- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
2. Chi phí XDCB dở dang
3.2.4. Xem trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ , đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.
nghiệp vụ , đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng.
Nâng cao phẩm chất và năng lực cán bộ là vấn đề bức xúc không chỉ của riêng chi nhánh mà còn là vấn đề bức xúc của toàn bộ nền kinh tế nước ta hiện nay. Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới, nhân tố con người càng trở nên vô cùng quan trọng. Nền kinh tế tri thức không chấp nhận sự cần cù bù thông minh, nó đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu học tập, trau dồi không ngừng của mỗi cá nhân để phản ứng nhanh, hiệu quả trước các thời cơ đến và đi “như gió cuốn”.
Hơn bất kỳ một lĩnh vực kinh tế nào khác, hoạt động ngân hàng càng đòi hỏi điều đó. Kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ-Lĩnh vực chứa đựng nhiều cạm bẫy và cám dỗ, đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải tinh thông nghiệp vụ và giữ vững đạo đức nghề nghiệp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, tạo niềm tin yêu cho khách hàng và tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Sớm xác định được con người là yếu tố then chốt quyết định mọi thành công trong hoạt động, là khâu trọng yếu để thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng hiện đại, công tác đào tạo phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh đã luôn được chi nhánh quan tâm chú ý. Trong hoạt động tín dụng, các cán bộ tín dụng của chi nhánh đã được cử theo học các lớp ngoại ngữ, vi tính, quản trị tài chính doanh nghiệp...để bổ sung, hỗ trợ, nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện hơn nữa cho các cán bộ tín dụng trong việc nâng cao khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp, chi nhánh nên khuyến khích việc học thêm ngoài giờ các kiến thức kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, các kiến thức kỹ thuật...bằng nhiều hình thức khác nhau như có trợ cấp cao hơn cho các cán bộ đi học...điều này vừa kích thích tinh thần học tập của các cán bộ, nâng cao chất lượng công tác vừa kích thích lòng yêu ngành, yêu nghề, gắn bó với cơ quan của của các cán bộ tín dụng.