Khái quát về NHCSXHVN Chi nhánh TP Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 27)

2.1.1 Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức kinh doanh

2.1.1.1 Nhiệm vụ:

- Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đơn vị thành viên của NHCSXH Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 18/QĐ – HĐQT ngày 14/1/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH. Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội thực hiện tín dụng ưu đãi của NHà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo Nghị định 78/2002/NĐ – CP ngày 4/1/2002 của Chính phủ. Sau một thời gian chuẩn bị các điều kiện ban đầu (tất cả điểm xuất phát đều “từ đầu” như: trụ sở làm việc, tài sản và công cụ lao động, tổ chức cán bộ,..) ngày 11/4/2003 Chi nhánh Hà Nội đã khai trương và đi vào hoạt động. Được sự chỉ đạo của HĐQT, Tổng Giám đốc NHCSXH, sự quan tâm của Thành uỷ, HĐND,UBND TP Hà Nội, sự phối hợp tạo điều kiện của các Sở, ngành và các Hội đoàn thể cùng sự cố gắng khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên của cán bộ nhân viên NHCSXH Hà Nội đã từng bước ổn định, phát triển về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được NHCSXH Việt Nam và UBND TP Hà Nội giao như:

+ Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm Bưu điện, bảo hiểm Xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước

+ Được nhận các đồng vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.

+ Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.

+ NHCSXH Hà Nội thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quĩ * Cung ứng các phương tiện thanh toán

* Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước

* Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt * Các dịch vụ khác theo qui định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội

+ Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.

- NHCSXH thực hiện tín dụng ưu đãi đối với: * Hộ nghèo

* Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và học nghề

* Cho vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)

* Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh thuộc khu vực II,III, miền núi và thuộc chương trình phát triển kinh tế xã hội, các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135)

* Các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

NHCSXH Hà Nội đã thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được NHCSXH Việt Nam và UBND TP Hà Nội giao, đáp ứng nhu cầu vốn và các dịch vụ ngân hàng góp phần xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ việc làm và phát triển kinh tế xã hội Thủ đô Hà Nội trong những năm tiếp theo.

2.1.1.2 Bộ máy tổ chức kinh doanh

Màng lưới tổ chức của Chi nhành NHCSXH TP Hà Nội bao gồm: * Hội sở Thành phố tại 31 Ngô Thì Nhậm

* 12 Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện trực thuộc * 2 Quỹ Tiết kiệm.

Mô hình tổ chức của NHCSXH Hà Nội do 4 bộ phận hợp thành, huy động sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị, xã hội và sức mạnh của toàn dân, chung sức, chung lòng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Cụ thể là:

Một là: Bộ phận làm nhiệm vụ quản lý do Ban đại diện Hội đồng quản trị điều hành. BĐD HĐQT Chi nhánh Hà Nội và các quận, huyện đã được thành lập với cơ cấu các Thành viên và tổ chức hoạt động theo đúng quy chế hoạt động của BĐD HĐQT ban hành tại QĐ 162/QĐ – HĐQT ngày 17/4/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH. Nhiệm vụ của BĐD HĐQT các cấp là tham gia hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và giám sát việc thực hiện các chính sách, nhằm đảm bảo nguồn lực của Nhà nước được sử dụng có hiệu quả.

Hai là: Bộ phận điều hành bao gồm: ban Giám đốc, và các phòng chuyên môn có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý vốn, đưa vốn tín dụng kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, đào tạo tay nghề cho cán bộ và hướng dẫn các đối tượng vay vốn thực hiện các chính sách tín dụng của Chính phủ.

Ba là: Các tổ chức chính trị - xã hội làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho

NHCSXH có nhiệm vụ chính là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân thông qua tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở, có đủ điều kiện trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng

Bốn là: Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở thôn, ấp, bản, làng do các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo xây dựng và quản lý được giao nhiệm vụ chính là huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên để lập quỹ tự lực của Tổ, cam kết sử dụng vốn vay có hiệu quả và kiểm tra, giám sát Tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây: 2.1.2.1 Về nguồn vốn: 2.1.2.1 Về nguồn vốn:

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn vốn

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Vốn % tăng so với 2003 Vốn % tăng so với 2004 Vốn % tăng so với 2005 Nguồn vốn hoạt động 1303 125 1600 25,69 1958 19 Nguồn vốn tự huy động 1273 127 1590 24,9 1900 19 Huy động từ dân cư 80 60 90 12,5 100 11,1 Huy động từ các TCKT 1193 134 1500 25,7 1850 23,3 Nguồn nhận uỷ thác 30 50 50 22,78 58 16 Công tác nguồn với năm 2006 của Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao. Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã triển khai các giải pháp:

+ Tranh thủ sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH quận, huyện và Chính quyền địa phương.

