Thực trạng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 33)

2.2.1 Tình trạng đói nghèo theo chuẩn mới:

Chính phủ đã đồng ý phương án xây dựng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 – 2010 do Bộ Lao động Thuơng binh Xã hội trình. Các chuẩn mới có tính đến các yếu tố trượt giá, tăng trưởng kinh tế, tăng tiền lương,.. trong cả giai đoạn. Theo

đó, chuẩn mới giai đoạn 2006 – 2010 chỉ xác định hai khu vực thành thị và nông thôn (chuẩn nghèo cũ xác đinh ba khu vực) và đã được nâng lên gấp 2,3 lần chuẩn nghèo hiện tại, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân và ngang bằng chuẩn nghèo các nước trong khu vực. Cụ thể: ở khu vực thành thị chuẩn hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới

260.000 đồng/người. Khu vực nông thôn là hộ có bình quân thu nhập đầu người dưới 200.000 đồng/người/tháng thì được coi là hộ nghèo.

Theo số liệu mà Bộ Lao đông Thương binh và Xã hội theo chuẩn mới cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc; tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc (42%) và Tây Nguyên (38%) thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%),.. Nhiều dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn thấp. Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, kéo theo sự thiếu bền vững, có nơi nguy cơ tái đói nghèo. Như vậy, mặc dù tỷ lệ đói nghèo có giảm nhanh nhưng vẫn ở mức cao và chưa chắc chắn, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng kinh tế vẫn còn là nỗi băn khoăn của toàn xã hội.

2.2.2 Cơ sở pháp lý về cho vay hộ nghèo:

Việt Nam đang từng bước chuyển sang Kinh tế thị trường, cùng với những tiến bộ đạt được trên các mặt kinh tế và đời sống, các vấn đề xã hội và phân hoá giầu nghèo cũng ngày càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cùng với sự chuyển đổi hệ thống kinh tế, cần thiết phải chuyển đổi hệ thống an ninh xã hội theo những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Việc giải quyết vấn đề đói nghèo vừa là mục tiêu điều kiện và yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời là thước đo trình độ tiến bộ xã

hội và phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra vấn đề chống đói nghèo thành nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của Quốc gia được thể hiện trong quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng và Nhà nước.

* Quan điểm của Đảng và Nhà nước

Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội nhanh, ổn định, bền vững, đồng thời cũng là yêu cầu và nguyên tắc của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Xoá đói giảm nghèo cũng được đặt trong chiến lược đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế - xã hội ở Việt Nam và lấy biện pháp đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế làm cơ sở thực tế để chống đói nghèo. Đồng thời xoá đói giảm nghèo được kết hợp thống nhất giữa các giải pháp về kinh tế với chính sách xã hội và giữ vững ổn định chính trị

Xoá đói giảm nghèo phải trên cơ sở phát huy tích cực và tự lực vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo, kết hợp với sự giúp đỡ hiệu quả, kịp thời của Nhà nước, xã hội, đoàn thể.

Huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực xã hội để xoá đói giảm nghèo, đồng thời tích cực đa dạng hoá các nguồn lực và tranh thủ nguồn lực giúp đỡ từ bên ngoài của Chính phủ, tổ chức và cộng đồng quốc tế. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng bộ máy các cơ quan và tổ chức làm dịch vụ xã hội để trên cơ sở này nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cho người nghèo.

* Quan điểm của Thành phố:

Thấm nhuần và vận dụng tốt chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước Thành phố Hà Nội đã đặt ra vấn đề dịch vụ xã hội cho người nghèo và xoá đói

giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị - kinh tế và xã hội trung tâm là mục tiêu chiến lược và bộ phận cấu thành của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Xoá đói giảm nghèo phải làm kiên quyết, lâu dài, thường xuyên; đồng thời phải trên cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giải quyết đồng bộ các mặt việc làm, thu nhập, văn hoá, y tế, giáo dục, phát triển hạ tầng xã hội… nhằm làm cho Thủ đô văn minh lịch sự, đẹp đẽ và khang trang.

