CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM 1.Một số quan điểm về thúc đẩy xuất khẩu rau quả
+Kinh doanh rau quả xuất khẩu cần xuất phát từ nhu cầu thị trường, lấy thị trường làm một trong những căn cứ chủ yếu để xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh.
Quán triệt quan điểm này cần làm tốt công tác nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu khách hàng, xác định được thị trường trọng điểm, ổn định những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Từ đó quay trở lại định hướng quy hoạch sản xuất, xây dựng các vùng rau quả chuyên doanh xuất khẩu, gắn với công nghệ sau thu hoạch.
+Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên có sở phát huy lợi thế so sánh của từng sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu.
Quán triệt quan điểm này cần phân tích và tìm ra những sản phẩm rau quả có lợi thế trong lĩnh vực xuất khẩu, trên cơ sở vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh tìm ra những sản phẩm xuất khẩu có hiệu quả cao, có chi phí và giá thành thấp so với thế giới. Đồng thời, tập trung đầu tư cho các công đoạn của quá trình kinh doanh rau quả thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Quan điểm này đòi hỏi quá trình sản xuất – chế biến – tổ chức xuất khẩu rau quả cần chú ý ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học (ví dụ trong lĩnh vực tạo giống tốt), đồng thời đổi mới công nghệ và thiết bị công nghiệp chế biến rau quả, bảo quản rau quả theo hướng hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các loại rau quả xuất khẩu của nước ta trên thị trường thế giới.
+Thúc đẩy xuất khẩu rau quả trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả.
Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất khẩu rau quả nếu đủ điều kiện. Quán triệt quan điểm này nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng thành phần kinh tế.
+Thúc đẩy xuất khẩu rau quả cần có sự hỗ trợ của nhà nước, các ngành có liên quan.
Kinh doanh trong môi trường kinh tế thị trường, để thúc đẩy xuất khẩu rau quả đòi hỏi phải xuất phát từ động lực trực tiếp của người kinh doanh. Mặt khác, nó cũng phụ thuộc vào sự tác động từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô thông qua hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích cụ thể đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.
Những quan điểm nêu trên là những định hướng chính cho việc để xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả
2.Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dứa của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam
2.1.Định hướng
Định hướng về nguồn nguyên liệu
Phần lớn các nhà máy chế biến dứa của Tổng công ty đều thiếu nguyên liệu sản xuất trầm trọng hoặc có nguyên liệu nhưng phải mua với giá cao và chất lượng không đảm bảo. Vì vậy, trong thời gian tới Tổng công ty sẽ tập trung xây dựng vùng nguyên liệu dứa để tăng nhanh công suất chế biến và tự túc được nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến.
Bảng 3.1: Quy mô sản xuất dứa nguyên liệu năm 2010, 2015 Giống Năm 2010 Năm 2015 Diện tích canh tác (ha) Năng suất (tấn/ha/vụ) Sản lượng (tấn) Diện tích canh tác (ha) Năng suất (tấn/ha/vụ) Sản lượng (tấn) Dứa Trong đó: Queen Cayen 5000 2.100 2.900 25,79 20,40 29,70 128.970 42.840 86.130 4.500 500 4.000 40,21 23,5 42,3 180.950 11.750 169.200
Nguồn: Dự án phát triển rau quả của Tổng công ty đến năm 2010, định hướng 2015
Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam tiếp tục thay thế dần giống dứa Queen bằng giống dứa Cayen có năng suất cao hơn nhằm góp phần làm giảm chi phí đầu vào cho việc sản xuất, chế biến dứa xuất khẩu. Đây thực sự là một định hướng quan trọng trong phát triển ngành dứa xuất khẩu của Tổng công ty. Bên cạnh việc thay đổi giống dứa, tổng công ty cũng định hướng vào việc tổ chức các vùng trồng dứa chuyên canh tập trung ở 6 vùng sau: Đồng Giao, Phủ Quỳ, Đồng Nai, Tiền Giang, Kiên giang, Đà Nẵng.
Bằng việc xây dựng các vùng chuyên canh, tổng công ty đã tao ra một nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao.
Định hướng về các nhà máy phục vụ cho chế biến.
Tổng công ty định hướng cho công tác đầu tư mở rộng các nhà máy chế biến trên cơ sở các vùng nguyên liệu trọng điểm kể trên. Trong đó có dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dứa với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm được xây dựng ở phía Bắc huyện Yên Thành hoặc huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An tổng mức đầu tư: 80.000 triệu đồng, tương đương 5triệu USD.
Tổng công ty vẫn hướng duy trì và phát triểm mặt hàng dứa hộp và nước dứa. Đa số các nhà máy của tổng công ty tiếp tục sản xuất hai loại sản phẩm này, bên cạnh đó cũng xây dựng và phát triển dây chuyền sản xuất mặt hàng dứa cô đặc, dứa đông lạnh đang rất được ưa chuộng trên thị trường châu Âu.
