Nhiều rủi ro

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 66 - 70)

Thanh toán bằng thẻ là một phương thức thanh toán hiện đại, văn minh, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì khả năng gặp rủi ro càng lớn. Vì thanh toán bằng thẻ là một phuơng thức chứa đựng hàm lượng công nghệ cao nên những rủi ro của nó cũng thường đến bằng những phương thức áp dụng công nghệ cao. Dù đã có nhiều biện pháp

phòng ngừa, nhưng NHNT vẫn không tránh khỏi những rủi ro, gây tổn thất không nhỏ. Thông thường những rủi ro này có những nguyên nhân sau:

- Các cơ sở chấp nhận thẻ cố tình gian lận, in tăng số biên lai giao dịch để chiếm khoản tiền chênh lệch.

- Khách hàng sử dụng thẻ giả, thẻ hết hạn, mà đơn vị chấp nhận thẻ không phát hiện ra hoặc biết nhưng thông đồng, bao che cho tội phạm. Đây là rủi ro khó quản lý nhất không chỉ riêng với NHNT hiện nay. - Hệ thống pháp lý chưa chặt chẽ, chưa đủ sức bảo vệ cho những người

tham gia lĩnh vực này.

- Hệ thống trang thiết bị và công tác bảo mật của ngân hàng chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán hiện nay.

Chương III

MỞ RỘNG DỊCH VỤ THẺ TDQT TẠI NHNTVN

3.1 Định hướng mở rộng dịch vụ thẻ TDQT tại NHNTVN 3.1.1 Thuận lợi

Tuy là một ngành dịch vụ mới mẻ ở Việt Nam nhưng dịch vụ thẻ, đặc biệt là htẻ TDQT hiện có khá nhiều thuận lợi.

Thứ nhất, nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây tăng trưởng với tốc

độ khá cao, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, năm 2005 GDP bình quân đạt 640USD/người/năm. So với các nước phát triển, đây là con số khiêm tốn nhưng với nước ta đây là một con số đáng mừng. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn và không còn bó hẹp trong phạm vi hàng hoá thiết yếu nữa. Vì vậy, nhu cầu thanh toán bằng thẻ đang gia tăng.

Thứ hai, ngành công nghệ thông tin và các cơ ở hạ tầng của nước ta ngày

càng phát triển mạnh, tạo nền tảng cho việc phát triển những ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại, trong đó có dịch vụ thẻ.

Thứ ba, chúng ta đang trong tiến trình hội nhập nên yêu cầu thanh toán bằng

thẻ TDQT được đặt ra, không chỉ để phục vụ cho những người nước ngoài ở Việt Nam mà còn phục vụ cho những người Việt Nam học tập và công tác ở nước ngoài.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước đã và đang tạo nhiều điều kiện cho các ngân

hàng đầu tư phát triển dịch vụ mới thông qua chiến lược đưa công nghệ vào ngành ngân hàng. Thẻ TDQT từ đó cũng nhận được những động lực đáng kể.

Thứ năm, Việt Nam là một thị trường khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

nước ngoài, điều này góp phần khuyến khích các tổ chức thẻ quốc tế đầu tư quảng bá thương hiệu của mình.

3.1.2 Thách thức

Bên cạnh những những thuận lợi trên, ngành dịch vụ thẻ, đặc biệt là thẻ TDQT cũng gặp không ít thách thức đòi hỏi các ngân hàng cần phải nỗ lực để vượt qua.

Thứ nhất, tình hình kinh tế - chính trị quốc tế đang biến động khó lường, gây

ảnh hưởng không nhỏ tới nền tài chính thế giới. Ngành ngân hàng nói chung, dịch vụ thẻ nói riêng cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng này.

Thứ hai, môi trường kinh tế - xã hội nước ta cũng không thực sự thuận lợi.

Tuy những năm vừa qua, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ khả quan nhưng có dấu hiệu chững lại. Thị trường thẻ trong nước chưa sôi động, người dân chủ yếu sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Hơn nữa, chất lượng của dịch vụ chưa cao, các tiện ích khi dùng thẻ TDQT chưa đa dạng, phong phú, chưa hấp dẫn được khách hàng.

Thứ ba, môi trường pháp lý trong nước chưa thực sự tạo điều kiện cho các

ngân hàng và như bảo vệ người sử dụng thẻ. Hệ thống văn bản pháp lý còn lỏng lẻo, khái quát, chưa quy định cụ thể cho từng loại nghệp vụ, mà chỉ mới quy định chung cho hoạt động thanh toán thẻ.

Thứ tư, Việt Nam đang trên con đường gia nhập Khu vực mậu dịch tự do

Đông Nam Á AFTA và tổ chức Thương mại thế giới WTO. Khi đó, các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài cũng được quyền kinh doanh trong thị trường thẻ Việt Nam. Với uy tín và bề dày kinh nghiệm, những ngân hàng nước ngoài đó sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh khá lớn đối với các ngân hàng trong nước.

3.1.3 Định hướng

Trong tình hình hiện nay, nhận thức được những thế mạnh và điểm yếu của mình, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có những định hướng cho nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ TDQT như sau:

3.1.3.1 Phát triển sản phẩm mới

NHNT đang trong quá trình đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, bao gồm dịch vụ thẻ TDQT. Vừa qua, ngân hàng đã cho ra một số sản phẩm thẻ TDQT mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

 Thẻ liên kết: là sản phẩm của việc liên kết giữa các tổ chức thương mại lớn trong nước với NHNT, nhằm tận dụng những lợi thế vè khách hàng của cả 2 phía. Một số loại thẻ TDQT liên kết là: Amex Blue box (VCB liên kết với Vietnam Airlines); Visa Bông sen vàng (VCB liên kết với Vietnam Airlines); …

 Thẻ thông minh: hiện nay tại Việt Nam chưa phát hành và thanh toán thẻ thông minh, nhưng NHNT đang cân nhắc việc này. Đây là loại thẻ có độ an toàn cao, đáp ứng được nhu cầu của phần đông khách hàng. Triển khai loại thẻ này cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay trên thế giới.

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w