Nam
2.1.Sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam
2.1.1.Đặc điểm sản phẩm dứa
Dứa được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả “vua” rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Quả dứa có mùi thơm mạnh, chứa nhiều đường, lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất là Kali, có đủ các loại vitamin cần thiết như A, B1, B2, PP, C. Đặc biệt trong trái dứa lại chứa rất ít chất béo và hàm lượng cholesterol, rất tốt cho sức khỏe. Với các sản phẩm từ dứa như dứa tươi, dứa đóng hộp, nước ép từ dứa đều đem lại ích lợi cho sức khỏe như giúp chắc xương, chữa đau họng và cảm lạnh.
Ngoài ra trong dứa còn có Bromelain là một loại men thủy phân protein có thể chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề, tụ huyết. Trong công nghiệp, chất Bromelin dùng làm mềm thịt để chế biến, thực phẩm. Dứa còn là loại thức quả giúp chị em phụ nữ làm đẹp. Với nhiều công dụng do đó, dứa được mệnh danh là một trong tứ đại danh quả.
Hiện ở Việt Nam có trồng 4 giống sau:
+Dứa ta (Ananas comosus spanish hay Ananas comosus sousvar red spanish) là cây chịu bóng tốt, có thể trồng ở dưới tán cây khác. Quả to nhưng vị ít ngọt.
+Dứa mật (Ananas comosus sousvar Singapor spanish) có quả to, thơm, ngon.
+Dứa tây hay dứa hoa (Ananas comosus queen) được nhập nội từ 1931, trồng nhiều ở các đồi vùng trung du. Quả bé nhưng thơm, ngọt.
+Dứa không gai (Ananas comosus cayenne) được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Lạng Sơn. Cây không ưa bóng. Quả to hơn các giống trên.
Ở nước ta, dứa trồng từ Bắc đến Nam, diện tích trồng cả nước hiện khoảng gần 50.000 ha với sản lượng hơn 600.000 tấn trong đó 90% là phía Nam (8). Các tỉnh
trồng dứa nhiều ở miền Nam là Kiên Giang, Tiền Giang, Long An… miền Bắc có Thanh Hóa, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ….miền Trung có Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định,…Năng suất quả bình quân một năm ở các tỉnh phía Bắc khoảng 10 tấn, phía Nam 15 tấn/ha.
Trong năm, cây dứa ra hoa nhiều vụ. Ở miền Bắc vụ chính ra hoa tháng 2-3, thu hoạch tháng 6-7; vụ trái ra hoa tháng 6-8, thu hoạch tháng 10-12. Ở miền Nam, dứa có thể ra hoa quanh năm, song thường tập trung vào tháng 4-5 và tháng 9-10. Từ khi ra hoa đến thu hoạch trung bình khoảng 4-5 tháng.
Trong những năm vừa qua, dứa là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển nhằm phục vụ xuất khẩu. Tại các vùng nguyên liệu của tổng công ty, giống dứa được sử dụng chính bao gồm giống Queen, Cayen. Nhóm dứa Queen được trồng phổ biến, dễ thích nghi với khí hậu đất đai vùng phèn mặn đồng bằng sông cửa long, chịu hạn, đất nghèo dinh dưỡng ở vùng đồi miền Trung.
Nhóm Cayen phát triển tốt trên đất có độ Ph tính để đạt năng suất cao cần có biện pháp đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật. Mặt khác, Cayen là giống dứa có năng suất cao, thích hợp để chế biến (nước quả cô đặc, nước dứa tự nhiên…) và tổng công ty đầu tư trồng dứa Cayen để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy và thuận lợi cho chế biến sản phẩm dứa.
2.1.2.Những sản phẩm dứa chế biến xuất khẩu chủ yếu của tổng công ty
∗Dứa hộp: Là sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới. Có các loại dứa đóng hộp như: dứa miếng nhỏ trong nước đường, dứa khoanh trong nước đường, dứa rẻ quạt trong nước đường, dứa hộp dạng nguyên liệu quả, dứa khoanh, dứa cắt lát nửa rẻ quạt, dứa lát cắt gãy, dứa miếng nhỏ, dứa dạng cắt khúc, dạng quân cờ, dứa nghiền nhỏ. Các sản phẩm này được sản xuất theo quy trình như sau:
Dứa quả → lựa chọn phân loại → bẻ hoa, cuống → rửa quả → cắt đầu → đột lõi → gọt vỏ → sửa mắt → cắt → rửa lại → cho vào hộp → thanh trùng → làm nguội → đóng hộp → bảo quản.
