2.2.1.3.Về thị trường
Trong cơ chế thị trường, thị trường có vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là nơi thực hiện tái sản xuất các yếu tố sản xuất, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển ngành rau quả nói chung, dứa nói riêng. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, thị trường là nhân tố quyết định đối với sản xuất, có nhu cầu thì lập tức sẽ thúc đẩy sản xuất và ngược lại. Sản xuất thoát ly nhu cầu thị trường thì sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Do vậy thị trường là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng cần có những thị trường ổn định để duy trì và phát triển công việc kinh doanh của mình. Trong lĩnh vực xuất khẩu dứa, cũng như các sản phẩm khác để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu cần coi trọng công tác nghiên cứu dự báo, tổ chức, và mở rộng thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy mà việc mở rộng thị trường cho xuất khẩu sản phẩm dứa chế biến là mục tiêu hàng đầu của Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam. Muốn vậy, Tổng công ty cần:
−Nghiên cứu thị trường trong nước
Thị trường trong nước cần phải có các hình thức truyền thông, quảng cáo trên ti vi, đài báo, các phương thức tiếp thị… để có được sự quan tâm của người dân trong cả nước biết đến sản phẩm dứa của Tổng công ty vì thực sự các sản phẩm của Tổng công ty chưa được nhiều người biết đến mà đây là một thị trường tiềm năng, bền vững đòi hỏi Tổng công ty phải biết tận dụng. Bà Phan Thúy Hòa, trưởng phòng xuất khẩu, Tổng cổng ty rau quả Việt Nam nói: “Ngành rau quả muốn cạnh tranh tốt ở thị trường xuất khẩu phải đứng vững ở thị trường nội địa”13. Điều này như một giải pháp tạo đà cho ngành xuất khẩu rau quả nói chung, và dứa nói riêng.
−Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Giữ vững thị trường truyền thống là một giải pháp rất hữu ích cho công việc ký kết được các hợp đồng lớn và có tính chất lâu dài như thị trường Nga… đã được nghiên cứu ở phần thực trạng cho thấy đây vẫn là một thị trường rất tiềm năng, với cơ sở là Tổng công ty đã xuất sang Nga đạt kim ngạch lớn nhất trong những năm đầu giai đoạn 2004 – 2008 do đó đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dứa sang thị trường Nga là một giải pháp thị trường cho Tổng công ty trong những năm sau cổ phần hóa.
+Thị trường mới
Đối với thị trường mới phải nghiên cứu từ khái quát tới chi tiết.
Nghiên cứu khái quát thị trường: thực chất là việc nghiên cứu vĩ mô, Tổng công ty phải nghiên cứu của chính phủ nước nhập khẩu về loại sản phẩm này. Xem xét tại thị trường đã có những doanh nghiệp nào là đối thủ cạnh tranh, thị phần của họ là bao nhiêu, giá cả và sản phẩm của họ như thế nào, có những ưu điểm gì hơn kém chúng ta, chính sách cung ứng sản phẩm…xem xét xem Tổng công ty có khả năng cung ứng được bao nhiêu cho thị trường này. Tìm được chênh lệch giá bán và giá thành, ước tính chí phí vận chuyển, thuế…để xác định khối lượng dứa cần thu mua để sản xuất cho xuất khẩu. Tổng công ty cũng cần xác định được thị phần của mình trên thị trường thế giới, trên một thị trường nhất định nào đó, so sánh với các doanh nghiệp nước ngoài khác để làm mục tiêu tăng thị phần lên.
Nghiên cứu chi tiết thị trường: tổng công ty phải nghiên cứu đối tượng khách hàng, cơ cấu thị trường, chính sách mua bán của doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Nghiên cứu thị trường chi tiết phải trả lời được các câu hỏi: Ai mua hàng? Mua bao nhiêu? Cơ cấu của loại hàng? Mua ở đâu? Mua để làm gì? Đối thủ cạnh tranh là ai?
Nghiên cứu chi tiết thị trường phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng để nhanh chóng thỏa mãn các yêu cầu đó. Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam được thực hiện tốt phương châm: Chú trọng thị trường lớn nhưng không bỏ thị trường nhỏ. Nghiên cứu thị phần mà Tổng công ty đạt được và thị phần của đối thủ cạnh tranh, so sánh về chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm và các dịch vụ kèm theo để kịp thời đổi mới, sửa đổi nhằm thu hút khách hàng về phía mình.
Đề có thể chiếm lĩnh được thị trường mới Tổng công ty còn phải tìm hiểu các thông tin về thị trường, tổng công ty có thể thông qua trung tâm thương mại quốc tế, tổ chức thương mại và phát triển liên hợp quốc (UNCTAD)14, tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO), các hiệp hội quốc tế…Bên cạnh đó cần có quan hệ mật thiết với các cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ thương mại, Sở thương mại và các cơ quan khác như Hải quan, Phòng thương mại và công nghiệp, Ngân hàng, Tổng cục thống kê, Văn phòng đại sứ quán các nước... Thông qua các mối quan hệ này sẽ có các thông tin hữu ích cho công tác nghiên cứu thị trường. Thậm chí, Tổng công ty có thể sẵn sàng mua các thông tin chính xác và có giá trị qua các trung gian khác để đảm bảo công tác nghiên cứu thị trường mang lại hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, những thông tin này không thật sự nhanh nhạy, cập nhật lắm nên Tổng công ty có thể cử cán bộ sang những thị trường mà Tổng công ty đang tìm cách xâm nhập để nghiên cứu thị trường, thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác nhất để kết hợp với các thông tin trên.