Tổng công ty xác định dứa xuất khẩu vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong giai đoạn tới. Với cơ cấu sản phẩm bao gồm dứa hộp, dứa đông lạnh, dứa cô đặc, nước dứa và hướng xuất khẩu mặt hàng dứa tươi trong những năm tới. Đây có thể coi là các mặt hàng chủ lực của tổng công ty. Mặt hàng dứa hộp vẫn được thị trường ưa chuộng và gần như đã tạo được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Mặt hàng dứa đông lạnh được khôi phục lại để duy trì mối quan hệ với Nga và Đông Âu là những bạn hàng truyền thống, có khả năng tiêu thụ rất lớn. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu dứa của tổng công ty trong những năm tới, năm sau sẽ cao hơn năm trước. Với dự kiến kim ngạch xuất khẩu dứa dựa trên quy mô nguồn nguyên liệu như sau:
Bảng 3.2: Khối lượng các mặt hàng dứa xuất khẩu của Tổng công ty rau quả nông sản.
Đơn vị: Tấn Kim ngạch xuất khẩu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2015
Sản phẩm dứa 10.200 14.400 40.300 Dứa hộp 5.600 8.300 18.700 Dứa cô đặc 1.600 2.500 10.000 Dứa đông lạnh 1.900 2.300 4. 600 Nước dứa 1.100 1.300 5000 Dứa tươi - - 2000
Nguồn: Dự án phát triển rau quả đến năm 2010, định hướng 2015 của tổng công ty rau quả nông sản
Tổng công ty tiếp tục nghiên cứu đổi mới công tác cải tiến mẫu mã bao bì như in trên hộp sắt, các bao bì khác nhau như hộp nhựa, lọ thuỷ tinh, hộp carton, túi ni lông,...và chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác nhãn hiệu theo quyết định 178/1999/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị thành viên hoàn thành công tác xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000 và HACCP trong sản xuất chế biến rau quả, tích cực đào tạo và nâng cao tay nghề cho cán bộ quản lý và công nhân chế biến.
Tiếp tục chú trọng công tác thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu gắn liền với tiêu thụ nội địa. Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, EU, Nga,… Củng cố lại thị trường các nước Đông Âu, phát triển các thị trường mới tại châu Phi và Trung Đông. Thâm nhập nhanh thị trường Châu Á Thái Bình Dương mà trung tâm là vùng Đông Bắc Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…. Các nước này có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm dứa rất lớn, đường vận chuyển rất thuận lợi mà hiện nay tổng công ty hầu như chưa xâm nhập được hoặc xâm nhập không đáng kể vào thị trường này. Việc xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này có thể tạo thành một khu vực thị trường ổn định và lâu dài.
Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh hướng mạnh vào thị trường nội địa. Có sự gắn kết chặt chẽ với khách hàng nước ngoài, các nhà máy chế biến và các khách hàng cung cấp hàng hóa. Xác định đúng tầm quan trọng trong thị trường nội địa. Xây dựng, củng cố và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trong nước. Đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và nội tiêu. Đa dạng ngành nghề kinh doanh, từng bước nâng cao uy tín thương hiệu VEGETEXCO.
2.2.Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của Tổng công ty
2.2.1.Giải pháp từ phía Tổng công ty
2.2.1.1.Giải pháp về sản phầm
Trong một số tồn tại của Tổng công ty ta nhận thấy tổng công ty vẫn còn hạn chế về số lượng và chủng loại sản phẩm dứa chế biến xuất khẩu vì thế để khắc phục tình trạng này thì tổng công ty cần phải đa dạng hóa sản phẩm đó, trước cần phải thực hiện một số công việc sau:
∗Phải tạo nguồn nguyên liệu một cách đầy đủ và kịp thời
Tạo nguồn nguyên liệu là một khâu rất quan trọng trong quá trình thực hiện công tác xuất khẩu. Việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cho Tổng công ty là một việc làm thiết thực vì sẽ tạo được một nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất. Đối với sản
phẩm dứa hiện nay việc cung cấp nguyên liệu còn phụ thuộc vào vụ mùa, còn mang tính chất thu gom, chưa có nhiều đầu mối lớn. Vì vậy:
Xây dựng và phát triển, quy hoạch vùng sản xuất dứa tập trung, chuyên canh tạo điều kiện đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện thâm canh tổng hợp, tạo ra vùng nguyên liệu gắn với công nghệ sau thu hoạch, gắn với hệ thống tiêu thụ để tổng công ty có thể chủ động trong sản xuất, chế biến.
Xây dựng một số nhà máy chế biến tại vùng nguyên liệu đã được quy hoạch. Tùy quy mô chế biến lớn hay nhỏ mà ứng dụng công nghệ chế biến từ thủ công tới hiện đại cho phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến (bảo quản lạnh và lạnh đông, đóng hộp, sấy khô...). Khi xây dựng nhà máy chế biến dứa tại vùng nguyên liệu phải tính đến khả năng chế biến các sản phẩm khác thời vụ để tận dụng công suất máy như chế biến cà chua, dưa chuột…vì cây dứa có thời vụ chín tập trung trong một thời gian ngắn nên thường gặp một số khó khăn về nhân lực và phương diện vận chuyển, thời gian cung cấp sản phẩm cho thị trường và nhà máy chế biến cũng ngắn. Hoặc một biện pháp khác được đưa ra đó là vấn đề rải vụ dứa - một yêu cầu thực tế cần quan tâm. Để rải vụ tại vùng nguyên liệu có thể áp dụng biện pháp:
+Trồng nhiều giống dứa khác nhau theo từng lô riêng để kép dài thời gian thu hoạch. Ví dụ: nhóm dứa Queen chín vào tháng 5-6, nhóm Spanish chín vào tháng 6-7 còn nhóm Cayen chín vào tháng 7-8. Nếu trồng cả 3 nhóm giống thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8.