Tuy nhiên với mỗi sản phẩm thì công việc cắt, tỉa có khác nhau cụ thể như sau:
+Dứa nguyên quả: phải giữ nguyên hình dạng không bị dập nát hoặc vỡ nhỏ.
+Dứa khoanh: cắt khoanh ngang quả dứa đã gọt vỏ, bỏ lõi. Đường kính của khoanh dứa lớn nhất không vượt quá 2mm so với đường kính của khoanh dứa nhỏ nhấtm, bề dày của lát dứa lớn nhất không vượt quá 2mm so với bề dày của lát dứa nhỏ nhất.
+Dứa lát cắt nửa rẻ quạt: Lát cắt rẻ quạt xấp xỉ ½ lát khoanh. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự như lát dứa khoanh.
+Dứa lát cắt gãy: là các miếng bị gãy từ dạng dứa khoanh và dứa rẻ quạt chúng không yêu cầu về độ đồng đều về kích thươc và hình dạng.
+Dứa miếng nhỏ: là các miếng dứa được cắt từ các lát dứa, chúng tương đối đồng đều về kích thước và hình dạng, phần lớn có kích thước từ 8 – 13 mm cả về chiều dài và độ dày. Không quá 7,5% trọng lượng ráo nước là các khúc có trọng lượng nhỏ hơn ¾ so với mức trọng lượng trung bình của tất cả các miếng dứa.
+Dứa cắt khúc: Các miếng dứa ngắn và dày được cắt từ các lát dứa hay trực tiếp từu các quả dứa đã gọt vỏ bỏ lõi, phần lớn có kích thước từ 13 – 38 mm cả về chiều dài và độ dày. Không quá 10% trọng lượng ráo nước là các khúc có trọng lượng nhỏ hơn 5g.
+Dứa nghiền nhỏ: là các phẩn tử nhỏ được cắt, mài hoặc nghiền nhỏ từ quả dứa đã gọt bỏ bỏ lõi.
+Dứa dạng quân cờ: các miếng dứa có hình dạng lập phương được cắt từ các lát dứa hay trực tiếp từ quả dứa đã gọt vỏ, bỏ lõi, cắt mắt. Kích thước các cạnh là
14mm hoặc nhỏ hơn. Không quá 10% trọng lượng ráo nước là các miếng mà chúng lọt qua sàng
∗Dứa đông lạnh: Sản phẩm dứa đông lạnh cũng có quy trình chế biến như dứa hộp, các sản phẩm đông lạnh bao gồm: Dứa khoanh, dứa quân cờ, dứa rẻ quạt, dứa khúc.
∗Dứa cô đặc
Sơ đồ2.3: Quy trình chế biến dứa cô đặc:
Dứa quả → lựa chọn, phân loại → bẻ hoa, cuống → rửa quả → gọt vỏ → xé → ép nước→ đun nóng → ly tâm → cô đặc → bảo quản.
∗Nước dứa
Sơ đồ2.4: Quy trình chế biến nước dứa:
Dứa quả → lựa chọn, phân loại → bẻ hoa, cuống → rửa
quả → gọt vỏ → xé → ép nước → đun nóng → pha chế → rót hộp → thanh trùng → làm nguội → đóng gói → bảo quản.
Ngoài ra, còn có Puree dứa và dứa nhồi trong chôm chôm đóng hộp.
Như vậy, có thể nói sản phẩm dứa chế biến của tổng công ty rất đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, duy trì và ngày càng mở rộng mối quan hệ kinh doanh. Với sản phẩm dứa chế biến được mô tả bởi nhiều quy trình khác nhau đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bị và kỹ thuật chế biến cũng như bảo quản cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và vươn tới thị trường thế giới.
Quá trình kinh doanh xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Năm 1972 bắt đầu xuất khẩu vài trăm tấn dứa hộp sang Liên Xô cũ. Đến năm 1975 sản phẩm dứa xuất khẩu đã vượt lên trên 1000 tấn. Thời kỳ 1986 - 1990 là thời kỳ phát triển cao nhất, mỗi năm sản xuất và xuất khẩu trên 20.000 tấn sang Liên Xô và một số nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) thuộc khối Đông Âu.
