Đánh giá về dịch vụ thẻ TDQT tại NHNTVN

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 60)

2.3.1 Thành tựu đạt được những năm vừa qua

Là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ, 15 năm vừa qua ngân hàng đã gặt hái được không ít thành công trong lĩnh vực dịch vụ mới mẻ này. Đặc biệt trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT , NHNT đã trở thành một “đại gia” trong cả nước. Cụ thể như sau:

2.3.1.1 Thị phần

 Phát hành

NHNT là thành viên của 2 tổ chức thẻ quốc tế lớn là Visa và Master International, lại được độc quyền phát hành thẻ Amex, NHNT hầu như có những lợi thế mà nhiều ngân hàng mong muốn.

NHNT hiện chiếm 36% thị phần phát hành thẻ TDQT trên thị trường Việt Nam, thể hiện trên biểu đồ sau:

Biểu đồ 7: thị phần phát hành thẻ TDQT

VCB ACB EXB ANZ

Với uy tín và những danh hiệu đạt được, cho tới nay, NHNT vẫn giữ vị trí hàng đầu trong thanh toán thẻ TDQT. Là ngân hàng duy nhất thưc hiện thanh toán cả 5 loại thẻ TDQT với chất lượng dịch vụ tốt, trang thiết bị hiện đại, NHNT hiện chiếm 54% thị phần thanh toán thẻ của cả nước. Cụ thể như sau:

Biểu đồ 7: thị phần thanh toán thẻ TDQT

VCB ACB EXB ICB các NH khác

2.3.1.2 Cơ sở hạ tầng

Hiện nay, NHNT được đánh giá là ngân hàng hiện đại nhất Việt Nam với công nghệ thanh toán và quản lý chung đạt chuẩn mực quốc tế. Mạng lưới truyền dữ liệu giữa ngân hàng và các đơn vị chấp nhận thẻ đã được nâng cấp, sử dụng giao thức TCP/IP; các máy EDC được phát triển nhiều tính năng mới. Phần mềm quản lý Sema Card hoạt động tương đối ổn định hỗ trợ xử lý thẻ on- line...

2.3.2 Hạn chế & nguyên nhân

Trong suốt thời gian triển khai, tuy NHNTVN đã gặt hái nhiều thành công nhưng những con số nêu trên vẫn chưa phải là cái đích mà ngân hàng cần đạt tới. Hiện nay, 90% các khoản chi tiêu cá nhân vẫn thanh toán bằng tiền mặt. Thẻ vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Trước mắt, ngân hàng còn một số hạn chế

cần phải khắc phục nhằm đưa kết quả lên một mức mong muốn. Không chỉ khuyến khích các thế mạnh, ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng đã mạnh dạn nhìn nhận những hạn chế để đề ra đường lối khắc phục cho tốt hơn. Cụ thể những hạn chế trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT của NHNT như sau:

2.3.2.1 Đối tượng sử dụng thẻ TDQT còn hạn hẹp

Cho tới hiện nay, chủ yếu những người sử dụng thẻ TDQT là những người có thu nhập cao trong xã hội, những người hay đi công tác ở nước ngoài, người nước ngoài tới Việt Nam hoặc một số cán bộ trong ngành. Việc sử dụng thẻ TDQT trong thanh toán vẫn chưa thực sự là phổ biến trong toàn xã hội, thậm chí có thể nói là khá xa lạ với thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam. Việc nghiên cứu thị trường cho thấy một số nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên như sau:

 Nguyên nhân đầu tiên phải kể tới là nguyên nhân chủ quan từ phía NHNT. Cụ thể là:

• Chưa triển khai tốt các hoạt động marketing

Tuy có triển khai các hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường nhưng NHNT vẫn chưa đưa ra những chiến lược mang tầm tổng thể cho cả hệ thống. Việc phân đoạn thị trường và xác định thị trường và phát triển sản phẩm mục tiêu cho từng đoạn thị trường còn hạn chế. Ngoài ra, việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm cũng chưa được phổ biến rộng rãi đến từng người dân - những khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

• Hạn mức tín dụng cao

Đối với thẻ TDQT mà NHNT phát hành, hạn mức tín dụng tối thiểu là 10 triệu đồng. Trong khi đó, mức chi tiêu trung bình của một người dân Việt Nam hiện nay thấp hơn rất nhiều so với con số này. Vô hình chung,

hạn mức tín dụng này chỉ giới hạn những người sử dụng thẻ là những người giàu có.