Công tác xúc tiến thương mại cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay vì môi trường cạnh tranh về mặt hàng dứa của Tổng công ty đang rất gay gắt. Để củng cố thị trường đã có, mở rộng thêm các thị trường mới, Tổng công ty cụ thể là phòng xúc tiến thương mại phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là đưa ra chiến lược xúc tiến thương mại thích hợp: trước mắt là chọn mặt hàng dứa là thế mạnh như dứa hộp, tăng cường quảng bá tại các thị trường có tiềm năng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, đồng thời thông qua hiện hội rau quả Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài hoặc tổ chức xúc tiến thương mại các nước tại Việt Nam để phối hợp, giới thiệu cho Tổng công ty và các đơn vị thành viên của tổng xuất khẩu thâm nhập thị trường nước ngoài.
Ngoài ra, tổng công ty cần từng bước nâng cao thương hiệu sản phẩm dứa nhằm tăng uy tín của sản phẩm đồng thời giúp cho tổng công ty có thể thâm nhập thị trường chủ động hơn.
2.2.1.4.Về mẫu mã, bao bì
Có thể so sánh bao bì như tấm giấy thông hành để đưa sản phẩm ra thị trường. Và thành công có đến hay không, phần lớn phụ thuộc vào “lời giới thiệu” này. Bao bì phải thể hiện được thông tin tối đa về bản chất sản phẩm, chẳng hạn như tên sản phẩm, trọng lượng, ngày sản xuất, thành phần, điều kiện bảo quản, hướng dẫn sử dụng...Đây là những thông tin quan trọng mà khách hàng luôn muốn tìm hiểu để biết kỹ hơn về sản phẩm họ định mua. Chức năng của bao bì là vừa phải bảo vệ sản phẩm, vừa phải hữu ích sau khi sản phẩm đã được sử dụng xong. Đôi khi khách hàng cảm thấy tiếc, nếu sử dụng xong sản phẩm cũng là lúc vứt đi bao bì rất đẹp và chắc chắn của sản phẩm đó.
Như vậy, bao bì cũng là một hình thức quảng cáo hết sức có hiệu quả. Trước đây bao bì của Tổng công ty cũng chưa được chú ý nhiều lắm, chủ yếu là nhập từ nước ngoài về với giá rất cao làm tăng chi phí đầu vào cho sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, để cạnh tranh được với các đối thủ nặng ký khác thì tất cả các khâu đều là cần được chú trọng, kể cả bao bì. Việc tạo mẫu mã sản xuất bao bì trong nước có thể làm được với hình thức tương đương mà giá thành lại rẻ hơn nhiều. Mặt khác, không chỉ là mặt hàng dứa chế biến cần bao bì mà tất cả các mặt hàng rau quả khác đều cần, chính vì vậy mà việc đầu tư xây dựng nhà máy bao bì cho riêng mình là việc làm vô cùng cần thiết. Bao bì của Tổng công ty tạo ra đẹp mắt sẽ được sự chú ý của bạn hàng nước ngoài, bên cạnh đó bao bì đẹp còn tạo được lòng tin với họ, hỗ trợ rất nhiều cho công tác tiêu thụ hàng hóa. Vì thế, để có bao bì đẹp tổng công ty cần liên doanh liên kết với nước ngoài trong việc xây dựng các nhà máy bao bì thuận tiện và chủ động trong việc đóng gói, bảo quản sản phẩm. Thực hiện tốt liên doanh Tovecan là liên doanh giữa tổng công ty với hai công ty Tomen của Nhật và Tony của Đài Loan để sản xuất bao bì hộp sắt hàn điện.
2.2.2.Giải pháp hỗ trợ từ phía nhà nước
Để tạo điều kiện cho Tổng công ty kinh doanh xuất khẩu làm ăn có hiệu quả, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:
2.2.2.1.Giải pháp từ phía nhà nước tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu dứa của Tổng công ty rau quả nông sản
+Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các tỉnh tạo điều kiện cho Tổng công ty về địa điểm, đất đai quy hoạch rõ ràng những vùng nguyên liệu dứa cho tổng công ty nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công tác chế biến xuất khẩu đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Xây dựng thêm các đơn vị sản xuất giống dứa Cayen, hệ thống các đơn vị, dịch vụ và một số diện tích đất đai để chủ động trồng dứa cho các nhà máy đóng tại thành phố Hồ Chí Minh như nhà máy Tân Bình là các nhà máy lớn ở xa vùng nguyên liệu.
+Các địa phương có nghĩa vụ chấp hành đầy đủ quyết định của Chính phủ và bàn bạc với Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam để thi hành triệt để các quyết định của Chính phủ về: Quy hoạch đất đai, cung cấp nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng các trung tâm, nhà máy sản xuất chế biến.
+Có sự hỗ trợ tới các hộ trồng dứa như vốn, giống mới, chăm sóc hệ thống tưới tiêu, phân bón và quan trọng là đầu ra để họ yên tâm sống với nghề trồng dứa, không phá dứa đi để trồng mía15 như trước kia.
+Kiểm soát và hạn chế thị trường chợ đen khi có sự biến động của thời vụ, tránh sự đẩy giá lên cao gây áp lực cho Tổng công ty khi thu mua nguyên liệu và làm tăng giá xuất khẩu, giảm năng lực cạnh tranh với các công ty cùng kinh doanh mặt hàng này trên thế giới.
+Nhà nước cho phép Tổng công ty chủ động đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để thu hút vốn đầu tư, có những dây truyền công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm tăng năng suất sản phẩm chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng.
+Bộ Nông nghiệp và PTNT kiên quyết không phê duyệt những dự án 100% vốn nước ngoài mà trong nước tổng công ty có thể làm được, tránh tình trạng có quá