+Trồng nhiều loại chồi có kích thước, trọng lượng khác nhau vào các thời vụ và từng lô khác nhau cũng cho thời gian ra hoa và thu hoạch khác nhau,
+Xử lý cho cây ra hoa theo thời gian dự kiến là biện pháp rải vụ thu hoạch rất có hiệu quả.
Đã tạo được các vùng nguyên liệu chuyên canh thì một việc làm cũng hết sức cần thiết đó là hỗ trợ giống tốt, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc. Giống dứa của tổng công ty hiện nay cần được quan tâm vì so với thế giới thì giống dứa của Tổng công ty chất lượng còn chưa tốt, năng suất thấp lại không đa dạng chỉ có dứa Queen, Cayen; còn giống dứa Spanish phục vụ cho xuất khẩu dứa tươi chưa có.
Trước mắt, tổng công ty cần đẩy nhanh tiến độ thay thế giống dứa Queen bằng giống dứa Cayen để góp phần phát triển nhanh nguồn nguyên liệu có chất lượng, năng suất cao. Đồng thời, công ty giống cây trồng cần đẩy mạnh việc nghiên cứu giống dứa cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện của vùng nguyên liệu hoặc mua giống dứa của Thái Lan, Đài Loan…để bổ sung vào quỹ giống cây trồng của tổng công ty. Điều đó cũng thuận lợi cho việc rải vụ dứa vì quy luật sinh trưởng phát triển của mỗi giống dứa là khác nhau.
Khác với những sản phẩm công nghiệp, việc sản xuất dứa diễn ra trên diện rộng, công tác thu mua diễn ra trong thời gian ngắn với khối lượng lớn. Vì vậy, tổng công ty phải tổ chức được mạng lưới thu mua rộng khắp ngoài những vùng nguyên liệu của mình. Như tổ chức những điểm đại lý thu mua tận nơi trồng dứa của nông dân để có thể kiểm soát và bảo quản được dứa. Mặc dù hiện nay nguồn cung cấp dứa nguyên liệu dồi dào, nhưng để tránh những biến động về nguồn hàng do tính chất thời tiết, có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong việc xuất khẩu dứa chế biến thì tổng công ty cần kết hợp chặt chẽ với các bộ phận sản xuất, chế biến để lên dự trù nguyên liệu đặt mua trước ở những nơi trồng dứa ngoài vùng nguyên liệu của mình.
Trong trường hợp dự báo khả năng sản xuất dứa có nhiều thuận lợi giá cả tăng trên thị trường thế giới thì ngoài việc kết hợp thu mua nguyên liệu trước cho sản xuất, tổng công ty nên cố gắng cấp vốn cho người trồng dứa để mở rộng diện tích gieo trồng và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Trong khu thu mua và vận chuyển dứa phải hết sức chú ý tránh va đập mạnh gây dập hỏng, làm giảm khối lượng dứa đủ tiêu chuẩn chế biến. Chính vì vậy, Tổng công ty nên tổ chức bố trí đội ngũ làm công tác này có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho nguyên liệu, hạn chế ở mức tối thiểu phần nguyên liệu bị loại thải. Đây cũng là một khâu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm chế biến nên cần được coi trọng, kể cả vấn đề bảo quản khi mua.
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dứa chế biến xuất khẩu vấn là chủ trương của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam. Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu đảm bảo cho Tổng công ty phân tán bớt rủi ro trong kinh doanh có khả năng gặp phải đối với xuất khẩu mặt hàng nào đó. Thực hiện đa dạng hóa xuất khẩu còn giúp cho Tổng công ty khai thác mọi năng lực sẵn có vào sản xuất kinh doanh xuất khẩu nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau của thị trường mục tiêu.
Qua thực trạng hoạt động của Tổng công ty từ khi thành lập đến nay ta có thể thấy rằng mặt hàng chủ lực của Tổng công ty vẫn là Dứa hộp xuất khẩu. Do đó, Tổng công ty nên duy trì chính sách đầu tư nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm này để có thể xâm nhập và mở rộng thêm các thị trường mới, cũng như duy trì những thị trường đã có.
Bên cạnh đó, một thị trường có một sở thích và yêu cầu về mặt hàng khác nhau, chính vì thế chiến lược đa dạng hóa sản phẩm sẽ làm cho Tổng công ty tăng được số lượng thị trường, giảm thiểu rủi ro cho Tổng công ty khi có những biến động về thị trường. Do đó ngoài các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: dứa hộp, nước dứa, dứa cô đặc, dứa đông lạnh của Tổng công ty, thì tiến hành sản xuất và xuất khẩu dứa sấy,