2.3.2.1. Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNV&N:
Trong 3 năm qua thì dư nợ của các khách hàng không ổn định như số liệu thể hiện dưới đây. Dư nợ cho vay DNV&N chiếm tỷ trọng rất cao trong năm 2004 và 2005. Năm 2004 là 57,9%, năm 2005 là 58,8% và năm 2006 là 41,2%. Năm 2006 dư nợ cho vay đối với DNV&N giảm mạnh nhưng đây cũng không phải là tỷ lệ thấp ( > 40%). Kết quả này thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đối thủ trên cùng địa bàn trong việc thu hút các DNV&N.
Bảng 2.8: Dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
DNV&N 492,150 490,478 328,124
Doanh nghiệp lớn 325,600 322,469 432,660
Cá nhân 32,250 20,776 35,942
Tổng dư nợ cho vay 850,000 834,000 796,726
( Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đông Anh)
Trong năm 2006 thì số lượng DNV&N là khách hàng của chi nhánh giảm đi 7 khách hàng (năm 2005 có 94 khách hàng và năm 2006 chỉ có 87 khách hàng). Lý do của số lượng khách hàng giảm là vì chi nhánh tiến hành sàng lọc lại khách hàng, không cho vay đối với những DNV&N có vốn chủ sở hữu thấp lại thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo. Nhưng điều này cũng thể hiện sự yếu kém của chi nhánh trong việc thu hút các DNV&N mới đến vay vốn. Vì DNV&N là loại hình doanh nghiệp được Nhà nước chú trọng phát triển trong những năm qua do những ưu thế nhất định của nó trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. Như vậy điều kiện thành lập các DNV&N đã dễ dàng hơn và có những ưu đãi trong phát triển hơn do vậy số lượng các
DNV&N tăng mạnh nhưng số lượng các DNV&N là khách hàng của chi nhánh giảm nên chi nhánh cần xem xét lại vấn đề này. Năm 2006 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn tăng mạnh chiếm 54,27% tổng dư nợ cho vay.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng
0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
DNV&N DNL Cá nhân
( Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCTĐA)
Đối với dư nợ cho vay của DNV&N thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong 3 năm qua. Tỷ trọng này đang có xu hướng tăng lên. Năm 2006 về số tuyệt đối thì giảm nhưng về số tương đối thì tăng 6,9% . Cho vay trung hạn và dài hạn đều giảm nhưng cho vay dài hạn giảm mạnh hơn. Như vậy có thể nói nhu cầu vốn ngắn hạn của các DNV&N vẫn còn rất lớn và sẽ còn tăng trong các năm tới.
Chi nhánh NHCT Đông Anh có thế mạnh trong cho vay ngắn hạn. Thể hiện ở dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Trong 3 năm qua thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ. Mặc dù xu hướng của chi nhánh là giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng dần tỷ trọng cho vay dài hạn nhưng thực tế chi nhánh chưa làm được điều này. Do nguồn huy động của chi nhánh mặc dù có tăng trong 3 năm qua nhưng tính chất của nguồn thì thiếu sự ổn định chủ yếu vẫn là nguồn ngắn hạn
do vậy để tránh rủi ro ngân hàng thường cho vay ngắn hạn. Hơn nữa theo qui định của NHNN thì các NHTM chỉ được phép dùng 40% nguồn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Hơn nữa đối với DNV&N thì cho vay ngắn hạn là thế mạnh bởi DNV&N có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cũng như nhu cầu vốn thời vụ lớn vì hàng hoá mà họ sản xuất mang tính chất thời vụ cao do vậy tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm từ 76% trở lên. Và hiện nay đang có xu hướng tăng lên. Năm 2006 đạt tới 83,13% tổng dư nợ. Hơn nữa đây chủ yếu là những khách hàng đã có quan hệ với chi nhánh trong nhiều năm, khách hàng mới rất ít nên họ đã vay dài hạn trong những năm trước đây khi mới thành lập để đầu tư trang thiết bị còn hiện nay họ chỉ có nhu cầu vốn cho sản xuất
Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng đối với DNV&N trong 3 năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004Số tiền Năm 2005 Năm 2006
Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 392,240 79.7 373,890 76.23 272,770 83.13
Trung hạn 40,356 8.2 32,371 6.6 28,020 8.542
Dài hạn 59,554 12.1 84,217 17.17 27,326 8.328
Tổng 492,150 100 490,478 100 328,116 100
( Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đông Anh)
2.3.2.2. Thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N:
Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên cũng như tất cả các ngành khác, lợi nhuận luôn gắn liền với mạo hiểm và rủi ro. Hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Với nguồn vốn huy động được việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao nhất là công việc hết sức khó khăn. Do vậy việc nâng cao chất lượng cho vay mà đặc biệt là cho vay ngắn hạn của chi nhánh là vấn đề cần bàn đến vì như đã phân tích ở trên thì dư nợ cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn đặc biệt là đối với DNV&N.
Thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của NHCT Việt Nam trong những năm qua NHCT Đông Anh đã thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, các quy định, quy chế, thực hiện quy trình cho vay theo đúng các bước trong Sổ tay tín dụng. Thực hiện đúng theo chủ trương của NHCT Việt Nam trong việc tăng trưởng tín dụng lành mạnh, lấy hiệu quả, an toàn là chính không mở rộng tín dụng một cách tràn lan. Chi nhánh đã ngày càng tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp lớn cũng như các DNV&N. Điều này khẳng định chất lượng cho vay của chi nhánh không chỉ cung cấp vốn kịp thời, chính xác, hiệu quả cho khách hàng mà ngày càng tạo được niềm tin cho họ do đó khách hàng có điều kiện kinh doanh có hiệu quả tạo nguồn thu ổn định để trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.
- Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNV&N theo tính chất đảm bảo.
Dư nợ cho vay ngắn hạn trong 3 năm giảm mạnh. Năm 2006 giảm 101 tỷ (-27%). Dư nợ giảm một phần là do dư nợ chung của toàn chi nhánh giảm ngoài ra còn do chi nhánh chưa đa dạng hoá các phương thức cho vay dẫn đến không cạnh tranh được với các đối thủ trên cùng địa bàn. Hiện nay chi nhánh mới chủ yếu áp dụng cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức.
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo tính chất đảm bảo
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Dư nợ cho vay 392,240 373,890 272,770
Không có BĐ bằng TS 176,508 (45%) 158,904 (43.5%) 136,385 (50%)
(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCTĐA)
Tài sản thế chấp là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho khoản cho vay an toàn hơn. Đối với các ngân hàng trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì vấn đề tài sản đảm bảo không còn mang tính chất quyết định như trước kia. Vấn đề được các ngân hàng quan tâm hàng đầu khi cho vay chính là hiệu quả của phương án vay vốn tuy nhiên tài sản đảm bảo chính là lá chắn giúp cho khoản vay có chất lượng hơn. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi giao vốn cho khách hàng. Trong 3 năm qua thì dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo tăng giảm không đều nhưng năm 2006 giảm chỉ còn 50 % nhưng đây cũng là tỷ lệ tương đối cao phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng khá tốt.
-Tình hình về nợ quá hạn:
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể tránh được việc phát sinh nợ quá hạn. Nợ quá hạn hiện nay đang là vấn đề bức xúc của các ngân hàng. Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng cho vay của các ngân hàng. Những khoản nợ đến hạn mà khách hàng không trả được (cố tình không trả hoặc không có khả năng trả) đều phải chuyển sang nợ quá hạn.
Quy mô nợ quá hạn lớn chứng tỏ ngân hàng bị chiếm dụng vốn lớn. Khách hàng của ngân hàng sử dụng không hiệu quả vốn vay nên không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Chất lượng tín dụng được đánh giá dựa trên khả năng hoàn trả đúng hạn cả vốn và lãi cho ngân hàng nên nếu nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng cho vay thấp và ngược lại.
Tình hình nợ quá hạn của toàn chi nhánh.
