Năng lực vận tải Xăng dầu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí (Trang 27 - 29)

I/ Vài nét chung về Công ty vận tải Dầu khí

2/ Năng lực vận tải dầu thô, xăng dầu, LPG, sản phẩm lọc dầu và hóa chất trong

2.2/ Năng lực vận tải Xăng dầu

Do chưa có nhà máy lọc dầu, nguồn nhiên liệu xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu. Phần lớn lượng xăng dầu được nhập khẩu từ Singgapore và một phần nhỏ từ các nước Đông Nam Á.

Hiện tại có 9 doanh nghiệp tham gia thị trường nhập khẩu xăng dầu, trong đó Petrolimex là đơn vị nhập khẩu nhiều nhất và chiếm thị phần phân phối xăng dầu lớn nhất. Việc nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam được thực hiện qua đường biển bằng các loại tàu từ 5.000DWT đến 30.000DWT. Hệ thống kho đầu mối cũng được bố trí khắp 3 miền Bắc – Trung- Nam nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực miền Nam và miền Bắc, là nơi có nhu cầu tiêu thụ xăng dầu lớn. Số kho đầu mối và tổng sức chứa các kho của doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4: Thống kê các kho đầu mối nhập khẩu xăng dầu

( Nguồn : Petrolimex)

Trong số các nhà kinh doanh xăng dầu của Việt Nam, chỉ có Petrolimex là đơn vị duy nhất có tàu chở từ nước ngoài về, các đơn vị cọn lại phải thuê các đơn vị chuyên kinh doanh vận tải khác như Vosco, Falcon…Do năng lực vận chuyển còn hạn chế, các nhà kinh doanh như Petrolimex cũng như các nhà kinh doanh phân phôi khac phần lớn nhập khẩu theo giá CIF. Việc vận chuyển trong nước cũng không phải do các nhà phân phôi nhiên liệu mà do một số công ty vận tải thực hiện. Khả năng vận tải của Việt Nam còn thấp so với các nước khác trên thế giới, nhưng xét các đơn vị vận tải sản phẩm dầu trong nước thì Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam- Petrolimex là đơn vị vận tải xăng dầu lớn nhất nước ta.

STT TÊN KHO VỊ TRÍ CƠ QUAN QUẢN LÝ SỐ ĐIỂM KHO TỔNG SỨC CHỨA ( M3)

1 Bắc Bộ 3 146,000

Cụm kho B12 Bãi Cháy Quảng Ninh Petrolimex 35,600

Cụm kho K130( Petrolimex) Quảng Ninh Petrolimex 84,400

Kho An Hải Petec Hải Phòng Petec 26,000

2 Duyên Hải miền Trung 5 89,800

Cụm kho Mỹ Khê Đà Nẵng GTVT Đà Nẵng 45,000

Nước mặn 10,500

Nại Hiên ( Sông Hàn) Đà Nẵng Petrolimex 17,300

Liên Chiểu quân đội Đà Nẵng 10,000

Chân Mây T. Thiên Huế Petrolimex 7,000

3 Miền Đông Nam Bộ 5 737,000

Nhà Bè Petrolimex TP. HCM Petrolimex 340,000

Cát Lái Petec TP. HCM Petec 95,000

Cát Lái Sài Gòn Petro TP. HCM Petrolimex 150,000

Nhà Bè Petechim TP. HCM Petechim 50,000

PTSC Vũng Tàu Vũng Tàu PTSC 102,000

4 Miền Tây Nam Bộ 2 60,000

Cần Thơ PetroMekong Cần Thơ PetroMeKong 36,000

Miền Tây Petrolimex Petrolimex 24,000

Theo thống kê của đăng kiểm Việt Nam 2004, hiện nay trong nước có khoảng 70 tàu chở xăng dầu trọng tải từ 50- 37.000DWT, phần lớn là các tàu nhỏ dưới 3.000DWT phục vụ vận chuyển từ các kho đầu mối đến kho tiêu thụ, chỉ có 12 con tàu có trọng tải từ 5.000DWT trở lên phục vụ nhu cầu nhập khẩu.

Bảng 5: Danh mục các tàu chở xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam

( Nguồn: Số đăng kiểm tàu biển Việt Nam 2004 và PV Trans tổng hợp thông tin thị trường)

Tổng năng lực vận tải xăng dầu nhập khẩu của đội tàu Việt Nam hiện nay khoảng 280.400 DWT, nếu năng lực này được tận dụng 100% cho các tuyến biển quốc tế và tính trung bình 2,5 chuyến/ tháng từ Singgapore tới các cảng của Việt Nam thì cũng chỉ có thể vận chuyển được một lượng xăng dầu nhập khẩu khoảng 7,57 triệu tấn trong 1 năm chiếm 66,4% nhu cầu vận chuyển nhập khẩu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w