Cho vay trực tiếp nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 32 - 42)

TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

2.1.3.1. Cho vay trực tiếp nền kinh tế.

Tổng nguồn huy động quy VNĐ tính đến 31/12/2005 đạt 28.696,91 đồng, tăng 2.646 tỷ đồng (4,4%) so với năm 2004. Tổng nguồn huy động quy VNĐ tính đến 31/12/2006 đạt 34.761,81 tỷ đồng tăng 6.064,9 tỷ đồng so với năm 2005.Dư nợ cho vay nền kinh tế của SGD với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp trong năm 2004, 2005, 2006 chiếm lần lượt 7,37%; 7,89%; 6,96% so với tổng nguồn vốn huy động.

Trong năm 2004, 2005, 2006 SGD đã tiến hành thẩm định và cho vay đối tượng là pháp nhân khoảng hơn 1500 hợp đồng tín dụng với doanh số cho vay và doanh số thu nợ qua 3 năm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Tình hình cho vay trực tiếp khách hàng là doanh nghiệp của SGD năm 2004- 2006.

Đơn vị: Triệu VNĐ, Nghìn USD

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1.Tín dụng VNĐ

a. Doanh số cho vay 2.281,012 1.891,170 2.345,72 b. Doanh số thu nợ 2.624,939 1.840,000 2.310,39 c. Dư nợ (cuối kì) 784,13 835,3 968,08

2.Tín dụng ngoại tệ quy USD

a. Doanh số cho vay 436,913 472,630 337,970 b. Doanh số thu nợ 403,934 446,500 326,120 c. Dư nợ (cuối kì) 112,370 138,500 144,577

Tổng dư nợ (quy VNĐ) 2.567,33 2.982,05 2.410,04

Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2004 – 2006.

Trong năm 2005, SGD đã tiến hành thẩm định và cho vay đối tượng là pháp nhân khoảng 600 hợp đồng tín dụng với doanh số cho vay và thu nợ ( quy VNĐ) tương ứng là 9.392 tỷ đồng và 8.925 tỷ đồng, ước tổng dư nợ đến cuối năm 2005 là 2.982,05 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với thực hiện năm 2004. Trong năm 2005, trong tổng số khách hàng vay vốn có hơn 30% khách hàng được áp dụng hình thức HĐTD hạn mức. Từ cuối năm 2004, Luật doanh nghiệp có hiệu lực đã tác động đến việc cấp hạn mức tín dụng của SGD đối với các khách hàng do không được kí các hợp đồng tín dụng có trị giá cao hơn vốn điều lệ. Một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, nhu cầu vay thường xuyên với mức vay lớn nhưng vốn điều lệ thấp nên phải chuyển sang phương thức cho vay từng lần do vậy số lượng hợp đồng tín dụng năm nay cũng tăng đáng kể. Việc cho vay theo hình thức hạn mức không những tạo

điều kiện thuận lợi tối đa về thủ tục vay vốn và giảm thiểu thời gian xử lý cho vay vốn đối với khách hàng mà còn thúc đẩy vòng quay vốn của khách hàng nhanh và có hiệu quả hơn, đối tượng áp dụng đa phần là khách hàngtruyền thống và có tín nhiệm với NHNT đồng thời nhu cầu vay liên tục. Đến cuối năm 2006, tổng dư nợ cho vay của SGD đạt 2.410,04 tỷ VNĐ chiếm 6,96% tổng nguồn vốn của SGD, tổng dư nợ cho vay của SGD trong năm 2006 giảm 23,73% so với năm 2005 là do năm 2006 là năm đầu tiên SGD tách ra hoạt động độc lập , bên cạnh những thuận lợi về thương hiệu và ưu thế của SGD trước đây, SGD cũng gặp nhiều khó khăn do xáo trộn về tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới được thực hiện, khách hàng lớn chuyển lên cho TW quản lí khiến cho hoạt động cho vay của SGD cũng bị ảnh hưởng.

* Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời gian

Trong tổng dư nợ cuối năm 2005 thì vốn cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 85% vốn trung và dài hạn chiếm 15%.

Biểu đồ 1: Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo thời gian của SGD NHNT VN năm 2005.

Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo thời gian của SGD

NHNT VN năm 2005

85%

15% Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ trung và dài hạn

Đến cuối năm 2006, dư nợ cho vay hiện hành của SGD quy VNĐ đạt 2.410,04 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2005, đạt 94,2% so với kế hoạch TW giao. Sau khi tách SGD phần lớn dư nợ cho vay trung và dài hạn đã chuyển lên TW. Tại SGD chỉ còn một số khoản dư nợ nhỏ và hoạt động đầu tư gần như chưa có. Trong đó cho vay ngắn hạn đạt 2.081,37 tỷ VNĐ tăng 217,61 tỷ VNĐ và trung và dài hạn đạt 367,45 tỷ VNĐ, giảm 34,14 tỷ VNĐ so với cuối năm 2005.

Bảng 2: Bảng dư nợ cho vay của SGD NHNT VN năm 2006 so với năm 2005 Đơn vị: Tỷ VNĐ, Triệu USD

Chỉ tiêu

29/12/2006 Tăng giảm so với 31/12/2005(%)

VNĐ USD QuyVNĐ VNĐ USD QuyVNĐ

Dư nợ cho vay 991,27 90,6 2.410,04 0,59 12,35 8,10

1.Dư nợ CV NH 747,99 82,87 2.081,37 -3,86 21,16 11,68 2.Dư nợ CV TDH 243,02 7,73 367,45 17,29 -36,85 -8,50

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của SGD NHNT VN năm 2006. Năm 2006, SGD đã kí được nhiều hợp đồng cho vay trung và dài hạn có giá trị lớn nhưng chưa giải ngân được nhiều do đó mà dự nợ tập trung dài hạn của SGD năm 2006 không tăng và theo kế hoach các hợp đồng sẽ giải ngân nhiều trong năm. Năm 2007( dự án xi măng Bỉm Sơn 320 tỷ VNĐ, dự án thủy điện Xêxan4 trị giá 400 tỷ VNĐ, trong thủy điện Serpoh 3 có giá trị 463 tỷ VNĐ) thời gian và doanh số rút vốn của các dự án phụ thuộc vào tiến độ xây dựng các dự án của chủ đầu tư, không phụ thuộc vào ngân hàng. Việc rút vốn đối với một dự án có thể kéo dài 1năm đối với dự án nhỏ và 5 năm với dự án lớn, ví dụ như dự án thủy điện. Mặc dù tăng trưởng chậm nhưng tăng trưởng của đầu tư dự án lại có tính ổn định cao. Bên cạnh việc phát triển dự án mới SGD tiếp nhận và quản lí trên 20 dự án của hội sở chính chuyển giao.

Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh dư nợ cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp của SGD NHNT VN bằng VNĐ so với bằng USD năm 2004-2006.

1783.2 784.13 2146.75 835.3 1441.96 968.08 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2004 2005 2006

Biểu đồ so sánh dư nợ cho vay khách hàng là doanh nghiệp bằng VNĐ so với USD của SGD

NHNT VN năm 2004-2006

Dư nợ cho vay DN bằng VNĐ

Dư nợ cho vay DN bằng USD

Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2004 – 2006.

Trong năm 2005, dư nợ VND tăng so với cùng kì năm ngoái tương đương khoảng 106% dư nợ VND năm 2004, dư nợ ngoại tệ quy USD đạt 138,5 triệu USD tăng khoảng 23% so với mức dư nợ ngoại tệ của SGD tại thời điểm 31/12/2004 nên tổng mức dư nợ năm 2005 sẽ tăng hơn 18% so với dư nợ tại thời điểm cuối năm 2004.

Bảng 3: Tình hình cho vay khách hàng là doanh nghiệp trong năm 2006 so với năm 2005 của SGD NHNT VN

Đơn vị: Tỷ VNĐ, Triệu USD

Chỉ tiêu

2006

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ

VNĐ USD VNĐ USD Dư nợ VNĐ So với 2005 (%) TDNH 1,284.4 5 336,24 1,271.55 323.9 7 1,760.74 12.33 ĐT dự án 52.14 1.73 21.59 2.15 148.76 -16.61 TDTG 542.00 589.00 385.17 -2.19 Các PGD 361.95 322.27 101.40 9.02 P.KHĐB 105.18 105.98 13.99 -5.39 Tổng 2,345.7 2 337.97 2,310.39 326.1 2 2,410.04 - 23,73

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2006.

