chiếm tới 75% tổng nguồn vốn huy động trong khi đó nguồn huy động của doanh nghiệp chỉ chiếm có 25% tổng nguồn huy động.
- Theo thời gian: nguồn vốn huy động thông qua các nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm 80% tổng nguồn vốn huy động trong khi nguồn tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm chưa tới 20% tổng nguồn vốn huy động.
- Theo đơn vị tiền tệ: Nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ (VND) chiếm khoảng 73% trong khi đồng ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 27% tổng nguồn vốn huy động.
2.1.3.2Nghiệp vụ cho vay và công tác xử lý nợ xấu.
Ngoài công tác huy động vốn, vấn đề phải sử dụng nguồn vốn huy động được như thế nào cho hiệu quả tạo ra thu nhập tối đa cho Chi nhánh đã được Chi nhánh hết sức chú ý và coi trọng. Công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn, bền vững.
Bảng 2.2 : Tình hình cho vay.
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Số tiền % Số tiền % Tăng Số tiền % Tăng
Tổng dư nợ 2884,32 100 3485,64 100 20 4045,5 100 16
1.Phân theo tgian
- Ngắn hạn 2511,9 87 2823,3 81 12 3043,4 76 8
- Dài hạn 375,35 13 662,27 19 76 961,08 24 45
- Quốc doanh 1588,0 55 1742,2 50 10 1801,6 45 3
- Ngoài QD 1299,2 45 1742,3 50 34 2202,8 65 26
3.Theo đơn vị tiền
- VND 2656,3 92 2788,5 80 5 2963,3 74 6
- Ngoại tệ quy dổi 230,98 8 697,12 20 202 1041,1 26 49 4.Theo ngành - Công nghiêp 288,73 10 697,12 20 141 400,45 10 -43 - Xây dựng 866,19 30 731,98 21 -15 1001,1 25 37 - Giao thông 0 139,42 4 200,22 5 44 - Thương nghiệp- 1588,0 55 1917,1 55 21 2402,7 60 25 - Khác 144,36 5 0 100 0 5.Theo chất lượng - Trong hạn 2864,2 99,2 3461,2 99,3 21 3976,4 99,4 15 - Quá hạn 23,098 0.8 24,399 0,7 6 28,031 0,6 15 6.Theo TSDB - Có TSDB 1896,9 65,7 2429,4 69,7 28 2803,1 70 15 - Không có TSDB 990,35 34,3 1091,0 31,3 10 1201,3 30 10
Nguồn từ báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
Dự nợ tín dụng đến cuối năm 2007 đạt 2882,32 tỷ đồng tăng 56% so với năm 2006, cuối năm 2008 là 3485,64 tỷ đồng tăng 20% so với cuối năm 2008, cuối năm 2009 là 4045,5 tỷ đồng tăng 16% so với cuối năm 2008.
Bảng 2.3 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
(nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy).
Với những chủ trương đúng đắn của ban lãnh đạo BIDV Cầu Giấy, hoạt động cho vay và đầu tư của Chi nhánh vẫn giữ được sự ổn định qua các năm 2007, 2008, 2009 bất chấp sự bất ổn và suy thoái toàn cầu. Cho vay ngắn hạn và dài hạn vẫn tăng đều qua các năm, điều này thể hiện Chi nhánh vẫn giữ được những khách hàng quen thuộc và có những khoản vay đảm bảo chất lượng tín dụng và nguồn thu cao.