Từ năm 1991 do biến động chính trị của khối XHCN đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu sản phẩm chế biến của Tổng công ty, trong đó có sản phẩm dứa. Chuyển sang cơ chế thị trường, do phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều phía, thị trường truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới hiệu quả kinh doanh chưa cao cho nên trong giai đoạn 1991 – 1995 xuất khẩu của Tổng công ty chỉ đạt khoảng 10.000 tấn dứa các loại sang thị trường này.
Do đó, vượt qua những khó khăn và nỗ lực hết mình để hòa nhập vào cơ chế thị trường, Tổng công ty đã rút ra được bài học từ sản xuất kinh doanh, không ngừng củng cố và nâng cao vị thế của Tổng công ty trên thị trường thế giới.
Cho đến nay, việc sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng dứa chế biến đã được phục hồi, tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và Bộ NN & PTNT, cùng những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty nên việc sản xuất kinh doanh dần dần khôi phục được kim ngạch xuất khẩu Dứa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty.
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu dứa của tổng công ty rau quả nông sản giai đoạn 2004 – 2008 Đơn vị: Sản lượng: nghìn tấn
Giá trị: tr.USD
2004 2005 2006 2007 2008
Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị
Tổng KNXK 87,682 82,077 65,480 76,704 56,349 75,341 65,281 92,092 55,446 100,137
Sản lượng dứa xuất khẩu của tổng công ty ở tình trạng “lúc nắng, lúc mưa”, lên xuống thất thường. Cụ thể, năm 2004 sản lượng dứa là 14,257 ngàn tấn nhưng đến năm 2005 giảm xuống còn 10,84 ngàn tấn (giảm 23,94% so với năm 2004). Đến năm 2006 tụt xuống 8,422 ngàn tấn (giảm 22,33% so với năm 2005). Năm 2007 lại tăng lên với tỷ lệ rất ít ỏi 0,0115%; năm 2008 lại giảm 9,73% so với cùng kỳ năm 2007.
Nguyên nhân của sự những thay đổi trên là do:
Thứ nhất, hầu hết vùng nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Có thể nói đây là hội chứng nhà máy to, vùng nguyên liệu nhỏ diễn ra suốt các năm từ 2004 đến 2008. Bên cạnh đó, giữa nhà máy và vùng nguyên liệu lại không gắn kết, các nhà máy lâm vào tình trạng đói nguyên liệu.
Hộp 1: Một số nhà máy hoạt động chưa hết công suất thuộc các đơn vị thành viên của tổng công ty rau quả, nông sản
Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) có 4 dây chuyền sản xuất với công suất chế biến nước dứa cô đặc là 5.000 tấn, nước quả tự nhiên 1.500 tấn, đông lạnh IQF 1.500 tấn và dứa hộp 10.000 tấn sản phẩm/năm. Hàng năm, diện tích trồng dứa của Công ty lên tới 3.350ha, trong đó có 1.630ha dứa kinh doanh, sản lượng 36.000 - 38.000 tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng trên cũng chỉ đủ cho dây chuyền sản xuất dứa đồ hộp. Nếu chạy đủ công suất, Công ty sẽ thiếu nguyên liệu trầm trọng.
Một trường hợp khác là Công ty Thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang. Mặc dù tọa lạc giữa vùng nguyên liệu rộng lớn 9.000ha dứa, song, nhà máy vẫn hoạt động cầm chừng vì đây là vùng cung cấp dứa cho các nhà máy chế biến tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác, vùng sản xuất dứa chủ lực của Kiên Giang thường bị lũ lụt nên việc canh tác không ổn định. Bản thân công ty này cũng có một nông trường rộng tới 2.800ha, song, chỉ trồng được 540ha, cho 700 tấn quả/vụ, đáp ứng gần 20% nhu cầu nguyên liệu.
Nguồn: Vinanet.com.vn
+Do quy hoạch chưa sát nên một số vùng nguyên liệu thiếu diện tích và đất phù hợp cho cây dứa phát triển. Ngoài ra, những khó khăn do áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây dứa còn chậm, nhiều diện tích không được đầu tư chăm sóc đầy đủ nên năng suất thấp. Nhiều diện tích trồng mới dứa chậm, không đạt so với kế hoạch.
+Giá thu mua dứa nguyên liệu chưa tăng tương xứng với chi phí tăng trong sản xuất nến chưa hấp dẫn người trồng dứa.
+Điều kiện tự nhiên cũng là một nguyên nhân khiến nhiều diện tích dứa bị phá hủy, bên cạnh đó còn có cả sâu bệnh phá hoại dứa chủ yếu là bệnh thối nõn.