Trong năm 2006, dư nợ bằng ngoại tệ đến 31/12 đạt 81,62 triệu USD tăng 19,64 % so với năm 2005 do giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng mạnh, đặc biệt là giá xăng dầu tăng mạnh và kéo dài kéo theo giá của các mặt hàng khách như: phân bón, sắt thép, hóa chất, hàng tiêu dùng,… tăng theo nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng lên. Mặc dù lãi suất USD trong năm 2006 tăng liên tục nhưng tỷ giá vẫn ổn định và so với lãi suất VNĐ vẫn thấp hơn nên dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn của SGD. Dư nợ tín dụng trung dài hạn bằng VNĐ đến 31/12/2006 đạt 243,02tỷ đồng tăng 17,29% so với 2005. Nguyên nhân là do SGD chưa giải ngân các dự án lớn, trong khi các sự án cũ thì đã đến hạn thu nợ. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn bằng ngoại tệ đến 31/12/2006 đạt 7,731 triệu USD, giảm 36,85% so với 2005. Nhằm đáp ứng nhu cầu vay thu mua nông sản xuất khẩu ngày càng tăng, SGD đã tiến hành đi khảo sát quy trình thu mua của một số đơn vị để mở rộng cho vay ứng trước đáp ứng nhu cầu thu mua của công ty CP XNK tổng hợp 1, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tùng Lâm, công ty trách nhiệm hữu hạn An Lộc… nhằm tăng doanh số xuất

khẩu và nguồn thu ngoại tệ cho Sở giao dịch. Đồng thời với công tác duy trì truyền thống, công tác phát triển khách hàng mới cũng được quan tâm. Thời gian qua, Sở giao dịch đã tiếp nhận hồ sơ xử lí đáp ứng nhu cầu ay vốn cũng như tăng nhu cầu tài trợ thương mại đối với nhiều khách hành mới như công ty CP viễn thông tin học bưu điện, công ty trách nhiệm cơ khí ABB, nhà xuất bản Phụ Nữ…

* Cơ cấu dư nợ phân theo ngành nghề

Biểu đồ 3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo ngành nghề của SGD NHNT VN năm 2005

Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo ngành của SGD NHNT VN năm 2005

11.50%

37%29.20% 29.20%

22.30%

Nông, lâm, ngư nghiệp Thương mại, dịch vụ Xây dựng

Sản xuất

Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2005.

Trong cơ cấu cho vay năm 2005, hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất là mặt hàng xăng dầu chiếm trên 26,2% ; mặt hàng hóa chất các loại chiếm 15,6% ; sắt thép chiếm 11,1% ; phân bón 4,4% ; máy móc thiết bị chiếm 3,6% trong đó riêng mặt hàng phân bón giảm hơn 2% so với năm 2004 do trong nước đã sản xuất được phân Ure nên các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu những loại phân bón trong nước không sản xuất được như SA, DAP, Kali…, còn các

mặt hàng khác đều tăng, đặc biệt tăng nhiều là xăng dầu. Dư nợ cho vay đối với các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng khoảng 27% trong tổng dư nợ, chủ yếu vay để thu mua gạo, hàng may mặc , chè, mây tre xuất khẩu… đặc biệt trong năm 2005 doanh số cho vay thu mua gạo xuất khẩu tăng lớn. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động cho vay là ngành dệt may Việt Nam năm nay gặp nhiều khó khăn, giá bông trên thế giới biến động, sợi của các công ty dệt sản xuất ra không tiêu thụ được, hàng tồn kho lớn vì vậy doanh số cho vay của các đơn vị thuộc ngành dệt may cũng giảm đáng kể. Mở rộng cho vay đối với các mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ hỗ trợ hàng nhập khẩu là chủ trương mà SGD xác định cần thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới. Hiện tại SGD đã và đang áp dụng một số ưu đãi đối với một số doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu như: lãi suất cho vay thấp, cho vay theo hình thức hợp đồng tín dụng hạn mức…

2.1.3.2. Xử lý nợ quá hạn.

Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn tại SGD NHNT VN năm 2004-2006

Đơn vị : Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng dư nợ 2567,33 2982,05 2410,04 Nợ quá hạn (NQH) 49,486 45,16 46,43 NQH/ Tổng dư nợ 1,93% 1,51% 1,92%

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2004-2006.

Nhìn vào số liệu bảng trên, ta thấy, nợ quá hạn của SGD NHNT VN có xu hướng giảm dần từ năm 2004 – 2006. Nợ quá hạn đã giảm từ 49,486 tỷ VNĐ năm 2004 xuống còn 46,43 tỷ VNĐ năm 2006. Điều này càng được thể hiện rõ qua tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ. Tỷ lệ này giảm từ 1,93% năm 2004 xuống còn 1,51% năm 2005, tuy năm 2006 có tăng ( 1,92%) nhưng vẫn là một tỷ lệ thấp so với các ngân hàng trên cùng địa bàn. Nguyên nhân là do một