Trong năm 2007 doanh thu đạt 297,0104 tỷ đồng tăng 43,6% so với năm 2006, năm 2008 đạt 406,2892 tỷ đồng tăng 36,79% so với năm 2007, năm 2009 đạt 437,8492 tỷ đồng tăng 8,26% so với năm 2008. Tốc độ giảm mạnh nhất trong các nhóm nguồn
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chi tiêu Giá trị 2007/2006 Giá trị 2008/2007 Giá trị 2009/2008
Thu lãi cho vay 125,7533 66,8% 181,3959 44,2% 200,088 10,3% Thu lãi TG nội bộ 161,217 59,3% 212,6387 31,9% 223,1691 4,9% Thu NV bảo lãnh 2,919 55,3% 3,99315 36,79% 4,83525 21,088% Thu DV thanh
toán 4,22415 46,2% 4,893 15,83% 5,1211 15,53%
Thu DV ngân quỹ 0,25305 29,8% 0,3318 31,12% 0,4557 37,34% Thu KD ngoại tệ 0,6825 65,9% 0,7875 15,38% 1,05315 33,73%
Thu khác 1,9614 72,4% 2,2491 14,66% 3,1269 39,028%
Tổng thu 297,0104 43.6% 406,2892 36,79% 437,8492 8,26%
Chi trả lãi tiền gửi 179,634 93,9% 226,5617 26,1% 262,9326 16% Chi lãi vay nội bộ 62,7795 16,4% 45,6351 -2.73% 31,9746 -30%
Chi quản lý 21,588 38% 27,4176 27% 29,6541 8,2%
Chi dịch vụ 669,9 -16% 634,2 -5% 735 15,9%
Chi khác 434,7 77,7% 334,95 -23% 340,2 1,6%
Tổng chi 265,1061 62,4% 300,5835 13,4% 325,6365 8,3%
thu là thu lãi nội bộ, với tốc độ giảm dần qua các năm là 59,3%, 31,9%, 4,9%. Do vậy ta thấy nguồn thu từ lãi vẫn là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu.
Mức chênh lệch thu chi của Chi nhánh trong năm 2007 là 166,8%, năm 2008 là 89,1% và năm 2009 là 36,2% - tốc độ giảm dần từ năm 2007 đến 2009. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã cắt giảm chi phí một cách có hiệu quả, đóng ghóp một phần quan trọng trong công tác hoàn thiện chức năm quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ.
1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
2.2.1 Quy trình tín dụng cho vay tiêu dùng áp dụng tại Chi nhánh.
• Tiếp nhận đề xuất tín dụng.
+ Phỏng vấn ban đầu.
Cán bộ phụ trách khách hàng cá nhân sẽ phỏng vấn khách hàng và xác định loại dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Tiếp đó, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn các tiêu chuẩn cho vay của BIDV Cầu Giấy, trong giai đoạn này cán bộ tín dụng có đủ các thông tin có chi tiết về khách hàng như: thu nhập, tài sản, tình trạng làm việc, … để ra quyết định có cho vay hay không. Nếu khách hàng có đủ điều kiện, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng về thủ tục làm hồ sơ vay vốn.
+ Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và phân tích tín dụng.
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, xem xét hồ sơ đã đúng yêu cầu chưa, sau đó trình lên trưởng phòng tín dụng. Nếu hồ sơ vay vốn trong thẩm quyền phê duyệt của mình, trưởng phòng sẽ quyết định và chuyển trả hồ sơ cho cán bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng. Nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền của trường phòng tín dụng thì hồ sơ được trình lên giám đốc Chi nhánh ra quyết định.
• Giải ngân.
Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt cho cán bộ tín dụng quản lý việc giải ngân cùng hướng dẫn cho việc giải ngân. Sau đó, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng và hẹn lịch giải ngân. Nếu trong trường hợp mọi thủ tục đã đảm bảo yêu cầu khách hàng sẽ được giải ngân luôn.
• Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ, xử lý phát sinh.
+ Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm:
- Theo dõi hoạt động của khách hàng.
- Theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
- Theo dõi và đánh giá tình hình, phát huy hiệu quả dự án, phương án và khả năng trả nợ.
+ Xử lý nợ phát sinh.
Trường hợp khách hàng không trả được nợ (gốc và lãi) đúng kỳ hạn đã thỏa thuận, cán bộ tín dụng xem xét đề xuất điều chuyển nợ, gia hạn nợ. Khi được phân loại là nợ xấu, toàn bộ khoản vay sẽ bị chuyển nợ quá hạn, bao gồm cả gốc và lãi sẽ được bàn giao cho bộ phận xử lý nợ xấu tại Chi nhánh.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tiếp nhận vốn vay và quá trình đánh giá và thẩm định TDTD tại chi nhánh BIDV Cầu Giấy.