Bảng 2.11: Nợ quá hạn của toàn chi nhánh
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nợ quá hạn 14,450 13,649 2,046
Tổng dư nợ 850,000 834,000 796,000
% 1.72% 1.636% 0.257%
( Nguồn: Phòng tổng hợp - Chi nhánh NHCT Đông Anh)
Quy mô nợ quá hạn giảm rõ rệt đặc biệt là năm 2006 so với năm 2005, đã giảm 6,67 lần, tương đương với 11.603 triệu đồng. Năm 2005 và 2006 chi nhánh đã thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN những khoản nợ nghi ngờ và nợ cần chú ý được xếp vào nợ quá hạn. Đối với những món vay bị đưa vào nhóm nợ có khả năng mất vốn được chuyển ra ngoại bảng để xử lý. Do vậy dư nợ quá hạn giảm rõ rệt trong 3 năm qua vì năm 2005 trích dự phòng rủi ro là 47,805 tỷ và năm 2006 là 41,190 tỷ. Từ đó, tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh có xu hướng giảm mạnh, từ 1,72% năm 2004 xuống còn 1.636% và đặc biệt là chỉ còn 0,257% vào năm 2006. Mặc dù dư nợ trong 3 năm qua có giảm nhưng mức giảm thấp trong khi tỷ lệ nợ quá hạn giảm rất lớn chứng tỏ qui mô tín dụng của ngân hàng tương đối hợp lý. Tức là chất lượng cho vay đang ngày một được nâng cao. Đạt được kết quả này là do cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt công tác kiểm soát trước, trong, và sau khi cho vay. Cán bộ tín dụng luôn luôn cập nhật thông tin về khách hàng nhằm quản lý an toàn và hiệu quả khoản vay. Tuy nhiên các khoản nợ quá hạn đều liên quan đến các doanh nghiệp mà ngân hàng cho vay với dư nợ lớn như công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long, công ty Cổ Phần giao thông 228, Công ty vật liệu chịu lửa Cầu Đuống. Tức là nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào một số khách hàng cá biệt đòi hỏi chi nhánh phải có những biện pháp hợp lý để có thể thu hồi được vốn cho chi nhánh.
DNV&N trong thời gian qua đã được định hướng là khách hàng mục tiêu của chi nhánh. Do vậy chi nhánh có nhiều nỗ lực trong việc khai thác đối tượng khách hàng này thể hiện ở tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng dư nợ. Đồng thời ta còn phải xem xét chất lượng trong cho vay đối với DNV&N thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn đối với doanh nghiệp này.
Bảng 2.12: Dư nợ quá hạn của DNV&N
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nợ quá hạn 1,982 0 1,796
Tổng dư nợ 492,150 490,478 328,124
% 0.4027% 0% 0.547%
(Nguồn: Phòng tổng hợp - chi nhánh NHCT Đông Anh)
Tỷ lệ nợ quá hạn có nhiều biến động trong 3 năm qua. Tuy nhiên đây là tỷ lệ thể hiện chất lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp này tương đối cao vì tỷ lệ nợ quá hạn đều dưới 1%. Nhưng cũng cần phải xem xét do chất lượng đang có dấu hiệu đi xuống vì năm 2005 là năm mà dư nợ quá hạn gấp 6,67 lần so với năm 2006 nhưng lại không phát sinh dư nợ quá hạn đối với DNV&N trong khi đó năm 2006 dư nợ quá hạn lại tập trung hết vào DNV&N. Do vậy tỷ lệ nợ quá hạn năm 2006 của DNV&N là 0,547% gấp đôi so với tỷ lệ nợ quá hạn chung của toàn chi nhánh. Tỷ lệ nợ quá hạn của DNV&N lớn chủ yếu là do các khoản cho vay đối với DNV&N thuộc phụ trách của các cán bộ tín dụng còn khá trẻ, kinh nghiệm còn chưa cao nên trong quá trình phân tích, thẩm định khách hàng cũng như xem xét các phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều lúng túng đôi khi đánh giá quá cao hiệu quả của các phương án mà khách hàng đưa ra dẫn đến xác định sai hạn mức cũng như kỳ hạn vay không hợp lý. Hơn nữa nguồn thông tin về các DNV&N thường rất hạn chế. Cán bộ tín dụng thường ít có cơ hội được tiếp
xúc với các nguồn thông tin khác ngoài những thông tin do khách hàng cung cấp.