số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại SGD đang có khó khăn tạm thời vì tiền hàng thu chưa về kịp nên phát sinh nợ quá hạn như công ty cổ phần XNK Vật tư thiết bị Đường sắt, Công ty XNK Dệt may, Công ty CP may Thăng Long… Ngoài ra còn một số khoản nợ quá hạn phát sinh từ một số năm trước của công ty Kính mắt Hà Nội ( do tình hình tài chính của công ty đang gặp khó khăn, đầu tư quá nhiều vào TSCĐ không có hiệu quả) và công ty Dầu thực vật Miền Bắc ( vay thanh toán công nợ đang chờ xử lí của Chính Phủ). Kết quả này có được là do SGD NHNT VN đã tiến hành quản trị rủi ro tín dụng theo quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp ( ban hành kèm theo quyết định số 90/QĐ- NHNT.QLTD ngày 26/5/2006).

Tình hình xử lí nợ quá hạn tại SGD NHNT VN cụ thể trong năm 2005: Dự nợ quá hạn quy VNĐ của công ty CP Kính mắt Hà Nội và công ty CP Formach đến ngày 28/11/2005 là 4800 triệu đồng, chiếm 0,78% trong tổng dư nợ. Hiện tại, SGD đang tích cực đôn đốc các đơn vị trả nợ. Tuy nhiên, hai đơn vị này vẫn tiếp tục gặp khó khăn tài chính và tiền bán hàng chưa thu được nên trong tháng 12 có thể phát sinh thêm nợ quá hạn. Trong 6 tháng đầu năm, SGD đã thu nợ của công ty XNK vật tư đường biển là 4.000USD và đến tháng 6/2005, khoản nợ đã đủ điều kiện được TW duyệt cho xử lí bằng quỹ dự phòng rủi ro. Hiện tại SGD vẫn tiếp tục theo dõi và đôn đốc đơn vị trả nợ khi có nguồn.Để đạt được kết quả trên SGD đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát chặt chẽ, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khi cho vay, lựa chọn những phương án khả thi, tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài sản đảm bảo. Trong năm 2005, SGD đã thu 8223 triệu đồng nợ tồn đọng gồm 5352 triệu VNĐ nợ gốc và 2871 triệu VNĐ nợ lãi của công ty thực phẩm Miền Bắc; 1500 triệu VNĐ công ty TNHH Thuận Hưng; 3.193.324.000 đồng công ty KD XNK chế biến NHS-DLKS-EPCO 11.761,79 USD, công ty NS thực phẩm Phong Điền

25.711,76 USD ,công ty XNK vật tư đường biển 4.000USD, nợ lãi của xí nghiệp dệt Hồng Quân 47733USD, thu cho thuê TS của công ty điện tử Hà Nam 76triệu VNĐ, công ty Traco 350 triệu VNĐ, thu lãi của CTC thủy tinh và gốm xây dựng 1.686.940.032 đồng.

Sang năm 2006, Sở giao dịch đã cố gắng tiến hành các biện pháp để tận thu nợ tồn đọng và đã thu được 29,195 triệu đồng và 257.000 USD. Tuy nhiên, ngoài các tài sản hiện đã bàn giao cho AMC quản lý, việc xử lý tiếp theo đối với một số tài sản do SGD quản lý hiện tại còn rất nhiều vướng mắc và rất khó khăn như: tài sản thế chấp của công ty điện tử Hà Nam cho SGD đang thuộc diện giải phóng mặt bằng tại xã Phủ Lí, vụ án Trần Thế Hùng và đồng bọn liên quan đến khoản nợ của công ty vật tư đường biển… phần lớn các khoản nợ còn lại có thể coi như nợ có tính chất nhóm 2, không còn khả năng thu nợ. Trong công tác xử lí nợ, SGD cũng đã hòa tất việc kí kết hợp đồng ủy quyền với công ty sản xuất & XNK Thanh Niên về việc khai thác tài sản là tòa nhà văn phòng của công ty tại thành phố Vinh; khởi kiện công ty Đức Phương và tòa kinh tế TAND thành phố Hà Nội đã ra quyết định hòa giải thành, theo đó công ty Đức Phương phải trả cho NHNT tổng số tiền gốc và lãi là 894.071,39 USD và 668.230.400 VNĐ; xóa một phần khoản nợ khoanh của công ty dệt Nam Định; miễn giảm lãi cho XN dệt Hồng Quân; làm việc với ủy bạn nhân dân thị xã Phủ Lý về việc giải quyết đền bù cho khối tài sản của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w