Hiện nay ở hầu hết các NH thì việc cho vay giữa DNV&N và các thành phần kinh tế khác là không có sự khác biệt. Chính điều này đã gây nhiều bất lợi cho các DNV&N dẫn đến dư nợ mất cân đối giữa DNV&N và doanh nghiệp lớn. Để nâng cao chất lượng cần đổi mới cơ chế cho vay theo các hướng sau.
- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: Lãi suất cho vay là giá cả tín
dụng và cũng là cái giá mà doanh nghiệp phải trả để có thể sử dụng vốn vay. Lãi suất chính là chi phí sản xuất của doanh nghiệp vì vậy khi đi vay các doanh nghiệp đều quan tâm hàng đầu đến lãi suất bởi nó sẽ quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy ngân hàng nên có chính sách lãi suất hợp lý đối với DNV&N. Chính sách hợp lý tức là lãi suất phải dựa trên sự tín nhiệm của doanh nghiệp cũng như xu hướng sản xuất kinh doanh trên thị trường.
- Cải tiến điều kiện cho vay: Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN
thì tổ chức tín dụng xem xét và cấp tín dụng cho các khách hàng phải có các điều kiện như phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đồng thời phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay. Như vậy điều kiện cuối cùng và cũng rất quan trọng là bảo đảm tiền vay. Tài sản thế chấp luôn là vấn đề nan giải đối với các DNV&N vì qui mô vốn của các DNV&N thường thấp, khả năng tự tài trợ không cao. Thực tế tài sản thế chấp không
phải là vật bảo đảm duy nhất cho món vay mà nó là thủ tục có tính răn đe nhiều hơn. Sự thành công trong kinh doanh của khách hàng mới đảm bảo cho khoản vay được hoàn trả và đây cũng chính là mong đợi của Chi nhánh. Do vậy NH nên linh hoạt trong việc cho vay dựa trên thực trạng doanh nghiệp, thẩm định chắc chắn dự án. Vì đôi khi doanh nghiệp xảy ra rủi ro không trả được nợ mà có tài sản thế chấp thì không phải là ngân hàng đã hết rủi ro vì khả năng phát mại tài sản thế chấp phụ thuộc vào tính thị trường của tài sản thế chấp. Tuy nhiên tài sản thế chấp đôi lúc cũng rất cần thiết. Để tài sản thế chấp thực sự là nguồn thu thứ hai của NH thi cần xác định đầy đủ các điều kiện của tài sản đem ra làm thế chấp, xác định tương quan giữa mức cho vay và tài sản đảm bảo tức là phải điều chỉnh mức tín dụng nhỏ hơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm cấp tín dụng cũng như phải điều chỉnh dư nợ tín dụng theo mức giảm giá của tài sản thế chấp. Nó góp phần làm nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp. Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất thì chi nhánh cần lựa chọn các hình thức phù hợp như vừa thế chấp vừa tín chấp hoặc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản đảm bảo. Đối với trường hợp dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp thì NH giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay. Thiết nghĩ, chi nhánh có thể nới lỏng các điều kiện về thế chấp một khi nắm được các thông tin đầy đủ và chính xác về khách hàng. Các khoản cho vay như vậy chứng tỏ trình độ phân tích, quản lý khoản cho vay của NHCT Đông Anh và năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Thủ tục vay vốn: có rất nhiều khách hàng phàn nàn về thủ tục vay vốn
của các Ngân Hàng Quốc doanh hiện nay. Để hoàn thành được một bộ hồ sơ khách hàng phải đáp ứng rất nhiều loại giấy tờ đặc biệt các DNV&N thì lại càng yêu cầu nhiều hơn và cụ thể hơn. Trong khi nguồn vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn thời vụ và nhu cầu vốn thường xuyên và thời hạn sử
dụng vốn vay ngắn mà các thủ tục kéo dài đôi khi làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng. Do đó để nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn Chi nhánh cần nghiên cứu để đơn giản hoá thủ tục vay vốn để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng.