Quy trình tín dụng cho vay tiêu dùng áp dụng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 30)

Tiếp nhận đề xuất tín dụng.

+ Phỏng vấn ban đầu.

Cán bộ phụ trách khách hàng cá nhân sẽ phỏng vấn khách hàng và xác định loại dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Tiếp đó, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn các tiêu chuẩn cho vay của BIDV Cầu Giấy, trong giai đoạn này cán bộ tín dụng có đủ các thông tin có chi tiết về khách hàng như: thu nhập, tài sản, tình trạng làm việc, … để ra quyết định có cho vay hay không. Nếu khách hàng có đủ điều kiện, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng về thủ tục làm hồ sơ vay vốn.

+ Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và phân tích tín dụng.

Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, xem xét hồ sơ đã đúng yêu cầu chưa, sau đó trình lên trưởng phòng tín dụng. Nếu hồ sơ vay vốn trong thẩm quyền phê duyệt của mình, trưởng phòng sẽ quyết định và chuyển trả hồ sơ cho cán bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng. Nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền của trường phòng tín dụng thì hồ sơ được trình lên giám đốc Chi nhánh ra quyết định.

Giải ngân.

Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt cho cán bộ tín dụng quản lý việc giải ngân cùng hướng dẫn cho việc giải ngân. Sau đó, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng và hẹn lịch giải ngân. Nếu trong trường hợp mọi thủ tục đã đảm bảo yêu cầu khách hàng sẽ được giải ngân luôn.

Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ, xử lý phát sinh.

+ Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm:

- Theo dõi hoạt động của khách hàng.

- Theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

- Theo dõi và đánh giá tình hình, phát huy hiệu quả dự án, phương án và khả năng trả nợ.

+ Xử lý nợ phát sinh.

Trường hợp khách hàng không trả được nợ (gốc và lãi) đúng kỳ hạn đã thỏa thuận, cán bộ tín dụng xem xét đề xuất điều chuyển nợ, gia hạn nợ. Khi được phân loại là nợ xấu, toàn bộ khoản vay sẽ bị chuyển nợ quá hạn, bao gồm cả gốc và lãi sẽ được bàn giao cho bộ phận xử lý nợ xấu tại Chi nhánh.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tiếp nhận vốn vay và quá trình đánh giá và thẩm định TDTD tại chi nhánh BIDV Cầu Giấy.

2.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.

2.3.1 Mua nhà, căn hộ, xây dựng sửa chữa và nâng cấp nhà.

Điều kiện vay vốn:

Phỏng vấn Từ chối Cung cấp mẫu hồ sơ Không đạt Không đạt

Hoãn yêu cầu thêm thông tin

Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết Yêu cầu bổ sung thêm thông tin Đánh giá sơ bộ Đạt yêu cầu Kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng Đạt yêu cầu

Kiểm tra hồ sơ

Đạt yêu cầu

Chấp nhận hồ sơ

Chuyển sang quá trình thẩm định

tín dụng

Trình cấp có thẩm quyển

Khách hàng phải là người đứng tên hoặc sẽ đứng tên chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất được ngân hàng cho vay mua, xây dựng, trang trí, cải tạo nhà ở.

Có mức thu nhập đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn. Trường hợp khách hàng vay vốn và đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay thì phải có mức vốn tự có tham gia tối thiểu = 30% giá trị nhà, đất ở.

Cam kết bổ sung tài sản đảm bảo khi thu nhập của khách hàng thay đổi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Mức cho vay:

Tùy theo nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định quyết định mức cho vay cụ thể.

- Đối với khu vực nội thành của Hà Nội và TPHCM thì mức cho vay tối đa là 4 tỷ đồng.

- Đối với khu vực khác của thành phố trực thuộc trung ương thì mức cho vay tối đa là 2 tỷ đồng.

- Đối với nội thành của các thành phố khác và khu vực thị xã thì mức cho vay tối đa là 1 tỷ đồng.

- Các khu vực còn lại thì mức cho vay tối đa là 500 triệu đồng.

Thời hạn cho vay: Tùy mục đích cho vay mà thời hạn tối đa là khác nhau:

- Đối với mục đích sửa chữa, cải tạo nhà ở và mua sắm nội thất: 5 năm.

