Đối với sản phẩm may mặc

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam (Trang 46 - 47)

II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty

2.2.1.Đối với sản phẩm may mặc

Với cơ cấu sản phẩm của công ty là sản phẩm bán trực tiếp và sản phẩm gia công đặt hàng, vậy nên giải pháp đưa ra mức giá phù hợp cũng cần phải được thực hiện trên cả 2 phương thức đó.

* Giải pháp về giá đối với sản phẩm gia công đặt hàng của công ty

Sản phẩm gia công chiếm tới 80% tổng số sản phẩm sản xuất ra của công ty đó là các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, EU, Mỹ... Trong đó Đài Loạn và Hồng Kông chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Sản lượng dự kiến theo thị trường từ năm 2008-2010 của công ty được thể hiện như sau:

Bảng 19: Dự báo số lượng gia công theo cơ cấu thị trường từ 2008-2010 của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam

Đơn vị tính: Sản phẩm

STT Thị trường Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Thị trường Hồng Kông 226,386 240,300 241,488

2 Thị trường Đài Loan 226,386 228,750 228,000

3 Thị trường EU 1,358,316 506,328 120,600

4 Thị trường Mỹ 1,361,544 180,552 192,600

5 Thị trườngNhật, Hàn Quốc 633,876 65,760 66,240

Có thể thấy rằng sự thay đổi sản lượng ở các thị trường qua các năm là khác nhau. Thị trường Hồng Kông và Đài Loan có sự thay đổi khá lớn và các sản phẩm chủ yếu là hàng dệt kim (áo Tshirt, Poloshirt). Thị trường EU và Nhật, Hàn Quốc thì thị phần còn ít vì đây là thị trường khó tính. Riêng Mỹ là 1 thị trường mới đầy tiềm năng nên sản lượng dự kiến qua các năm của công ty ở thị trường này sẽ không ngừng tăng lên và có mức độ tăng mạnh nhất so với các thị trường khác.

Từ những lý do trên công ty cần đưa ra một mức giá phù hợp với từng khách hàng ở mỗi thị trường để vừa giữ được những khách hàng truyền thống, vừa thu hút được các khách hàng tiềm năng nhằm tăng sản lượng sản xuất về doanh thu cho công ty.

* Giải pháp về giá đối với sản phẩm sản xuất trực tiếp của công ty

Với thực trạng sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty, sự thay đổi về giá sản phẩm chỉ nên nhằm vào những thị trường mới có tiềm năng khai thác cao, còn đối với những thị trường truyền thống và đang hoạt động tốt thì nên giữ mức giá ổn định.

Cụ thể là:

+ Đối với thị trường Hồng Kông, Đài Loan là những thị trường đã làm ăn với công ty lâu dài, mức giảm giá đã được công ty xâm nhập từ trước. Vì vậy nên áp dụng giảm giá với những thị trường này, chúng ta sẽ dễ lâm vảo tình trạng thu không đủ chi. Mà ở đây chúng ta cần có những phương pháp xúc tiến bán hàng hợp lý để làm cho sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng.

+ Đối với thị trường Mỹ: đây là một thị trường đầy hấp dẫn vì vậy cần phải áp dụng giải pháp giá với thị trường này Giá một số sản phẩm xuất khẩu trực tiếp vào thị trưòng Mỹ hiện nay là:

Áo Poloshirt:2,8$ Áo Tshirt: 3,5$

Dự kiến sẽ giảm giá như sau:

Hàng Poloshirt giảm từ 2,8$ xuống còn 2,78$ Hàng Tshirt giảm từ 3,5$ xuống còn 3,25$

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Đức Nam (Trang 46 - 47)