Tạo điều kiện để người nghèo cũng được tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách, biện pháp giúp đỡ họ thoát khỏi nghèo một cách công khai, dân chủ. Chỉ trên cơ sở này, chính sách biện pháp giúp đỡ người nghèo mới có thể thực hiện hiệu qủa.

Phát huy vai trò của cộng đồng giúp đỡ người nghèo theo tinh thần và đạo lý truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái”, xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo và thu hút mọi lực lượng mọi nguồn lực trong dân cư theo mô hình “Nhà nước – nhân dân – các tổ chức, đoàn thể” cùng làm; với phương châm người nghèo tự vươn lên kết hợp sự hỗ trợ cần thiết, kịp thời của Nhà nước, nhân dân, của các cơ quan đoàn thể…

Có thể thấy Đảng và Nhà nước ta cam kết bằng mọi nỗ lực xoá đói gảm nghèo. Nâng cao khả năng tiếp cân dịch vụ xã hội không chỉ tạo điều kiện hỗ trợ cho các hộ nghèo vượt giới hạn “nghèo” mà quan trọng hơn đã bước đầu tạo lập được môi trường ổn định, lâu dài

* Khái niệm dịch vụ xã hội:

Chính sách xã hội đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc, nó không chỉ mang ý nghĩa khái niệm thông thường mà đã trở thành nội dung gắn bó hữu cơ với các hoạt động xã hội khác trong chiến lược phát triển bền vững của các quốc gia.

Hiểu theo nghĩa hẹp thì dịch vụ xã hội chỉ là một bộ phận nhỏ cấu thành nội dung các hoạt động xã hội.

Như vậy, khái niệm dịch vụ xã hội không chứa đựng hết nội dung và chức năng phong phú của chính sách xã hội. Nhìn chung, chính sách xã hội được đánh giá như sự tác động của Nhà nước vào việc phân phối và ổn định điều kiện sống cho các tầng lớp xã hội về việc làm, thu nhập, sức khoẻ, nhà ở, giáo dục với mục đích thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng và tạo sự cân bằng ổn định xã hội.

Chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ nghèo được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.

Đối với diện các hộ nghèo có kinh nghiệm làm ăn nhưng thiếu vốn thì việc hỗ trợ vốn trực tiếp thông qua việc thành lập hệ thống NHCSXH. NHCSXH là tổ chức tín dụng Nhà nước, được thành lập với mục tiêu cho vay các đối tượng chính sách, chủ yếu là người nghèo và hoạt động không vì lợi nhuận.

Đối với các hộ nghèo không có khả năng lao động do già cả, bệnh tật, gia đình chính sách có hoàn cảnh neo đơn,.. nên đưa vào diện hỗ trợ chính sách. Nguồn vốn tài trợ này trích từ ngân sánh và giao nộp cho phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi có hộ nghèo sinh sống.

2.2.3 Tình hình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Hà Nội

Tiếp tục nhiệm vụ của Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây, NHCSXH Hà Nội mở rộng cho vay hộ nghèo tại các xã, phường trên địa bàn thành phố. Công tác cho vay hộ nghèo trong những năm qua tại NHCSXH Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan được thể hiện trên các khía cạnh:

2.2.3.1 Doanh số, dư nợ cho vay:

Từ khi đi vào hoạt động 11/4/2003, đến ngày 31/12/2005 NHCSXH Hà Nội đã cho vay 299 tỷ đồng với gần 71.500 lượt hộ được vay. Dư nợ đến ngày