2.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
2.3.1 Mua nhà, căn hộ, xây dựng sửa chữa và nâng cấp nhà.
• Điều kiện vay vốn:
Phỏng vấn Từ chối Cung cấp mẫu hồ sơ Không đạt Không đạt
Hoãn yêu cầu thêm thông tin
Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết Yêu cầu bổ sung thêm thông tin Đánh giá sơ bộ Đạt yêu cầu Kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng Đạt yêu cầu
Kiểm tra hồ sơ
Đạt yêu cầu
Chấp nhận hồ sơ
Chuyển sang quá trình thẩm định
tín dụng
Trình cấp có thẩm quyển
Khách hàng phải là người đứng tên hoặc sẽ đứng tên chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất được ngân hàng cho vay mua, xây dựng, trang trí, cải tạo nhà ở.
Có mức thu nhập đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn. Trường hợp khách hàng vay vốn và đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay thì phải có mức vốn tự có tham gia tối thiểu = 30% giá trị nhà, đất ở.
Cam kết bổ sung tài sản đảm bảo khi thu nhập của khách hàng thay đổi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
• Mức cho vay:
Tùy theo nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định quyết định mức cho vay cụ thể.
- Đối với khu vực nội thành của Hà Nội và TPHCM thì mức cho vay tối đa là 4 tỷ đồng.
- Đối với khu vực khác của thành phố trực thuộc trung ương thì mức cho vay tối đa là 2 tỷ đồng.
- Đối với nội thành của các thành phố khác và khu vực thị xã thì mức cho vay tối đa là 1 tỷ đồng.
- Các khu vực còn lại thì mức cho vay tối đa là 500 triệu đồng.
• Thời hạn cho vay: Tùy mục đích cho vay mà thời hạn tối đa là khác nhau:
- Đối với mục đích sửa chữa, cải tạo nhà ở và mua sắm nội thất: 5 năm.
- Đối với mục đích xây nhà mới: 7 năm.
- Đối với mục đích mua nhà chung cư cao cấp hay mua đất, xây dựng nhà ở theo quy hoạch hiện đại: 10 năm.
- Đối với mục đích mua nhà thuộc đô thị loại 1, biệt thự, nhà vườn, …: 15 năm.
• Phương thức cho vay.
Đối với khách hàng cá nhân: Khách hàng trực tiếp kí các thủ tục vay.
Đối với khách hàng là hộ gia đình: Những người đồng sở hữu phải trực tiếp kí thủ tục vay hay ủy quyền cho chủ hộ đại diện kí các thủ tục cho vay ngân hàng.
• Lãi suất cho vay.
Tùy thuộc thời gian vay mà mức lãi suất là khác nhau: Đối với khoản vay ngắn hạn thì sẽ áp dụng lãi suất cố định.
Đối với khoản vay từ trên 12 tháng thì sẽ áp dụng lãi suất thả nổi.
Lãi suất thả nổi = lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng + biên độ dao động.
2.2.2.2 Cho vay mua ô tô.
• Điều kiện vay vốn.
Ngoài những điều kiện cho vay được qui định tại qui chế cho vay của tổ chức tín dụng thì còn những điều kiện sau đây:
- bên vay phải đứng tên chủ thể sẽ trực tiếp sở hữu ô tô mà ngân hàng cho vay.
- Người vay phải có mức vốn tự có tham gia tối thiểu từ 30% đến 50% giá trị mua bán xe.
- Người vay phải có việc làm và thu nhập ổn định.
- Bên vay hiện không có dư nợ vay mua ô tô tại các tổ chức tín dụng khác.
• Mức cho vay: Tùy thuộc từng loại xe khác nhau
- Đối với xe của các nước G7: Cho vay tối đa = 70% giá trị xe.
- Đối với xe của Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Châu Âu khác: cho vay tối đa= 60% giá trị xe.
- Đối với các nhãn hiệu xe khác: Cho vay tối đa = 50% giá trị xe.
• Thời hạn cho vay.
- Đối với các loại xe thông thường, thời hạn cho vay tối đa không quá 5 năm.