I/ TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KCN VÀ ĐÔ THỊ SỐ 18.
Kế toán tổng hợp và
tổng hợp và tính giá thành Kế toán thanh toán với khách hàng Kế toán thanh toán với ngân hàng Kế toán tiền lương và tạm ứng Kế toán theo dõi TSCĐ Tài vụ Ban kế toán xí nghiệp Ban kế toán xí nghiệp Ban kế toán xí nghiệp
* T
ổ chức bộ máy kế toán Công ty :
Công ty đã tiến hành tập hợp đồng bộ các cán bộ kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công việc kế toán trong từng phần hành cụ thể. Các cán bộ, nhân viên kế toán mà công ty đã lựa chọn đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Guồng máy kế toán hoạt động được có hiệu quả là do sự phân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại lao động kế toán theo tính chất khác nhau của khối lượng công tác kế toán. Công việc kế toán cụ thể và tố chất của người lao động là hai điều kiện cơ bản để thực hiện sự phân công lao động kế toán. Ngoài ra, khi phân công lao động kế toán trong bộ máy còn cần phải tôn trọng các điều kiện có tính nguyên tắc khác như: Nguyên tắc bất vị thân, bất kiêm nhiệm, hiệu quả và tiết kiệm, chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động...
Trong bộ máy kế toán, mỗi nhân viên kế toán phần hành đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán được giao. Các kế toán phần hành có thể chuyên môn hoá sâu theo từng phần hành hoặc có thể kiêm nhiệm một số phần hành theo nguyên tắc chung của tổ chức khoa học lao động kế toán. Kế toán phần hành phải có trách nhiệm quản lý trực tiếp, phản ánh thông tin kế toán, thực hiện sự kiểm tra qua ghi chép phản ánh tổng hợp; đối tượng kế toán phần hành được đảm nhiệm từ giai đoạn hạch toán ban đầu(trực tiếp ghi chứng từ hoặc tiếp nhận và kiểm tra) tới các giai đoạn kế toán tiếp theo( ghi sổ kế toán phần hành, đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ với thực tế tài sản, tiền vốn và hoạt động...lập báo cáo phần hành) được giao.
Các kế toán phần hành đều có trách nhiệm liên hệ với kế toán tổng hợp để hoàn thành ghi sổ tổng hợp hoặc lập báo cáo định kỳ chung ngoài báo cáo phần hành. Quan hệ giữa các lao động kế toán phần hành là quan hệ ngang, có tính chất tác nghiệp, không phải quan hệ trên dưới có tính chất chỉ đạo.
Phòng kế toán – tài chính của Công ty gồm: - Kế toán trưởng.
- Kế toán tổng hợp và tính giá thành. - Kế toán thanh toán với khách hàng. - Kế toán thanh toán với ngân hàng. - Kế toán tiền lương và tạm ứng. - Kế toán theo dõi TSCĐ.
- Tài vụ
Trong đó:
+ Kế toán trưởng có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc tổ chức hoạt động kinh tế trong Công ty một cách thường xuyên nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát hiện những lãng phí thiệt hại đã xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những sự trì trệ trong sản xuất kinh doanh để có biện pháp khắc phục.
+ Kế toán tổng tại công ty có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, vào sổ cái các tài khoản. Từ đó tiến hành lập các báo cáo tài chính, kết hợp với kế toán trưởng tiến hành phân tích quyết toán của đơn vị.
+ Kế toán thanh toán có nhiệm vụ phản ánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản phải nộp, phải cấp cũng như tình hình thanh toán và còn phải thanh toán với các đối tượng(người mua, người bán, cấp trên, cấp dưới, với ngân hàng, ngân sách, công nhân viên...)
+ Kế toán tài sản cố định theo dõi tài sản không những về mặt hiện vật mà còn theo dõi cả về nguyên giá và giá trị còn lại của từng loại.
Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức nhật ký – chứng từ. Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký- chứng từ: sử dụng nhật ký chứng từ để theo dõi vế có của các tài khoản khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có phân tích theo các tài khoản đối ứng, sử dụng sổ cái của các tài khoản để tổng theo vế nợ của các tài khoản tại thời điểm cuối kỳ. Các sổ kế toán được sử dụng kết hợp kế toán tổng hợp với chi tiết, kết hợp ghi theo thời gian và ghi theo hệ thống.
Các sổ kế toán được sử dụng trong hình thức nhật ký- chứng từ: nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái tài khoản và các sổ kế toán chi tiết.
Trình tự kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ: hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi vào các nhật ký chứng từ có liên quan. Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê hoặc sổ chi tiết thì số liệu trên các chứng từ kế toán được ghi vào bảng kê hoặc sổ chi tiết, cuối tháng tổng hợp số liệu trên bảng kê hoặc sổ chi tiết để ghi vào nhật ký chứng từ. Đối với các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động cần phải tính toán phân bổ