31/12/2005 đạt 200 tỷ đồng với 44.400 hộ còn dư nợ (tăng 34% so với năm 2004, gấp 5 lần ngày nhận bàn giao từ NHNo&PTNT) bình quân dư nợ đạt 4,5 triệu đồng/1hộ (tăng 2,3 triệu đồng/hộ so với ngày nhận bàn giao). Dư nợ cho vay hộ nghèo đã được thực hiện ở 288 xã, phường/tổng số 232 xã, phường toàn Thành phố (tăng 132 xã, phường so với ngày nhận bàn giao). Từ đồng vốn được vay ưu đãi của NHCSXH Hà Nội đã có 9.701 hộ thoát nghèo. Hoạt động của ngân hàng trong sự phối hợp chặt chẽ cùng các cấp, các ngành của Thủ đô Hà Nội trong những năm qua đã góp phần làm cho tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố giảm từ 5,01% năm 2001 xuống còn 0,3% năm 2005 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001 – 2005) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được từ đầu năm 2006 NHCSXH Hà Nội đã triển khai thực hiện tốt công tác cho vay với hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn mới của UBND Thành phố Hà Nội. Theo đó những kết quả đã đạt được là đáng khả quan. Dư nơ đến ngày 31/12/2006 đạt 273 tỷ đồng tăng 73 tỷ đồng (36,5%) so với năm 2005. Dư nợ cho vay hộ nghèo đã được thực hiện tại hầu hết các xã, phường trên địa bàn Hà Nội góp phần cùng Thành phố Hà Nội thực hiện tốt các chương trình kinh tế - xã hội và giảm tỷ lệ hội hộ nghèo xuống còn 5,5%.

2.2.3.2 Tình hình áp dụng các hình thức cho vay:

Ngoài việc ở rộng địa bàn cho vay ở tất cả các xã, phường, Chi nhánh Hà Nội đã tập trung vốn cho vay hộ nghèo các địa bàn có nhiều hộ nghèo như 8 xã nghèo huyện Sóc Sơn vay hơn 11,5 tỷ đồng; huyện Đông Anh 34 tỷ đồng.; huyện Gia Lâm 23,5 tỷ đồng; huyện Thanh Trì 24 tỷ đồng và huyện Từ Liêm 24,6 tỷ đồng.

Việc cho vay vốn đối với hộ nghèo là một hình thức giúp người nghèo không phải bằng trợ cấp mà giúp họ có vốn làm ăn để phát triển sản xuất, cải thiện đời

sống, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Một vài ví dụ điển hình như sau:

Tại huyện Đông Anh: Chị Lê Thị Tuệ hội viên Hội Phụ nữ xã Đông Hội, hàng năm được vay vốn NHCSXH để phát triển chăn nuôi bò, lợn,.. thu nhập bình quân 15 triệu đồng/năm, đã thoát nghèo năm 2004; Chị Đào Thị Hồng Nga hội viên Hội Phụ nữ xã Uy Nỗ hàng năm vay vốn NHCSXH để chăn nuôi lợn nái, lợn bột tạo ra thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng/năm, hiện nay đã thoát nghèo,…

Tại huyện Từ Liêm: Gia đình anh Nguyễn Văn Sơn hội viên Hội Nông dân xã Liên Mạc vay 1 triệu đồng dùng vào việc chuyển đổi cây trồng từ lúa sang trồng cây ăn quả, hàng năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 triệu đồng/năm; Chị Nguyễn Thị Thu vay 7 triêu đồng để trồng hoa giống mới hàng năm cho thu hoạch 15 đến 20 triệu đồng/năm; gia đình ông Nguyễn Văn Đán ở xã Thượng Cát đã vay 7 triệu đồng để chăn nuôi, hàng năm doanh thu đạt 20 triệu đồng. Tại huyện Gia Lâm: Hội viên tích cực tham gia công tác hội, gắn bó và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống, giúp nhau phát triển kinh tế, sử dụng vốn có hiệu quả, từng bước xoá bỏ đói nghèo, tạo việc làm ổn định. Điển hình như chị Đỗ Thị Hoa Lý ở thôn 3 xã Phù Đổng vay 5 triệu đồng để chăn nuôi gia súc, canh tác trên 4,5 sào ruông, mua máy may gia công đã thoát nghèo; chị Nguyễn Thị Nênh ở thôn Đại Bản xã Phú Thị vay 3 triệu đồng chăn nuôi bò thịt đã thoát nghèo, thu nhập bình quân của gia đình hai chị là 10 triệu đồng/năm.

Tại quận Đống Đa: nhờ vay vốn ưu đãi từ NHCSXH đã giúp nhiều hộ nghèo có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống đem lại hiệu quả kinh tế như: bà Trần Thị Lan - phường Văn Miếu, từ một hộ nghèo, phải nuôi 4 cháu đang tuổi lớn nhưng nhờ vay vốn hộ

nghèo số tiền 7 triệu đồng mua xe máy đến nay bà đã tích luỹ được số tiền trả hết nợ ngân hàng và vươn lên thoát nghèo.