- Đối với mục đích xây nhà mới: 7 năm.

- Đối với mục đích mua nhà chung cư cao cấp hay mua đất, xây dựng nhà ở theo quy hoạch hiện đại: 10 năm.

- Đối với mục đích mua nhà thuộc đô thị loại 1, biệt thự, nhà vườn, …: 15 năm.

Phương thức cho vay.

Đối với khách hàng cá nhân: Khách hàng trực tiếp kí các thủ tục vay.

Đối với khách hàng là hộ gia đình: Những người đồng sở hữu phải trực tiếp kí thủ tục vay hay ủy quyền cho chủ hộ đại diện kí các thủ tục cho vay ngân hàng.

Lãi suất cho vay.

Tùy thuộc thời gian vay mà mức lãi suất là khác nhau: Đối với khoản vay ngắn hạn thì sẽ áp dụng lãi suất cố định.

Đối với khoản vay từ trên 12 tháng thì sẽ áp dụng lãi suất thả nổi.

Lãi suất thả nổi = lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng + biên độ dao động.

2.2.2.2 Cho vay mua ô tô.

Điều kiện vay vốn.

Ngoài những điều kiện cho vay được qui định tại qui chế cho vay của tổ chức tín dụng thì còn những điều kiện sau đây:

- bên vay phải đứng tên chủ thể sẽ trực tiếp sở hữu ô tô mà ngân hàng cho vay.

- Người vay phải có mức vốn tự có tham gia tối thiểu từ 30% đến 50% giá trị mua bán xe.

- Người vay phải có việc làm và thu nhập ổn định.

- Bên vay hiện không có dư nợ vay mua ô tô tại các tổ chức tín dụng khác.

Mức cho vay: Tùy thuộc từng loại xe khác nhau

- Đối với xe của các nước G7: Cho vay tối đa = 70% giá trị xe.

- Đối với xe của Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Châu Âu khác: cho vay tối đa= 60% giá trị xe.

- Đối với các nhãn hiệu xe khác: Cho vay tối đa = 50% giá trị xe.

Thời hạn cho vay.

- Đối với các loại xe thông thường, thời hạn cho vay tối đa không quá 5 năm.

- Đối với xe của các nước G7, thời hạn cho vay tối đa có thể là 6 năm.

Lãi suất cho vay: Tùy thuộc vào thời hạn vay.

Với các khoản vay có thời hạn < 12 tháng thì áp dụng lãi suất cố định. Với các khoản vay có thời hạn >= 12 tháng thì áp dụng lãi suất thả nổi. Lãi suất thả nổi = lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng + biên độ dao động.

Ngoài 2 hình thức cho vay nói trên thì Chi nhánh BIDV Cầu Giấy còn cung cấp các sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu khác như: mua sắm các vật dụng trong gia đình (tủ lạnh, máy giặt, xe máy, …), du học, du lịch, giáo dục, …

Nhu cầu vay tiêu dùng là rất lớn tuy nhiên đối tượng được vay chủ yếu vẫn là các CBCNV Nhà nước bởi họ có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ, trong khi nhu cầu của các nhóm khách hàng khác là rất cao nhưng khó được đáp ứng bởi người lao động không ổn định về thu nhập, chỗ làm, … gây khó khăn trong việc thu nợ.

Nhu cầu được vay của CBCNV được qui định khá chặt chẽ:

- CBCNV có năng lực pháp luật và hành vi dân sự, được đơn vị công tác tuyển dụng trực tiếp chính thức.

- Có dự án làm kinh tế gia đình khả thi.

- Có thu nhập ổn định về tiền lương, trợ cấp hay thu nhập khác được trả thường xuyên trong suốt thời kỳ vay.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Thời gian vay.

- Không quá 36 tháng.

- Đối với CBCNV đang công tác tại các đơn vị đã thực hiện giao dịch chi trả thu nhập của CBCNV qua tài khoản tiền gửi của Chi nhánh thì thời hạn cho vay tối đa có thể là 60 tháng.

Mức cho vay: Tùy thuộc thu nhập thường xuyên, trung bình của khác hàng mà NHTM có thể xác định mức cho vay = 1/3 tổng thu nhập dự kiến của khách hàng.