• Chủ thẻ phải trả phí thường niên khá cao như sau

Master và Visa Card American Express

-Thẻ vàng: Thẻ chính: 200.000VND Thẻ phụ: 100.000VND -Thẻ chuẩn: Thẻ chính: 100.000VND Thẻ phụ: 50.000VND -Thẻ vàng: Thẻ chính: 600.000VND Thẻ phụ: 500.000VND -Thẻ chuẩn: Thẻ chính: 400.000VND Thẻ phụ: 300.000VND

Người dân với thu nhập như hiện nay thì việc chi trả cho những khoản phí này quả là khó khăn. Ngoài ra, chủ thẻ còn phải trả một số loại phí khác, chưa kể phí phát hành. Điều này làm cho người dân càng ưa chuộng chi tiêu bàng tiền mặt hơn.

• Mức ký quỹ/bảo đảm cao

Để sở hữu một tấm thẻ TDQT, nếu không được bảo lãnh, khách hàng phải thế chấp tại ngân hàng một khoản tiền khá lớn. Khoản tiền này được giữ tại ngân hàng trong suốt quá trình khách hàng sử dụng thẻ mà không dùng để chi trả cho các khoản chi tiêu. Giá trị thế chấp phải bằng 125% so với hạn mức tín dụng của khách hàng. Như vậy, để được chi tiêu 1 khoản tiền, khách hàng phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn hơn tới 25%. Dù khoản tiền ký quỹ đó được ngân hàng trả lãi nhưng khách hàng vẫn cảm thấy ái ngại.

 Nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp đang phát triển, đi lên từ một xuất phát điểm thấp, nên việc sử dụng các hoạt động dịch vụ, nhất là những dịch vụ hiện đại còn chưa nhiều. Mặt khác, phần đông người dân

vẫn giữ thói quen tích trữ tiền mặt, sử dụng tiền mặt để thanh toán cho những chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí những khoản lớn như mua xe, mua nhà,….Đây là một thói quen khó bỏ đối với người dân, nhất là trong điều kiện hiện nay, thị trường Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng thanh toán bằng tiền mặt.

 Ở nước ta hiện nay, trình độ nhận thức của người dân về các loại hình dịch vụ hiện đại nói chung, dịch vụ thẻ TDQT nói riêng còn thấp. Người ta chưa được nhận thức đầy đủ về những lợi ích của việc dùng thẻ trong thanh toán, cho nên họ chưa quan tâm tới lĩnh vực này. Nhiều người có thu nhập khá cao, thường xuyên đi mua sắm ở những tiệm lớn, nhà hàng, khách sạn, nhưng họ vẫn thanh toán bằng tiền mặt mà không nhận thấy bất lợi của việc mang một chiếc ví dày cộm tiền. Thậm chí nhiều đơn vị chấp nhận thẻ còn bắt khách hàng chịu phần phí thanh toán bằng thẻ, khiến cho khách hàng ngại sử dụng thẻ.

 Thực tế, mức thu nhập của nước ta vẫn còn thấp, chỉ khoảng gần 20% dân cư có thu nhập cao. Trong khi đó, chủ thẻ hàng tháng ngoài khoản tiền đã chi tiêu, còn phải thanh toán một số khoản phí kèm theo nhất định. Đối với những người có thu nhập hạn chế, việc làm này có phần “lãng phí”. Hơn nữa, những khoản chi tiêu của họ chủ yếu ở những nơi ít sử dụng thanh toán bằng thẻ tín dụng, nên họ càng không cần dùng đến thẻ.

2.3.2.2 Số lượng và chất lượng các điểm chấp nhận thẻ chưa cao

Cho tới hiện nay, NHNT đã có tới gần 5000 đơn vị chấp nhận thẻ trên cả nước. Chủ yếu các đơn vị chấp nhận thẻ này đặt tại các thành phố lớn, những điểm du lịch, nơi có nhiều khách nước ngoài qua lại. Trong khi đó với số dân thành thị gần 20 triệu thì số lượng đơn vị chấp nhận thẻ như vậy quả là còn ít. Sự ít ỏi này làm cho người dân ít được tiếp cận với phương tiện thanh toán mới

