Kiến nghị đối với Chính Phủ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 91 - 96)

- Phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu rủi ro (Thực hiện: P.QHKH, P.QLRR, P.QLN)

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.

3.3.2. Kiến nghị đối với Chính Phủ.

Chính phủ có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho các định hướng về hoạt động phòng ngừa rủi ro được thực hiện trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Các giải pháp từ đó vừa đóng vai trò là các giải pháp tổng thể tạo dựng khuôn khổ vững chắc và lâu dài cho thực thi phòng ngừa hạn chế rủi ro vừa chỉ ra những giải pháp trong những giai đoạn hoạt động của ngân hàng gặp phải rủi ro. Một số kiến nghị cụ thể đối với Chính Phủ để đảm bảo công tác quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng là:

- Tiếp tục đưa ra các giải pháp nhằm tập trung thúc đẩy hoạt động đầu tư, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng.

- Hoàn thiện khung pháp lý buộc các doanh nghiệp phải có các báo cáo tài chính trung thực và chính xác, giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đánh giá và thẩm định khách hàng từ đó giảm thiểu khả năng gặp phải rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Nâng cao đủ mạnh tính độc lập cũng như tăng cường quyền hạn quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước.

- Cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước.

KẾT LUẬN

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng không phải là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng một nước mà là nỗi ám ảnh chung của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. Những bất ngờ luôn xảy ra, ngay cả với những ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó phỏng đoán. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh hầu hết là các doanh nghiệp, một trong những đối tượng để ngân hàng cũng cấp tín dụng. Việc phân tích thẩm định đối tượng đi vay cùng phương án vay có vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chính vì lí do trên, việc hoàn thiện quản trị đối với rủi ro tín dụng ngày càng được coi trọng hơn. Qua chuyên đề này, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hòan thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu xót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, các cô.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS.TS Lê Đức Lữ và ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong phòng tín dụng tại Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương đã chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, NXB Giáo dục

2. PGS. TS Lưu Thị Hương (chủ biên), 2002, Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Giáo dục

3. PGS. TS Lưu Thị Hương (chủ biên), 2004, Giáo trình Thẩm định dự án đầu tư, NXB Tài chính

4. TS Phan Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Thu Thảo, 2002, Giáo trình Ngân hàng Thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê.

5. Peter Rose, 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 6. Các văn bản liên quan đến nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.

7. Tài liệu về Hiệp ước Basel I, Basel II 8. Tài liệu về rủi ro tín dụng trên Internet

9. Lê Văn Tư, Tiền tệ tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê.

10. Frederic S.Mishkin, tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kĩ thuật, 1995.

DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ

* Bảng 1: Tình hình cho vay trực tiếp với khách hàng là doanh nghiệp của SGD NHNT VN năm 2004 – 2006.

* Bảng 2: Dư nợ cho vay của SGD NHNT VN năm 2006 so với năm 2005. * Bảng 3: Tình hình cho vay với khách hàng là doanh nghiệp trong năm 2006 so với năm 2005.

* Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn tại SGD NHNT VN năm 2004 – 2006. * Biểu đồ 1: Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo thời gian của SGD NHNT VN năm 2005.

* Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh dư nợ cho vay với khách hàng là doanh nghiệp của SGD NHNT VN bằng VNĐ so với bằng USD năm 2004 – 2006. * Biểu đồ 3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp phân theo ngành nghề của SGD NHNT VN năm 2005.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w