Phá giá tiền tệ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về điều hành tỷ giá của Ngân hàng Trung ương Việt Nam (Trang 31 - 32)

II. Hoạt động điều hành tỷ giá của NHTW

2.4.Phá giá tiền tệ

2. Các hình thức can thiệp của NHTW

2.4.Phá giá tiền tệ

Trong những điều kiện của cuộc đấu tranh về kinh tế, chính trị của các nớc vì thị trờng ngoài nớc, cũng nh trong những điều kiện mức độ lạm phát rất khác nhau ở các nớc đã phát sinh vấn đề cần thiết phải xem xét lại tỷ giá tiền tệ của nớc này hoặc nớc khác.

Trong tình trạng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng ngoại hối, khi mà sức mua của tiền tệ giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của nó, khi mà trong suốt thời gian dài tỷ giá hối đoái biến động mạnh thì vấn đề xác định lại tỷ giá hối đoái là điều không thể tránh khỏi. Song “phải phá giá tiền tệ lúc nào, mức độ ra sao” lại phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của từng quốc gia. Ngày nay, phá giá tiền tệ đã trở thành một chính sách kinh tế, tài chính của các chính phủ để tác động đến tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế.

Phá giá tiền tệ có thể hiểu là sự đánh sụt sức mua của tiền nớc mình so với ngoại tệ hay nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.

Ví dụ tháng 12–1971, đô la phá giá 7,89%, tức là giá của một bảng Anh tăng từ 2,40 USD lên 2,605 USD hay là sức mua của USD giảm từ 0,416 GBP còn 0,383 GBP.

- Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, hạn chế nhập khẩu hàng hoá, do đó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân Ngoại thơng, nhờ vậy góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

- Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng nh chuyển tiền ra ngoài nớc, do đó làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu ngoại hối, nhờ đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.

- Khuyến khích du lịch vào trong nớc, hạn chế du lịch ra nớc ngoài. Nh vậy quan hệ cung cầu ngoại hối bớt căng thẳng.

- Cớp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền bị phá giá trong tay

Tác dụng chủ yếu của biện pháp phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện tình hình của cán cân ngoại thơng.

Ví dụ: do kết quả phá giá bảng Anh 14,3% tháng 11–1967 nên trong năm 1968-1969 sự thiếu hụt của cán cân ngoại thơng của nớc Anh đã giảm đi rõ rệt và trong hai năm 1970-1971 cán cân ngoại thơng của Anh đã d thừa 12 triệu bảng Anh và 285 triệu bảng Anh.

Tuy vậy, tác dụng cải thiện cán cân ngoại thơng có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nớc tiến hành phá giá tiền tệ và năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của nớc đó.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về điều hành tỷ giá của Ngân hàng Trung ương Việt Nam (Trang 31 - 32)