Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phân tích Tài chính doanh nghiệp phục vụ công tác tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm – Hưng Yên (Trang 38 - 41)

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

2.3.1.Kết quả đạt được

2. Chi phí XDCB dở dang

2.3.1.Kết quả đạt được

Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh đã được thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy trình nghiệp vụ do NHNo&PTNT Việt Nam ban hành và sự nỗ lực, tận tâm nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào có nhu cầu vay vốn, chi nhánh đều đề nghị cung cấp các thông tin về tình hình tài chính. Sau đó, các cán bộ tín dụng sẽ tiến hành xem xét, tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp dựa vào số liệu của các báo cáo tài chính và những thông tin cần thiết khác. Hoạt động này cũng được tiến hành định kỳ đối với các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với chi nhánh. Nhờ vậy, cán bộ tín dụng có thể theo dõi được xu hướng tốt, xấu và những biến động trong tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân của những biến động, một phần có thể tư vấn cho doanh nghiệp, một phần có thể quyết định cho vay hay không cho vay nhằm sử dụng vốn hiệu quả và tránh rủi ro cho Ngân hàng.

Cho đến nay, gần bảy năm trong công tác cho vay doanh nghiệp của chi nhánh, hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp đã hỗ trợ cho công tác này đạt được các kết quả sau:

-Thứ nhất, rủi ro thấp, độ an toàn cao: Kinh doanh trong môi trường có sự cạnh tranh gay gắt, việc tạo uy tín lớn đối với toàn hệ thống cũng như đối với khách hàng là điều tối quan trọng. Do đó, toàn chi nhánh nói chung và các cán bộ tín dụng nói riêng đã phát huy hết năng lực của mình để hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao nhất, đặc biệt là cho vay đối với các doanh nghiệp bởi vì hiện nay các loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH, Công ty tư nhân xin vay để hoạt động kinh doanh rất nhiều mà bản thân các công ty này chứa đựng độ rủi ro rất cao, cho nên mỗi cán bộ tín dụng luôn tập trung phát huy hết khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp cũng như phân tích các điều kiện khác trong quy trình thẩm định cho vay. Do đó,

đến nay nợ quá hạn đối với doanh nghiệp là chưa có, chỉ chủ yếu tập trung vào hộ sản xuất vay vốn. Chi nhánh đang hoạt động ở ngưỡng khá an toàn.

-Thứ hai, không ngừng thu hút thêm khách hàng: Nhờ chất lượng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, chi nhánh đã thực hiện tốt việc phân loại khách hàng có các chính sách ưa đãi phù hợp và tư vấn được nhiều điều hữu ích cho doanh nghiệp, củng cố niềm tin và uy tín của mình trên thị trường. Bởi vậy ngày càng nhiều doanh nghiệp thiết lập quan hệ tín dụng với chi nhánh. Năm 2004, số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh là 19 đơn vị, năm 2005 con số này đã đạt 34 đơn vị (Nguồn báo cáo năm 2004-2005 của NHNo Văn Lâm). Tuy chưa thật sự là nhiều nhưng nó cũng thể hiện uy tín ngày càng tăng của NHNo đối với các doanh nghiệp trong hoạt động tài trợ vốn.

Có được kết quả trên là nhờ :

- Chi nhánh đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng một cách thường xuyên, liên tục sao cho kiến thức mới bắt kịp với sự thay đổi từng ngày trong cơ chế thị trường, sự thay đổi trong quy định của pháp luật về doanh nghiệp...

- Quan tâm cải tạo nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động thẩm định định kỳ , tập hợp các nhu cầu về bổ sung và hiện đại hoá trang thiết bị của các phòng để có kế hoạch đáp ứng kịp thời . Cán bộ thẩm định của chi nhánh hiện được trang bị khá đầy đủ các thiết bị thông tin cần thiết ... Ngoài ra các tài liệu , báo chí chuyên ngành cũng được chi nhánh đặt đầy đủ phục vụ cho nhu cầu cập nhật thông tin của các cán bộ ngân hàng . Trong môi trường điều kiện vật chất thuận lợi đó càng cho phép nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tài chính khách hàng nói riêng .

Một phần của tài liệu Phân tích Tài chính doanh nghiệp phục vụ công tác tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Văn Lâm – Hưng Yên (Trang 38 - 41)