Thị phần vận chuyển xăng dầu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí (Trang 34 - 36)

I/ Vài nét chung về Công ty vận tải Dầu khí

3/ Phân tích khả năng thị phần

3.2/ Thị phần vận chuyển xăng dầu

Từ năm 1996 đến nay nước ta có những bước tăng trưởng kinh tế cao, có thể thống kê được nhu cầu tiêu thụ xăng dầu các năm tăng dần cho đến nay như sau:

Bảng 7: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của cả nước 1996- 2005

Đơn vị tính : nghìn tấn

Năm Nhu cầu cả nước Năm Nhu cầu cả nước

1996 5.218 2001 8.253

1997 5.395 2002 9.719

1998 6.18 2003 9.955

1999 6.667 2004 10.575

2000 8.117 2005 11.5

(Nguồn: Tổng Công ty dầu khí Việt Nam: 1996- 2002 Vụ kế hoạch đầu tư 2003- 2005)

Từ số liệu thống kê trên ta có thể dự báo nhu cầu tiêu thụ trong các năm tới theo phương pháp bình phương nhỏ nhất như sau:

Bảng 8: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu 2006- 2015

Đơn vị tính: nghìn tấn

Năm Nhu cầu Năm Nhu cầu

2006 12.164 2011 15.811

2007 12.893 2012 16.541

2008 13.623 2013 17.27

2009 14.352 2014 18

2010 15.082 2015 18.73

Hiện nay, phần lớn xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam được nhập từ Singgapore, một phần nhỏ khác từ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2004 Việt Nam đã nhập khẩu 10,5 triệu tấn xăng dầu với tổng giá trị 3,5 tỉ USD. Theo dự báo, đến năm 2009 khi NMLD số 1 Dung Quất đi vào hoạt động, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cả nước khoảng 14,35 triệu tấn/năm trong khi NMLD Dung Quất chỉ có thể cung cấp 4,5 triệu tấn/năm ( 80% công suất thiết kế). Đến năm 2012 khi có thêm NMLD

Nghi Sơn và Long Sơn với sản lượng mỗi nhà máy khoảng 5,37 triệu tấn/năm thì tổng sản lượng của 3 NMLD là 16,36 triệu tấn/năm, khi đó vẫn cần nhập khẩu một lượng nhỏ xăng dầu vì theo dự báo mức tiêu thụ năm 2012 là 16,54 triệu tấn.

Mức tiêu thụ xăng dầu ở 3 khu vực Bắc- Trung- Nam có sự chênh lệch đáng kể. Tiêu thụ xăng dầu hiện nay ở khu vực phía Bắc khoảng 20,3%; n\miền Trung 11,8% và miền Nam là 67,9%. Trong tương lai dự báo cơ cấu tiêu thụ này sẽ có sự thay đổi đáng kể với cơ cấu qua từng giai đoạn như sau:

Khu Vực 2005 2010 2015

Miền Bắc 20.30% 23.20% 27.40%

Miền Trung 11.80% 11.50% 11.50%

miền Nam 67.90% 65.30% 61%

Với năng lực vận tải xăng dầu nhập khẩu khoảng 7,57 triệu tấ/ năm, đội tàu của Việt Nam mới chỉ chiếm lĩnh được 66,4% thị phần vận tải nhập khẩu.

Tháng 6/2005 PV Trans nhận được chủ trương từ Chính Phủ và Tổng Công ty cho phép đầu tư 1 con tàu loại 30.000- 40.000DWT, tuy nhiên với 1 tàu loại này chỉ có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển nhập khẩu khoảng 0,84- 1,08 triệu tấn xăng dầu mỗi năm.

Năng lực vận chuyển xăng dầu nhập khẩu tối đa của đội tàu trong nước kể cả tàu 30.000- 40.000DWT chuẩn bị đầu tư của PetroVietNam, chỉ khoảng 8,65 triệu tấn/năm, chiếm 75,8% thị phần. Thị phần vận tải nhập khẩu xăng dầu còn lại sẽ do Công ty nước ngoài đảm nhận. Như vậy, Việt Nam lại phải chi một khoản lớn ngoại tệ để thuê tàu mà vần không đảm bảo chủ động cho kế hoạc cung ứng nhiên liệu cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời cũng không có khoản thu từ dịch vụ vận chuyển này nếu nó không được thực hiện bởi các doanh nghiệp vận tải biển trong nước.

Đối với các sản phẩm của NMLD, ngành dầu khí cần đầu tư đội tàu của mình để chủ động giải phóng hàng cho các nhà máy một cách nhanh chóng, kịp thời,

không thể phụ thuộc vào đội tàu của nước ngoài. Nhu cầu vận chuyển nhập khẩu đến các kho đầu mối sau khi các NMLD đi vào hoạt động sẽ do các đơn vị khác thực hiện. PetroVietnam sẽ thuê thêm tàu ngoài để đáp ứng khi có nhu cầu nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược trong quản trị sản xuất tại Công ty Vận tải dầu khí (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w