mẻ này, dẫn đến việc họ giữ thói quen tiêu tiền mặt. Hơn nữa, hầu hết các đơn vị chấp nhận thẻ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, hàng không và một số ở các khu buôn bán có nhiều người nước ngoài qua lại. Lý do vì phần lớn các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ còn nặng thói quen thanh toán bằng tiền mặt. Thậm chí nhiều đơn vị chấp nhận thẻ sử dụng máy thanh toán thẻ như một biện pháp bất đắc dĩ, khi khách hàng không đủ tiền mặt để trả. Hơn nữa, các đơn vị chấp nhận thẻ ngại sử dụng máy thanh toán thẻ vì họ phải trả phia cho mỗi giao dịch. Những lý do trên làm các đơn vị chấp nhận thẻ chưa thực sự mặn mà với việc thanh toán bằng thẻ TDQT, cũng có nghĩa là làm giảm hiệu quả của công tác mở rộng hoạt động thanh toán thẻ của NHNT.

2.3.2.3 Công nghệ thanh toán thẻ TDQT chưa cao

Thanh toán bằng thẻ TDQT là một loại hình dịch vụ hiện đại, tuy không còn mới mẻ nhưng hàm lượng công nghệ chứa trong nó rất cao. Công nghệ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ngành dịch vụ này. NHNT đã triển khai hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá hiện đại, nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất là khi khối lượng giao dịch quá lớn, hệ thống máy tính không đáp ứng được nhu cầu, dễ xảy ra sự cố hoặc thất lạc thông tin. Đây là một nhân tố làm cho khách hàng không yên tâm khi sử dụng thẻ TDQT trong thanh toán. Nguyên nhân của vấn đề này đến từ nhiều phía. Nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề vốn đầu tư. Hầu như ngân hàng phải tự bỏ ra mọi chi phí vì nguồn hỗ trợ từ các tổ chức thẻ quốc tế là rất ít.

2.3.2.4 Nhiều rủi ro

Thanh toán bằng thẻ là một phương thức thanh toán hiện đại, văn minh, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì khả năng gặp rủi ro càng lớn. Vì thanh toán bằng thẻ là một phuơng thức chứa đựng hàm lượng công nghệ cao nên những rủi ro của nó cũng thường đến bằng những phương thức áp dụng công nghệ cao. Dù đã có nhiều biện pháp

phòng ngừa, nhưng NHNT vẫn không tránh khỏi những rủi ro, gây tổn thất không nhỏ. Thông thường những rủi ro này có những nguyên nhân sau:

- Các cơ sở chấp nhận thẻ cố tình gian lận, in tăng số biên lai giao dịch để chiếm khoản tiền chênh lệch.

- Khách hàng sử dụng thẻ giả, thẻ hết hạn, mà đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra hoặc biết nhưng thông đồng, bao che cho tội phạm. Đây là rủi ro khó quản lý nhất không chỉ riêng với NHNT hiện nay. - Hệ thống pháp lý chưa chặt chẽ, chưa đủ sức bảo vệ cho những người

tham gia lĩnh vực này.

- Hệ thống trang thiết bị và công tác bảo mật của ngân hàng chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán hiện nay.

Chương III

MỞ RỘNG DỊCH VỤ THẺ TDQT TẠI NHNTVN

3.1 Định hướng mở rộng dịch vụ thẻ TDQT tại NHNTVN 3.1.1 Thuận lợi

Tuy là một ngành dịch vụ mới mẻ ở Việt Nam nhưng dịch vụ thẻ, đặc biệt là htẻ TDQT hiện có khá nhiều thuận lợi.

Thứ nhất, nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây tăng trưởng với tốc

độ khá cao, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, năm 2005 GDP bình quân đạt 640USD/người/năm. So với các nước phát triển, đây là con số khiêm tốn nhưng với nước ta đây là một con số đáng mừng. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn và không còn bó hẹp trong phạm vi hàng hoá thiết yếu nữa. Vì vậy, nhu cầu thanh toán bằng thẻ đang gia tăng.

Thứ hai, ngành công nghệ thông tin và các cơ ở hạ tầng của nước ta ngày

càng phát triển mạnh, tạo nền tảng cho việc phát triển những ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại, trong đó có dịch vụ thẻ.