+ Mở rộng các mối quan hệ với các tổ chức kinh tế để tìm kiếm những nguồn vốn nhàn rỗi với chi phí thấp

+ Tăng cường công tác vận động, tuyêu truyền hình ảnh của NHCSXH trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương.

Nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh qua các năm đã đáp ứng vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn và thực hiện kế hoạch huy động vốn của NHCSXH giao, góp phần điều hoà vốn trong toàn hệ thống.

2.1.2.2 Về công tác tín dụng:

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn vốn

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Vốn % tăng so với 2003 Vốn % tăng so với 2004 Vốn % tăng so với 2005

Doanh số cho vay 209 341 65

Doanh số thu nợ 92 225 60

Tổng dư nợ 245 93 311 26,9 411,3 32,3

Cho vay hộ nghèo 149 290 200 34 273 36,5

Cho vay giải quyết việc làm 89,2 7,5 103,6 16 116 12 Cho vay học sinh - sinh viên 6,6 22,2 7,5 14 7 -0,07

Cho vay XKLĐ 0,03 0,136 353 0,3 120

Cho vay doanh nghiệp vừa & nhỏ 15

Nguồn vốn tín dụng tăng trưởng đều qua các năm, trong năm 2006 nguồn vốn tín dụng đã đạt 99,54% kế hoạch được giao. Nâng mức cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm đạt 80 – 90% mức cho vay tối đa. Bước đầu đã triển khai thành công chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (Dự án KFW - Cộng hoà Liên Bang Đức) với doanh số cho vay 15 tỷ đồng. Có được kết quả trên là do NHCSXH Hà Nội đã:

*Thực hiện tốt Nghị quyết và chỉ đạo của HĐQT, Tổng Giám đốc NHCSXH về mục tiêu nhiệm vụ của toàn ngành năm 2006 và các năm tiếp theo.

*Thực hiện tốt các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội khoá XIV nhiệm kỳ (2006 – 2010) *Triển khai thực hiện tốt công tác cho vốn đối với hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn mới được ban hành tại Quyết định số 6673/QĐ-UB ngày 28/9/2005 của UBND Thành phố Hà Nội.

*Thực hiện tốt công tác cho vay với các đối tượng chính sách khác.

2.1.2.3 Phối hợp với Hội đoàn thể các cấp.

Phối hợp xây dựng, phân bổ, triển khai kế hoạch cho vay trong năm. Thông qua Hội đoàn thể các cấp, công tác cho vay của NHCSXH Hà Nội đã được triển khai mạnh mẽ trên toàn địa bàn. Kết quả dư nợ cho vay uỷ thác bán phần qua các Hội đoàn thể như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Hội đoàn thể Dư nợ năm 2004 Dư nợ năm 2005 Dư nợ năm 2006

Hội Phụ nữ 83.654 109.339 150.856

Hội Nông dân 47.474 61.029 79.886

Hội Cựu chiến binh 13.398 18.670 22.379

Đoàn Thanh niên 564 4.492 9.570

Khác 4.248 6.282 10.185

2.1.2.4 Tài chính - kế toán

Công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính được thực hiện đúng quy định của Nhà nước và của ngành, đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản và tiền mặt tại trụ sở Ngân hàng

Chấp hành tốt chế độ về kế toán tài chính và công tác kế toán ngân quỹ. Hạch toán kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Triển khai tốt công tác hạch toán kế toán và thực hiện tốt chương trình thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Thực hiện tốt công tác an toàn và ngân quỹ tại nơi giao dịch và trên đường vận chuyển, giải ngân, thu nợ,..

2.1.2.5 Kiểm tra - kiểm toán nội bộ

Thực hiện chương trình kiểm tra, kiểm toán hàng tháng, quý, năm của Chi nhánh Thành phố và các PGD quận, huyện

Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán định kỳ tháng, quý theo

chương trình, kế hoạch đã định. Tiến hành theo dõi, chỉ đạo việc chỉnh sửa, khắc phục nhũng sai xót phát sinh.

Tham mưu cho ban đại diện HĐQT NHCSXH TP Hà Nội về chương trình kiểm tra, giám sát và tham gia công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT.