Thứ hai, kim ngạch xuất khẩu dứa giảm ở năm 2005 và 2006 là do mục tiêu của Tổng công ty là đấy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả chế biến như dưa chuột, vải để trở thành mặt hàng chủ lực, vì vậy, công tác xúc tiến xuất khẩu dứa bị chậm lại. Thêm vào đó, mặc dù được bộ phê duyệt việc chuyển đổi mô hình hoạt động sang mô hình công ty mẹ - con từ tháng 9 năm 2005 nhưng mãi đến năm 2007 mới hoàn chỉnh bộ máy quản lý, phân bổ nhân lực, và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chính thức đi vào hoạt động dưới mô hình công ty mẹ - công ty con. Do vậy năm 2006 kim ngạch xuất khẩu rau quả nói chung và xuất khẩu dứa nói riêng giảm, và năm 2007 tăng lên chút ít. Mặt khác tháng 11/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO vì vậy nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của tổng công ty. Bằng chứng cho khó khăn đó chính là sản lượng dứa xuất khẩu năm 2008 giảm 9,73% so với cùng kỳ năm 2007, tuy nhiên về mặt giá trị, lại có diễn biến tăng là do những biến động về tỷ giá, chính sách giá của mỗi quốc gia.
Thứ ba, thị trường rau quả thế giới luôn biến động, khó dự báo, ngoài ra còn có rất nhiều quy định về nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe ở thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên nếu xét về mặt giá trị, trong 3 năm 2006, 2007, 2008 đều tăng như đã được thể hiện ở bảng số liệu 2.6. Việc so sánh kim ngạch xuất khẩu từng quý của hai năm 2007, 2008 sẽ giúp sâu sát hơn diễn biến mùa vụ sản xuất dứa xuất khẩu trong năm, từ đó sẽ đưa ra được giải pháp nên tập trung xuất khẩu vào thời gian nào để
đem lại hiệu quả cao khắc phục được một phần nào một trong những nguyên nhân trên làm giảm kim ngạch dứa xuất khẩu của tổng công ty.
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu dứa của 4 quý năm 2007, 2008
Đơn vị: USD
Năm 2007 Năm 2008
Giá trị (USD) Cơ cấu (%) Giá trị (USD) Cơ cấu (%)
Cả năm 6.292.305,70 100 7.249.106,70 100
Quý I 948.529,15 15,07 1.387.499,16 19,14
Quý II 1.830.658,40 29,09 2.390.019,22 32,97
Quý III 773.517,20 12,29 995.162,22 13,73
Quý IV 2.739.600,95 43,54 2.476.426,10 34,16
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – tổng công ty rau quả nông sản
Quý 2 và quý 4 năm 2007, 2008 luôn có giá trị cao trong 4 quý, 2 quý này cũng là mùa vụ thu hoạch và sản xuất chính của dứa đặc biệt là quý 4.
Quý I và quý II luôn có diễn biến tăng, và quý II giữ được mức tăng trưởng cao hơn so với quý I lý do đơn giản vì đây là thời gian thu hoạch dứa chính vụ của vùng nguyên liệu của tổng công ty, mặc dù trong năm thời tiết có nhiều biến đổi bất thường như rét đậm sau đó lại có lũ lụt, hạn hán. Tương tự quý 3 và quý 4.
Do đó, vào mùa vụ nên nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất vẫn đảm bảo từ đó tạo điều kiện cho xuất khẩu. Ngoài ra cũng còn có nhiều yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu như: giá, tỷ giá đồng ngoại tệ/VND, chính sách nhập khẩu của các nước thay đổi như thế nào, nhưng về cơ bản, nguyên liệu cho sản xuất
và sau đó cho xuất khẩu nếu tình hình ổn định, nguyên liệu đáp ứng được đầy đủ kim ngạch vẫn được duy trì.
Dựa vào đặc điểm này mà nên tập trung sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu vào những thời gian như quý 2, quý 4. Tuy nhiên, tốt nhất các vùng nguyên liệu phải quan tâm đến việc trồng rải vụ để đảm bảo nhà máy có nguyên liệu thường xuyên và kim ngạch xuất khẩu được ổn định.
Tiếp tục nghiên cứu một số mặt hàng rau quả chính xuất khẩu của tổng công ty nhằm có cái nhìn xác thực hơn về mặt hàng dứa và một lần nữa khẳng định dứa là