Phương thức trả nợ: Khách hàng trực tiếp trả nợ = tiền hoặc chuyển khoản.

Phương thức vay.

- vay trực tiếp đến từng khách hàng.

- Vay thông qua người đại diện.

Phương thức cho vay.

- Cho vay từng lần: Sử dụng khi khách hàng giải trình trả nợ bằng nguồn thu nhập không thường xuyên (dự kiến thu từ bán tài sản, thu từ các khoản cho vay, …) hoặc khách hàng có tài sản đảm bảo được bên thứ 3 bảo lãnh. Theo phương thức này thì

nợ gốc sẽ được trả vào cuối kì, lãi trả hàng tháng và thời hạn cho vay tối đa là 12 tháng.

- Cho vay trả góp: Áp dụng trong trường hợp khách hàng trả nợ bằng nguồn thu nhập thường xuyên như lương, thưởng, tiền cho thuê tài sản, lãi kinh doanh, … hoặc khi khách hàng dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản đảm bảo. Theo phương thức này nợ gốc và lãi được cộng và chia đều cho các kì hạn trả nợ.

2.2.2.4 Hệ thống xếp hạng của khoản vay tiêu dùng tại BIDV Cầu Giấy.

Xếp hạng tín dụng tiêu dùng của BIDV Cầu Giấy thực hiện dựa trên 17 tiêu chí và được chia thành 4 nhóm:

-Nhóm 1 – Tài chính: bao gồm tiêu chí về thu nhập thường xuyên, ổn định của người vay và người cùng trả nợ.

-Nhóm 2 – Quan hệ tín dụng với ngân hàng: gồm các tiêu chí về tình hình trả nợ vay ngân hàng, cơ cấu nợ, dư nợ hiện tại cộng khoản vay dự kiến.

-Nhóm 3 – Tài sản đảm bảo: gồm các tiêu chí giá trị bảo hiểm, loại, thời gian xử lý của TSĐB, tổng vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo.

-Nhóm 4 – Phi tài chính: gồm trình độ học vấn, nghề nghiệp, chức danh, thời gian công tác hiện thời, tuổi, tình trạng gia đình, số người trực tiếp phụ thuộc.

Ngoài ra còn có 02 tiêu chí để cho điểm thưởng: Mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng và mua bảo hiểm nhân thọ. Mỗi tiêu chí giữ vai trò quan trọng nhất định trong quá trình thẩm định hồ sơ vay, chúng ảnh hưởng, bổ sung lẫn nhau. Theo nhận định của ngân hàng, trong 04 nhóm tiêu chí xếp hạng tín dụng tiêu dùng thì tiêu chí thuộc nhóm 1 và nhóm 2 giữ vai trò quan trọng hơn hết.

2.3 Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.2.3.1 Kết quả đạt được. 2.3.1 Kết quả đạt được.

Việc đánh giá mở rộng CVTD tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy được thể hiện tổng quát ở chỉ tiêu doanh số cho vay tiêu dùng.

Bảng 2.5: Doanh số CVTD tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy.

Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu doanh số

cho vay

2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Tăng (%) Số tiền % Tăng (%) HĐTD 2884,32 100 3485,64 100 120,85 4045,5 100 116,06

CVTD 59,13 2,05 74,94 2,15 126,7 101,14 2,5 134,96

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số CVTD năm 2007 là 59,13 tỷ đồng; doanh số năm 2008 là 74,94 tỷ đồng, tăng 126,7% so với năm 2007; doanh số năm 2009 là 101,14 tỷ đồng, tăng 134,96% so với năm 2008. Đây là sự gia tăng tương đối mạnh mẽ về doanh số CVTD của Chi nhánh, điều này thực sự thể hiện sự cố gắng trong hoạt động mở rộng CVTD của Chi nhánh. Tuy nhiên kết quả trên cũng chụi sự ảnh hưởng không nhỏ của tình hình kinh tế - xã hội trong những năm gần đây. Tuy năm 2008 tỷ lệ tăng trưởng CVTD thấp hơn so với năm 2009 là do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm đó, nhưng điều đó cũng thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ hoạt động CVTD trong năm 2009. Mặt khác nhìn vào bảng số liệu, tỷ trọng CVTD so với tổng dự nợ tín dụng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Cụ thể trong năm 2007 chiếm 2,05%; năm 2008 chiếm 2,15% ; năm 2009 chiếm 2,5%. Tỷ lệ này tăng chậm nguyên nhân chủ yếu cũng giống với doanh số CVTD nói trên.