Nợ quá hạn ngắn hạn của DNV&N
Bảng 2.13: Tỷ lệ dư nợ quá hạn ngắn hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nợ quá hạn NH 1,125 0 1,019
Tổng dư nợ NH của DNV&N
392,240 373,890 272,778
% 0.2868 0 0.373
(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Đông Anh)
Dư nợ quá hạn ngắn hạn đối với DNV&N luôn ở mức dưới 1% đây là kết quả rất đáng khích lệ của chi nhánh trong 3 năm qua. Dư nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 56,737 % tổng dư nợ ngắn hạn của DNV&N trong khi dư nợ ngắn hạn chiếm hơn 80% tổng dư nợ. Có thể nói đây là những con số thể hiện Chi nhánh đang hoạt động rất an toàn. Nhưng nếu so với năm 2005 thì chất lượng cho vay ngắn hạn đã giảm sút vì dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNV&N lớn hơn năm 2006 mà không phát sinh nợ quá hạn. Nợ quá hạn phát sinh là xuất phát từ hai phía DNV&N và ngân hàng. Về phía DNV&N thì chủ yếu là do tình hình sản xuất kinh doanh cũng như ý thức của họ đối với việc trả nợ ngân hàng. Còn về phía ngân hàng thì việc xác định đúng kỳ hạn nợ và vấn đề kiểm soát sau là quan trọng. Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn tăng chứng tỏ cán bộ tín dụng chưa đánh giá đúng các phương án vay vốn ngắn hạn cũng như chưa kiểm soát tốt vấn đề thu nợ do vậy đã phát sinh nợ quá hạn. Như đã phân tích thì nhu cầu vốn ngắn hạn chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu vốn thời vụ do vậy cán bộ tín dụng mà đánh giá sai tính thị trường của hàng hoá thì rất dễ dẫn đến sự thất bại của phương án nên nợ quá hạn phát sinh là điều đương nhiên.
Nợ khó đòi là nợ đã quá một kì gia hạn nợ, đối với cho vay ngắn hạn nợ khó đòi là nợ đã quá tối đa là 360 ngày sau kì gia hạn nợ. Đối với những khoản vay này việc thu hồi nợ là hầu như không thể.
Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ khó đòi của toàn chi nhánh và của cho vay ngắn hạn đối với DNV&N.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng dư nợ QH Nợ khó đòi % 14,450 10,800 74.7% 13,649 65 0.476% 2,046 1,299 63.48 Tổng dư nợ QH NH của DNV&N. Nợ khó đòi % 1,125 970 86.2 0 0 0 1,019 890 87.3
(Nguồn: Phòng Tổng hợp chi nhánh NHCT Đông Anh)
Dư nợ quá hạn của 3 năm là những con số có thể chấp nhận được nhưng tỷ lệ nợ khó đòi khá cao. Về dư nợ quá hạn giảm rõ rệt, nợ khó đòi của DNV&N trong năm 2006 giảm về tuyệt đối so với năm 2004 và 2005 nhưng về tương đối thì tăng lên rất nhiều. Năm 2004 chỉ chiếm 9% trong khi năm 2006 chiếm tới 68,5%. Điều này thể hiện chất lượng cho vay ngắn hạn đối với DNV&N đang có dấu hiệu đi xuống. Kết quả này cũng thể hiện công tác kiểm soát sau đối với các món vay của DNV&N chưa được quan tâm một cách đúng mức. Chi nhánh nên có những biện pháp kịp thời bằng cách kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên các phương pháp thu hồi nợ, kiểm soát, đốc thúc việc thu hồi nợ khi khoản nợ chưa chuyển sang nợ khó đòi.
- Tình hình nợ khoanh: trong 3 năm qua chi nhánh chỉ có một khoản nợ
khoanh là 570 triệu đồng. Khoản nợ này đang được chờ để xử lý.
- Doanh số cho vay và doanh số thu nợ:
Bảng 2.15: Doanh số cho vay và thu nợ đối với DNV&N