Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam (Trang 43 - 46)

II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty

2.1.Đẩy mạnh công tác điều tra nghiên cứu thị trường

Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường đã được công ty tiến hành song chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị trường để đưa ra những chính sách phù hợp. Công ty phải luôn dự báo được thị trường cùng với việc tiếp cận khách hàng để khảo sát, phân tích, đánh giá thị trường một cách đúng đắn nhằm giữ vững tính ổn định, tạo khả năng mở rộng thị trường. Muốn vậy, công ty cần có chính sách, kế hoạch bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường có chuyên môn, năng lực và khả năng phát triển, đánh giá chính xác tình hình biến động của thị trường. Để thực hiện tốt việc này, công ty nên lập một phòng marketing độc lập. Phòng này sẽ phối hợp với các phòng ban khác trong công ty cùng xây dựng kế hoạch sản xuất, phân phối và định giá bán sản phẩm nhằm giúp cho sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ một cách dễ dàng hơn.

Thị trường hiện nay của công ty bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Để nghiên cứu thị trường đạt kết quả cao, công ty cần tiến hành thu thập và xử lý thông tin của từng khu vực thị trường.

Đối với thị trường nước ngoài (chiếm hơn 80% sản lượng tiêu thụ), công ty có khá nhiều bạn hàng như: Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Tây Âu... và quan hệ chủ yếu của công ty với các bạn hàng này sẽ là nhận sản xuất theo đơn đặt hàng. Do vậy công tác nghiên cứu thị trường của công ty còn bị coi nhẹ. Chính vì vậy, khi muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở những thị trường lớn nhưng lại khó tính như Mỹ, Úc... công ty cần phải nắm vững những hạn chế cũng như khả năng vốn có của hệ thống thương mại quốc tế.

Trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài, công ty sẽ gặp phải những hạn chế thương mại rất khác nhau. Hạn chế phổ biến nhất là thuế mà chính phủ nước ngoài đánh giá cao những hàng hoá được nhập khẩu vào nước mình hay còn gọi là biểu thuế quan. Ngoài ra, công ty có thể sẽ vấp phải những hạn ngạch nhập khẩu môi trường văn hoá, chính trị, pháp luật... của từng quốc gia. Sự bất đồng về ngôn ngữ, lối sống, văn hoá , chính trị gây rất nhiều khó khăn cho công tác nghiên cứu thị trường. Vì

Để công tác thu thập thông tin được thuận lợi, công ty cần duy trì và tạo mối quan hệ công tác với cơ quan thương mại trong nước và nước ngoài như: Bộ thương mại, bộ ngoại giao, các tổ chức và cơ quan thương mại để qua đó sẽ thu thập được các thông tin hữu ích. Đó là những thông tin có giá trị hết sức cần thếit và quan trọng trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng với các đối tác. Việc thu thập thông tin đầy đủ chính xác sẽ giúp công ty nắm bắt được các thông tin về các mặt hàng của đối thủ cạnh tranh như: giá cả, hàng hoá, chương trình khuyến mãi, phân phối... để từ đó có chính sách kế hoạch cụ thể để có thể chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Đồng thời qua đó, công ty sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc nhập khẩu công nghệ mới cũng như nguyên vật liệu cho sản xuất.

Đối với thị trường trong nước, công ty cần quan tâm đến xu hướng thẩm mỹ của người tiêu dùng. Vì đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, trình độ dân trí ảnh hưởng rất lớn đến thị hiếu lối sống của họ do sự giao lưu hội nhập của các nền văn hoá trên thế giới. Đây là vấn đề mà công ty cần nghiên cứu kỹ để dự đoán và phát hiện được đặt ra mục tiêu giúp cho việc hoạch định chiến lược tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn.

Để công tác nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao, công ty cần có sự phân đoạn thị trường, tức là có thể chia thị trường nội địa ra thành các vùng như: thành phố, nông thôn, đồng bằng, miền núi... Các cán bộ nghiên cứu thị trường cần phải nghiên cứu mức sống, phong tục tập quán của từng vùng để có kế hoạch tung ra những sản phẩm phù hợp.

Nguồn thông tin có thể thu thập bằng các hình thức theo dõi, thống kê chủng loại, kích thước, màu sắc mẫu mã theo từng thời điểm, từng vùng qua các đại lý cua công ty. Hoặc có thể mua thông tin về hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh thông qua các đại lý của họ.

Nghiên cứu mẫu mã, giá cả, chất lượng của các sản phẩm nhập ngoại cùng loại với sản phẩm của công ty đang được tiêu thụ trên thị trường nước ta để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu của nó, từ đó có phương hướng cải tiến sản phẩm của mình để có thể cạnh tranh được trên thị trường. Đồng thời tìm hiểu về phương thức bán hàng, cách phục vụ khách hàng áp dụng vào điều kiện thực tế của công ty mình để lựa chọn

Ngoài ra, công ty có thể lấy ý kiến của khách hàng qua những lần hội nghị khách hàng. Qua đây sẽ tìm ra biện pháp giải quyết những khó khăn, thắc mắc của khách hàng đồng thời thể hiện được sự quan tâm của công ty tới lợi ích của khách hàng. Sau khi đã thu thập được thông tin, công ty sẽ tiến hành thành từng loại như: thông tin về ý kiến khách hàng, thông tin về nhu cầu thị trường, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó xử lý chính xác từng loại thông tin nhằm giúp sản phẩm tiêu thụ được dễ dàng hơn. Việc xử lý các thông tin chính là lựa chọn thị trường để có thể đưa ra các quyết định phù hợp về chất lượng, giá cả cũng như quy mô phân phối thị trường của từng sản phẩm. Chẳng hạn như giá cả ở khu vực nông thôn, phải thấp hơn giá cả ở thành thị, khách hàng thường xuyên, khách hàng mới thì phải có chính sách giá mềm hơn.

Hiện nay, vẫn còn một số thị trường lớn mà sản phẩm của công ty chưa có mặt như thị trường Châu Phi, Trung Mỹ... Để có thể thâm nhập vào 2 thị trường này công ty tiến hành một số biện pháp như:

- Lựa chọn những nước có nền chính trị ổn định và có quan hệ thương mại với nước ta .

- Thu thập thông tin về thị trường thông qua bộ thương mại và đại sứ quán của ta ở nước đó.

Tiếp xúc giữa công ty với sứ quán hoặc cơ quan đại diện, thông qua đó có thể thu nhận thêm thông tin về thị trường, gửi tặng phẩm chào hàng giới thiệu sản phẩm và công ty. Trên cơ sở đó gây dựng thêm những khách hàng trong tương lai. Để tiến hành được biện pháp này, công ty nên thành lập phòng Marketing độc lập vì công ty chưa có phòng này để thu thập xử lý và đưa ra chính sách Marketing nằm trong phòng kế hoạch thị trường được nhanh chóng và có sự thống nhất trong kinh doanh. Để thành lập phòng Marketing công ty cần tuyển thêm 3 người trong đó 2 người được bổ sung thêm vào đội ngũ thu thập thông tin, 1 người chuyên phụ trách xử lý thông tin thu thập được.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam (Trang 43 - 46)