Xét chỉ tiêu thứ hai để đánh giá hoạt động mở rộng CVTD tại Chi nhánh, đó chính là dư nợ CVTD.

Bảng 2.6 : Dư nợ CVTD tại Chi nhánh BIDV Cầu Giấy.

Đơn vị: tỷ đồng.

Chỉ tiêu dư nợ

2007 2008 2009

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

1. Cho vay CBCNV 11,83 20% 11,24 15% 17,19 17%

2. Cho vay thấu chi - - 0,75 1% 2,02 2%

3. Cho vay hỗ trợ nhà ở 26,61 45% 33,72 45% 50,57 50% 4. Cho vay cầm cố cổ phiếu phát hành lần đầu 13,01 22% 11,24 15% 7,08 7% 5. Cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá

2,96 5% 6,00 8% 8,09 8%

6. Cho vay mua ô tô 2,96 5% 7,49 10% 11,13 11%

7. Cho vay du học 1,77 3% 3,75 5% 4,05 4%

8. Cho vay xuất khẩu

lao động - - 0,75 1% 1,01 1%

Tổng 59,13 100% 74,94 100% 101,1 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh BIDV cầu Giấy.

Từ bảng số liệu ta thấy sự tăng lên đáng kể của dự nợ CVTD cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, được thể hiện rõ như sau:

Trong tổng dư nợ CVTD của Chi nhánh, dư nợ cho vay hỗ trợ mua nhà luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm từ 45% trở lên), còn sản phẩm cho vay xuất khẩu lao động hầu như không tăng trưởng (chiếm 1%). Do nhu cầu về nhà ở trong dân cư ngày càng tăng và nhất là trong xã hội phát triển, thu nhập người dân tăng, nhu cầu cuộc sống cao, dẫn đến nhu cầu vay ngân hàng để mua nhà, mua đất, sữa chữa nhà, … đều tăng và thường là với mức vay ngày càng cao. Còn sản phẩm cho vay hỗ trợ xuất khẩu lao động thì thường món vay nhỏ, mang lại hiệu quả không cao. Các sản phẩm khác như: cho vay CBCNV, thấu chi (tín chấp), vay mua ô tô, du học, … thì tăng trưởng cao do yêu cầu mức sống người dân ngày càng tăng cao. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề trên như sau:

sữa chữa nhà cửa và có TSĐB là nhà ở, đất ở. Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của BIDV Cầu Giấy có mức tăng trưởng khá mạnh trong tổng dư nợ CVTD: năm 2007 là 26,61 tỷ đồng; năm 2008 là 33,72 tỷ đồng, tăng 126,72% so với năm 2007; năm 2009 là 50,57 tỷ đồng, tăng 150% so với năm 2008. Đặc biệt chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ CVTD là do nhu cầu về nhà ở trong những năm gần đây tăng cao, đặc biệt trong năm 2007 thị trường nhà đất trở nên “nóng mạnh”, nguyên nhân chính của đợt tăng giá này là do thị trường chứng khoán Việt Nam tăng cao.

Trong tổng dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở, dư nợ cho vay mua chung cư chiếm 55%, có tài sản thế chấp chính là chung cư đó (còn gọi là tài sản hình thành từ vốn vay); dư nợ cho vay mua, sữa chữa nhà ở, đất ở đã có giấy chủ quyền chiếm 45%. Tài sản thế chấp là chung cư (là tài sản hình thành trong tương lai), đây cũng là tiềm ẩn rủi ro cho giá trị TSĐB của khoản vay bị giảm sút khi mà chất lượng hay giá cả thị trường nhà đất giảm, … Ngân hàng cần cân nhắc trong việc lựa chọn tài sản thế chấp là nhà chung cư nhằm hạn chế rủi ro trong việc phát mãi tài sản thu hồi nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.

-Cho vay hỗ trợ CBCNV tiêu dùng: Đây là một loại hình cho vay được đảm bảo từ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Cầu Giấy (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w