Chế độ tỷ giá cố định

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về điều hành tỷ giá của Ngân hàng Trung ương Việt Nam (Trang 25 - 26)

I. Các chế độ tỷ giá

2.Chế độ tỷ giá cố định

Một quốc gia thi hành chế độ tỷ giá cố định tức là neo đồng tiền của mình vào vàng, vào một đồng tiền nào đó hoặc một nhóm các đồng tiền. Sự duy trì chế độ tỷ giá cố định hết sức khó khăn, nó đôi khi đòi hỏi tiềm lực rất lớn từ phía chính phủ. Nhìn chung, khi có sức ép giảm giá nội tệ, chính phủ sẽ tung dự trữ ngoại tệ ra bán trên thị trờng ngoại hối. Việc làm này dẫn đến sự thu hẹp mức cung nội tệ và tăng cung ngoại tệ từ đó ổn định đợc tỷ giá. Tơng tự nh vậy, khi có dấu hiệu làm tăng giá nội tệ, chính phủ sẽ bán đồng nội tệ để thu ngoại tệ và kết quả sẽ là ổn định đợc tỷ giá.

Trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải can thiệp trên thị tr- ờng ngoại hối để duy trì tỷ giá biến động xung quanh tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã đợc định trớc. Nh vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ nhằm giới hạn sự biến động của tỷ giá trong biên độ đã định. Để tiến hành can thiệp trên thị trờng ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định. Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiền khác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể đợc thả nổi với đồng tiền này nhng lại đợc neo cố định với một đồng tiền khác. Ví dụ, giá trị của đồng Peso Argentina đợc thả nổi với đồng Franc Pháp nhng lại chính thức neo cố định với đô la Mỹ.

Chế độ tỷ giá cố định cũng có tác động cả mặt tích cực, lẫn mặt không tích cực đến quá trình phát triển kinh tế.

Một mặt, chế độ tỷ giá cố định tạo thuận tiện cho việc tham gia kinh doanh và các giao dịch tài chính. Tỷ giá luôn cố định trong suốt thời gian

kể từ khi tính toán bắt đầu giao dịch, cho đến khi kết thúc giao dịch, giảm bớt rủi ro về kinh tế, nh vậy thúc đẩy đầu t và thơng mại quốc tế.

Mặt khác, tỷ giá cố định trong thời gian dài thờng không thể phản ánh đúng sức mua thực tế của đồng tiền đó tại nhiều thời điểm, từ đó kéo theo những hệ quả tiêu cực của việc định giá kéo dài quá cao hoặc quá thấp giá trị đồng nội tệ, mà cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực vừa qua là minh chứng điển hình. Hơn nữa, dù là chế độ tỷ giá cố định, song rủi ro tỷ giá vẫn không đợc loại trừ, do sự điều chỉnh tỷ giá của Nhà nớc thờng diễn ra bí mật, dễ làm phát sinh nạn đầu cơ ngoại tệ, phát triển thị trờng chợ đen, gây mất ổn định tiền tệ, buộc NHTW phải can thiệp thị trờng bằng một khoản dự trữ quốc gia đáng kể nhằm giữ giá đồng tiền, (cũng chính vì thế mà NHTW cần thiết phải duy trì một mức nhất định về dự trữ ngoại hối, khiến chi phí về quản lý tài sản sẽ lớn).

Khi sức ép giảm giá nội tệ tăng, trong khi dự trữ ngoại tệ hạn chế, muốn duy trì đợc tỷ giá cố định thì chính phủ buộc phải làm một hay đồng thời các giải pháp sau đây:

- Vay nợ nớc ngoài, biện pháp này có hiệu quả tức thời vì nó làm tăng cung ngoại tệ, nhng rõ ràng về mặt dài hạn nó lại dẫn đến một luồng ngoại tệ ra lớn hơn (cả vốn lẫn lãi) với tất cả những hệ quả tiêu cực khác kèm theo.

- Thực hiện chính sách ngoại hối thắt chặt, giảm chi tiêu Nhà nớc, tăng thuế, kiểm soát giá cả và tiền lơng... Kết quả tất yếu là làm giảm động lực tăng trởng nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về điều hành tỷ giá của Ngân hàng Trung ương Việt Nam (Trang 25 - 26)