Thứ ba, chúng ta đang trong tiến trình hội nhập nên yêu cầu thanh toán bằng

thẻ TDQT được đặt ra, không chỉ để phục vụ cho những người nước ngoài ở Việt Nam mà còn phục vụ cho những người Việt Nam học tập và công tác ở nước ngoài.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước đã và đang tạo nhiều điều kiện cho các ngân

hàng đầu tư phát triển dịch vụ mới thông qua chiến lược đưa công nghệ vào ngành ngân hàng. Thẻ TDQT từ đó cũng nhận được những động lực đáng kể.

Thứ năm, Việt Nam là một thị trường khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

nước ngoài, điều này góp phần khuyến khích các tổ chức thẻ quốc tế đầu tư quảng bá thương hiệu của mình.

3.1.2 Thách thức

Bên cạnh những những thuận lợi trên, ngành dịch vụ thẻ, đặc biệt là thẻ TDQT cũng gặp không ít thách thức đòi hỏi các ngân hàng cần phải nỗ lực để vượt qua.

Thứ nhất, tình hình kinh tế - chính trị quốc tế đang biến động khó lường, gây

ảnh hưởng không nhỏ tới nền tài chính thế giới. Ngành ngân hàng nói chung, dịch vụ thẻ nói riêng cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng này.

Thứ hai, môi trường kinh tế - xã hội nước ta cũng không thực sự thuận lợi.

Tuy những năm vừa qua, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ khả quan nhưng có dấu hiệu chững lại. Thị trường thẻ trong nước chưa sôi động, người dân chủ yếu sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Hơn nữa, chất lượng của dịch vụ chưa cao, các tiện ích khi dùng thẻ TDQT chưa đa dạng, phong phú, chưa hấp dẫn được khách hàng.

Thứ ba, môi trường pháp lý trong nước chưa thực sự tạo điều kiện cho các

ngân hàng và như bảo vệ người sử dụng thẻ. Hệ thống văn bản pháp lý còn lỏng lẻo, khái quát, chưa quy định cụ thể cho từng loại nghệp vụ, mà chỉ mới quy định chung cho hoạt động thanh toán thẻ.

Thứ tư, Việt Nam đang trên con đường gia nhập Khu vực mậu dịch tự do

Đông Nam Á AFTA và tổ chức Thương mại thế giới WTO. Khi đó, các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài cũng được quyền kinh doanh trong thị trường thẻ Việt Nam. Với uy tín và bề dày kinh nghiệm, những ngân hàng nước ngoài đó sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh khá lớn đối với các ngân hàng trong nước.

3.1.3 Định hướng

Trong tình hình hiện nay, nhận thức được những thế mạnh và điểm yếu của mình, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có những định hướng cho nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ TDQT như sau:

3.1.3.1 Phát triển sản phẩm mới

NHNT đang trong quá trình đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, bao gồm dịch vụ thẻ TDQT. Vừa qua, ngân hàng đã cho ra một số sản phẩm thẻ TDQT mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

 Thẻ liên kết: là sản phẩm của việc liên kết giữa các tổ chức thương mại lớn trong nước với NHNT, nhằm tận dụng những lợi thế vè khách hàng của cả 2 phía. Một số loại thẻ TDQT liên kết là: Amex Blue box (VCB liên kết với Vietnam Airlines); Visa Bông sen vàng (VCB liên kết với Vietnam Airlines); …

 Thẻ thông minh: hiện nay tại Việt Nam chưa phát hành và thanh toán thẻ thông minh, nhưng NHNT đang cân nhắc việc này. Đây là loại thẻ có độ an toàn cao, đáp ứng được nhu cầu của phần đông khách hàng. Triển khai loại thẻ này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay trên thế giới.

3.1.3.2 Nâng cao và hoàn thiện công nghệ

Công nghệ là một trong những nhân tố quyết định thành công trong hoạt động kinh doanh thẻ, đặc biệt là thẻ TDQT. Do vậy, NHNT cần khẩn trương khắc phục những hạn chế về kỹ thuật và hiện đại hoá hệ thống thanh toán.

3.1.3.3 Hoạt động xúc tiến khách hàng

Dịch vụ thẻ hiện nay đối với nhiều người còn là mới mẻ và xa lạ, nhất là thẻ TDQT. Do vậy, song song với việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu và

thị hiếu thị trường, NHNT tiếp tục tăng cường các hoạt động quảng bá cho dịch vụ của mình. Cụ thể, cùng với việc xây dựng các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, NHNT tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ marketing, có chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm khuyến khích tinh thần làm

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w