Ngoài ra, NHCSXH Hà Nội đã dành vốn tín dụng ưu đãi để tập trung cho phát triển làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ,..thu hút nhiều lao động có việc làm và thu nhập ổn định như phát triển làng nghề đồ gỗ Mỹ Nghệ ở 2 xã Liên Hà và Vân Hà thuộc huyện Đông Anh, nghề trông hoa, cây cảnh ở quận Tây Hồ, cam Canh, bưởi Diễn ở các xã thuộc huyện Từ Liêm.

2.2.3.3 Nguồn vốn huy động:

Nguồn vốn huy động được để thực hiện cho vay hộ nghèo là do NHCSXH Hà Nội đã thực hiện:

* Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức kinh tế để tìm kiếm những nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp

* Ngân hàng đã sử dụng nhiều chính sách khuyến mãi, hậu mãi khách hàng để cạnh tranh trong huy động vốn với các NHTM và các tổ chức kinh tế khác trên cùng địa bàn

* Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền hình ảnh của NHCSXH trên các phương tiện thông tin đại chúng.

* Lập phương án trình các ngành chức năng, UBND Thành phố và các quận, huyện để tăng nguồn vốn nhận uỷ thác từ ngân sách Thành phố và các quận, huyện

2.2.4. Đánh giá khái quát về thực trạng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Hà Nội. Nội.

- Công tác cho vay hộ nghèo uỷ thác qua các tổ chức Hội đã đạt được những kết quả:

+ Chất lượng của từng món vay tăng lên, việc bình xét mức cho vay đã sát với nhu cầu thực tế sử dụng vốn, tình trạng cho vay chia đều, bình quân giữa các Hội viên đã giảm đáng kể.

+ Dư nợ uỷ thác qua các Hội đoàn thể tăng trưởng đáng kể qua các năm. Qua đó, có thể thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH Hà Nội với các tổ chức Hội các cấp trong quá trình triển khai cho vay hộ nghèo.

+ Ngân hàng đã thành lập được các Tổ giao dịch lưu động tại xã, phường phục vụ hộ nghèo tạo mối liên hệ gắn bó, đồng trách nhiệm giữa NHCSXH với Tổ chức hội, tổ viên và tạo điều kiện thuận lợi cho người vay trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.

+ Việc cho vay hộ nghèo uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội của đồng vốn tín dụng ưu đãi:

Thứ nhất: Vốn vay ưu đãi của Nhà nước được công khai, dân chủ và được gắn kết với các chương trình hoạt động của các Hội đoàn thể. Hơn nữa, qua việc thực hiện chương trình uỷ thác cho vay, Tổ TK&VV được hưởng hoa hồng và các cấp Hội được nhận phí uỷ thác, khoản tiền này tuy không lớn nhưng cũng là nguồn động viện cho cán bộ Tổ TK&VV, cán bộ tổ chức Hội cũng như bổ sung kinh phí hoạt động cho tổ chức Hội.

Thứ hai: Việc quản lý vốn tín dụng được coi trọng, sát sao góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn vốn của Nhà nước.

Thứ ba: Phương thức uỷ thác bán phần qua các Hội đoàn thể đã huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi đến với người

dân tại các thôn, xóm, cụm dân cư trong điều kiện màng lưới và lực lượng cán bộ của ngân hàng còn hạn chế.

- Ngoài ra, công tác cho vay vốn đối với hộ nghèo của NHCSXH trên địa bàn Hà Nội đã góp phần cùng Thành phố xoá 10.000 hộ nghèo (hộ có vay vốn NHCSXH Hà Nội). Đạt được kết quả trên là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị các ban ngành, hội, đoàn thể từ Thành phố đến quận, huyên, xã, phường. Bên cạnh đó Chi nhánh còn phối hợp tốt với Sở tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hôị, Sở Kế hoạch và Đầu tư, quận, huyện…trong việc xây dựng, phân bổ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 33)