2.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Hà Nội.2.2.1 Tình trạng đói nghèo theo chuẩn mới: 2.2.1 Tình trạng đói nghèo theo chuẩn mới:

Chính phủ đã đồng ý phương án xây dựng chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006 – 2010 do Bộ Lao động Thuơng binh Xã hội trình. Các chuẩn mới có tính đến các yếu tố trượt giá, tăng trưởng kinh tế, tăng tiền lương,.. trong cả giai đoạn. Theo

đó, chuẩn mới giai đoạn 2006 – 2010 chỉ xác định hai khu vực thành thị và nông thôn (chuẩn nghèo cũ xác đinh ba khu vực) và đã được nâng lên gấp 2,3 lần chuẩn nghèo hiện tại, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống của người dân và ngang bằng chuẩn nghèo các nước trong khu vực. Cụ thể: ở khu vực thành thị chuẩn hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới

260.000 đồng/người. Khu vực nông thôn là hộ có bình quân thu nhập đầu người dưới 200.000 đồng/người/tháng thì được coi là hộ nghèo.

Theo số liệu mà Bộ Lao đông Thương binh và Xã hội theo chuẩn mới cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc; tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc (42%) và Tây Nguyên (38%) thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%),.. Nhiều dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn thấp. Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống, kéo theo sự thiếu bền vững, có nơi nguy cơ tái đói nghèo. Như vậy, mặc dù tỷ lệ đói nghèo có giảm nhanh nhưng vẫn ở mức cao và chưa chắc chắn, tỷ lệ tái nghèo còn cao. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng kinh tế vẫn còn là nỗi băn khoăn của toàn xã hội.

2.2.2 Cơ sở pháp lý về cho vay hộ nghèo:

Việt Nam đang từng bước chuyển sang Kinh tế thị trường, cùng với những tiến bộ đạt được trên các mặt kinh tế và đời sống, các vấn đề xã hội và phân hoá giầu nghèo cũng ngày càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Điều đó đặt ra nhiệm vụ cùng với sự chuyển đổi hệ thống kinh tế, cần thiết phải chuyển đổi hệ thống an ninh xã hội theo những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Việc giải quyết vấn đề đói nghèo vừa là mục tiêu điều kiện và yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời là thước đo trình độ tiến bộ xã

hội và phát triển bền vững. Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra vấn đề chống đói nghèo thành nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của Quốc gia được thể hiện trong quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng và Nhà nước.

* Quan điểm của Đảng và Nhà nước

Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội nhanh, ổn định, bền vững, đồng thời cũng là yêu cầu và nguyên tắc của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Xoá đói giảm nghèo cũng được đặt trong chiến lược đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế - xã hội ở Việt Nam và lấy biện pháp đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế làm cơ sở thực tế để chống đói nghèo. Đồng thời xoá đói giảm nghèo được kết hợp thống nhất giữa các giải pháp về kinh tế với chính sách xã hội và giữ vững ổn định chính trị

Xoá đói giảm nghèo phải trên cơ sở phát huy tích cực và tự lực vươn lên của chính người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo, kết hợp với sự giúp đỡ hiệu quả, kịp thời của Nhà nước, xã hội, đoàn thể.

Huy động và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực xã hội để xoá đói giảm nghèo, đồng thời tích cực đa dạng hoá các nguồn lực và tranh thủ nguồn lực giúp đỡ từ bên ngoài của Chính phủ, tổ chức và cộng đồng quốc tế. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng bộ máy các cơ quan và tổ chức làm dịch vụ xã hội để trên cơ sở này nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội cho người nghèo.

* Quan điểm của Thành phố:

Thấm nhuần và vận dụng tốt chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước Thành phố Hà Nội đã đặt ra vấn đề dịch vụ xã hội cho người nghèo và xoá đói

giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị - kinh tế và xã hội trung tâm là mục tiêu chiến lược và bộ phận cấu thành của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Xoá đói giảm nghèo phải làm kiên quyết, lâu dài, thường xuyên; đồng thời phải trên cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giải quyết đồng bộ các mặt việc làm, thu nhập, văn hoá, y tế, giáo dục, phát triển hạ tầng xã hội… nhằm làm cho Thủ đô văn minh lịch sự, đẹp đẽ và khang trang.

Tạo điều kiện để người nghèo cũng được tham gia vào quá trình hoạch định các chính sách, biện pháp giúp đỡ họ thoát khỏi nghèo một cách công khai, dân chủ. Chỉ trên cơ sở này, chính sách biện pháp giúp đỡ người nghèo mới có thể thực hiện hiệu qủa.

Phát huy vai trò của cộng đồng giúp đỡ người nghèo theo tinh thần và đạo lý

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hà Nôi (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w