Tình hình sản xuất và vận chuyển dầu khí của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí (Trang 25 - 26)

I/ Vài nét chung về Công ty vận tải Dầu khí

1/ Tình hình sản xuất và vận chuyển dầu khí Thế giới, khu vực và trong nước

1.3/ Tình hình sản xuất và vận chuyển dầu khí của Việt Nam

Từ cuối năm 1986 những tấn dầu thô đầu tiên của Việt Nam đã được khai thác và xuất khẩu. Sản lượng khai thác dầu thô tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng: năm 1986 chỉ có 40.000tấn,năm 2000 là 16,21 triệu tấn và đạt mức 18,8 triệu tấn vào 2005. Tính đến cuối năm 2005, đã có 187,57 triệu tấn dầu thô xuất khẩu. Phần lớn lượng dầu thô khai thác đều được bán theo giá điều kiện FOB và một số ít hợp đồng bán theo điều kiện CFR do đội tàu chở dầu thô của Việt Nam quá nhỏ. Hầu như toàn bộ lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam đều do nước ngoài vận chuyển. So với các phương thức vận chuyển dầu thô trên thế giới, Việt Nam chỉ áp dụng hình thức vận chuyển bằng tàu do chưa có kế hoạch xây dựng hệ thống đường ống vận chuyển dầu thô từ nơi cung cấp đến nơi tiêu thụ.

Nam 2001 Chính phủ đã có quyết định số 1394/ QĐ- TTg chỉ thị về việc phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô của Việt Nam để từng bước đảm nhận vận chuyển tối thiểu 30% số lượng dầu thô xuất khẩu, đảm bảo cung cấp nguồn nhiên liệu cho các NMLD trong tương lai, tiến tới tham gia vào thị trường vận tải dầu thô thế giới và khu vực. Công ty vận tải dầu khí được thành lập tháng 05/2002 nhằm từng bước thực hiện nhiệm vụ vận chuyển trên.

Nhu cầu về năng lượng nói chung và nhiên liệu nói riêng tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng theo nhịp độ phát triển kinh tế của đất nước. Mức tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam tăng đần từ 5,40 triệu năm 1996 lên 7,07 triệu tấn vào năm 1999 và gần 11,5 triệu tấn vào năm 2005. Nhu cầu này hiện nay chủ yếu được đáp ứng bằng con đường nhập khẩu. Tổng công ty dầu khí Việt Nam đang xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất có khả năng cung cấp 5,62 triệu tấn xăng dầu/ năm, sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2009; đang triển khai các thủ tục cần thiết để xây dựng

Khu liên hợp lọc hóa dầu số 2 Nghi Sơn tại Thanh Hóa với sản lượng 4,99 triệu tấn xăng dầu/ năm, dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2012.

Hiện nay gần như toàn bộ xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam được nhập khẩu bằng tàu viễn dương trọng tải 5.000DWT- 35.000DWT từ các nước trong khu vực

Đông Nam Á và Trung Quốc về các kho cảng tiếp nhận đầu mối. Từ các kho tiếp nhận đầu mối, xăng dầu sẽ được vận chuyển đến các kho trung chuyển, kho tiêu thụ, cửa hàng bán lẻ bằng các tàu nhỏ 1.000- 7.000DWT( đường ven biển, đường sông), xà lan dưới 500 DWT ( đường sông), ô tô xi-téc 6-23 m, và bằng hệ thống đường ống ở khu vực Bắc Bộ; tuyến ống B12 từ Bãi cháy- Quảng Ninh đến các kho; K135 ( Hà Nam),Thượng Lý ( Hải phòng), Đức Giang ( Hà Nội). Năng lực vận tải của tuyến ống B12 rất lớn, trên 70% xăng dầu tiêu thụ tại Bắc Bộ đén Thanh Hóa được vận tải từ cảng Bãi Cháy về các kho cung ứng và trung chuyển bằng hệ thống ống này.

Vận tải xăng dầu bằng đường sắt chỉ chiếm số lượng không đáng kể, chỉ còn một số tuyến hoạt động ở khu vực phía Bắc từ kho Thượng Lý ( Hải phòng ) đến các kho Đức Giang ( Hà Nội), kho Lương Sơn ( Thái Nguyên), Phủ Đức ( Việt Trì) Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu thụ LPG cũng ngày càng tăng. Theo thống kê của các đơn vị kinh doanh LPG và tổng cục Hải quan, tù năm 1997 đến 2004 nhịp đọ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ LPG hàng năm đạt ổn định khaỏng 1,3 lần, năm 1999 tiêu thụ 218.689 tấn LPG và đến năm 2004 đạt mức tiêu thụ 806.378 tấn. Tuy nhiên, hiện tại chỉ mới có nàh máy chế biến khí Dinh Cố tại Bà Rịa- Vũng Tầu sản xuất được LPG với sản lượng tối đa 360.000 tấn/năm. Sản lượng này quá nhỏ so với nhu cầu hiện tại khoảng 900.000 tấn/năm. Nguồn cung cấp LPG cho thị trường Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu từ Singgapore, Thái lan, Malaysia và Indonesia. Công tác vận chuyển LPG tại Việt Nam chủ yếu sử dụng phương tiện đường thủy ( tàu định áp 1.000- 3.000DWT) và phương tiện đường bộ ( bằng xe bồn 8- 15tấn), chưa sử dụng các phương tiện đường sắt và đường ống.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w