Những hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 77 - 79)

- Phát hiện và xử lý các trường hợp có dấu hiệu rủi ro (Thực hiện: P.QHKH, P.QLRR, P.QLN)

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân.

* Thị trường biến động phức tạp, 90% doanh số cho vay của SGD là đối tượng các DNNN nên trong quá trình tiến hành sắp xếp lại DNNN ( trong năm đã có 10 doanh nghiệp trong tổng số các khách hàng đã thực hiện cổ phần hóa), việc tăng dư nợ là rất khó khăn và rủi ro rất cao vì hầu hết các DNNN đều thông qua hệ thống phân phối hàng hóa là các công ty TNHH hoặc Doanh nghiệp tư nhân với phương thức cho thanh tóan trả chậm.

* Số dự án có hiệu quả khả thi không lớn, bị cạnh tranh giành giật quyết liệt, cơ chế và quy trình cho vay của NHNT còn cồng kềnh, rườm rà khó có phản ứng cần thiết để giành giật dự án tốt. Cơ chế chính sách của nhà nước còn chồng chéo, không rõ ràng, nhiều quy định chưa hợp lí, nhất là trong chính sách đất đai, thế chấp, cầm cố… gây khó khăn trong triển khai.

* Địa bàn Hà Nội không có nhiều thế mạnh về sản xuất hàng hóa, mức tiêu thụ hàng hóa chỉ dừng lại ở một mức nhất định. Hơn nữa, nhiều ngân hàng tập trung trên địa bàn nên mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất lớn.

* Đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu vốn lớn nhưng họ chưa đảm bảo đủ các điều kiện cho vay như: không có tài sản đảm bảo, độ tin cậy của báo cáo tài chính không cao, hiệu quả của phương án kinh doanh khó có thể xác định chính xác…

* Doanh số cho vay nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn, trong đó chủ yếu là các mặt hàng nhạy cảm do vậy khi có biến động trên thị trường hoặc gặp thông

tin bất lợi về tình hình của đơn vị thì ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục xử lí cho vay.

* Hiện nay một số doanh nghiệp ( đặc biệt là DNNN) có tài sản đảm bảo nhưng những tài sản này lại không đủ các giấy tờ pháp lí cần thiết nên SGD bị hạn chế trong việc nhận tài sản đảm bảo này. Ngòai ra, khi cho vay có tài sản đảm bảo thì thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, đăng kí giao dịch bảo đảm với các tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận chưa thống nhất. Việc chậm chễ trong chuyển đổi tài sản của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa cũng gây khó khăn cho việc đăng kí giao dịch bảo đảm.

* Các dịch vụ marketing của ngân hàng còn chưa đa dạng và truyền tải hết thông tin về dịch vụ của ngân hàng. Các hình thức quảng cáo hầu hết tập trung vào việc giới thiệu loại hình dịch vụ thẻ, do đó khách hàng chưa dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu rõ về các loại hình dịch vụ của ngân hàng. Điều này gây hạn chế trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng và việc thu thập thông tin của ngân hàng về khách hàng, từ đó có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

* Các công ty vừa và nhỏ là khách hàng tiềm năng mà SGD có thể cung cấp dịch vụ tín dụng tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do tính chuyên nghiệp không cao, mặt hàng kinh doanh không chuyên ngành, trình độ nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Các khách hàng này không có hạn mức tín dụng tại SGD hoặc hạn mức còn thấp không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của họ nên thường xuyên chuyển giao dịch sang các ngân hàng khác để nhận được sự ưu đãi hơn NHNT.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Trang 77 - 79)