Đánh giá công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại MHB Hà Nội: 1 Những mặt đạt được:

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 58 - 66)

II Doanh thu dự kiến (bao gồm VAT) 452.272.329 447.427

1.3. Đánh giá công tác thẩm định dự án xin vay vốn tại MHB Hà Nội: 1 Những mặt đạt được:

1.3.1. Những mặt đạt được:

MHB Hà Nội mới được thành lập năm 2003, có thể nói MHB Hà Nội là một ngân hàng trẻ so với rất nhiều ngân hàng khác. Trải qua gần 6 năm hoạt động MHB Hà Nội ngày càng chứng tỏ vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Để xứng đáng là một trong năm ngân hàng thương mại nhà

nước, MHB nói chung và MHB Hà Nội nói riêng đã và đang cô gắng nhằm hoạt động ngày càng có hiệu quả cao. Cho vay là hoạt động chủ yếu của các ngân hàng, là hoạt động nhằm sinh lời cho ngân hàng, để cho vay trở nên hiệu quả, an toàn thì hoạt động thẩm định là khâu cần thiết và quan trọng nhất để ra quyết định có nên cho vay hay không. Nắm bắt được yêu cầu đó MHB Hà Nội đã chú trọng vào công tác thẩm định do vậy đã đạt đựoc những thành tích đáng kể sau:

Thứ nhất, chất lượng công tác thẩm định ngày càng được nâng cao. Điều này thể hiện qua sự tăng trưởng của ngân hàng là phù hợp với mục tiêu mà chi nhánh đề ra. Số tiền được thẩm định cho vay tại chi nhánh ngày càng cao. Số liệu thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.12: Số liệu cho vay các năm

Năm Số tiền cho vay (VNĐ) Số món cho vay

2006 856.268.004.743 286

2007 628.705.428.433 210

2008 1.053.615.822.455 352

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh MHB Hà Nội năm 2006 – 2008

Từ số liệu trong bảng ta có thể thấy năm 2006 là năm mà chi nhánh mới đi vào hoạt động được 3 năm nhưng đã có tỷ lệ cho vay khá cao là 856.268.004.743 VNĐ, đây là con số khiêm tốn với nhiều ngân hàng lớn, có bề dày hoạt động, nhưng lại là con số đáng nói với một ngân hàng còn rất trẻ như chi nhánh MHB Hà Nội. Tuy nhiên, đến năm 2007, ngân hàng đã thận trọng hơn khi cho vay, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng vì vậy số tiền vay cũng như số món vay giảm đi, tiền vay giảm đi khoảng trên 26% so với năm 2006, số món vay giảm đi cũng chỉ còn 210 món

vay so với con số 286 món vay vào năm 2007. Tới năm 2009, là năm tạo bước đột phá lớn cho chi nhánh, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã lan rộng đến tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó ngành ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và trước tiên, nếu như rất nhiều ngân hàng trong năm 2008 chỉ có thể kinh doanh dậm chân tại chỗ thì MHB Hà Nội đã chứng tỏ đựơc mình là một trong năm ngân hàng thương mại nhà nước, là ngân hàng an toàn hàng đầu tại Việt Nam khi số tiền cho vay đã tăng lên 1.053.615.822.455 VNĐ và số món vay tăng lên con số trên 300. Con số này dự kiến sẽ tăng vào năm 2009 khi ngân hàng nhà nước thông qua gói hỗ trợ lãi suất 4% nhằm kích cầu đầu tư trong nền kinh tế. Những thành tựu này có được trước hết phải nói đến công tác thẩm định trong ngân hàng, sự thẩm định có phù hợp, có đúng đắn thì chi nhánh mới hoạt động có lãi, ngày càng đi lên như vậy bởi lẽ hoạt động sinh lời nhiều nhất cho các ngân hàng là hoạt động cho vay.

Ngòai ra, mức tăng trưởng dư nợ tín dụng trong ngân hàng cũng ngày càng cao.

Bảng 1.13: Dư nợ tín dụng theo thời gian

Năm Dư nợ tín dụng (VNĐ) Tỷ lệ dư nợ tín dụng (%)

2006 238.548.860.603 27,8

2007 279.015.934.001 44,4

2008 520.260.713.226 49,4

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh MHB Hà Nội năm 2006 – 2008

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy mức tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng ngày càng cao, từ 27,8% vào năm 2006 lên 49,4% vào năm 2008, con số này tăng gần gấp đôi. Điều này một lần nữa khẳng định chất lượng

thẩm định tại chi nhánh MHB Hà Nội. Nhưng cũng cần xem xét thêm rằng không phải cứ dư nợ tín dụng cao là tốt, điều này chỉ đúng nếu khách hàng là khách hàng chất lượng cao, nghĩa là khách hàng có uy tín, có khả năng trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn.

Thứ hai, ngân hàng MHB Hà Nội có tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Từ năm 2003 đến năm 2007 tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đều bằng 0%. Đây là con số khiến nhiều người phải ngạc nhiên do đó có thể nói chất lượng các khoản vay tại chi nhánh rất tốt. Nợ xấu chỉ xuất hiện vào năm 2008 và tính đến thời điểm hết tháng 2/2009 thì tỷ lệ nợ xấu của MHB Hà Nội như sau:

Bảng 1.14: Nợ xấu của MHB Hà Nội tại thời điểm 2/2009

ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Số tiền 1. Nợ nhóm 2 8.134.275.290 2. Nợ nhóm 3 990.000.000 3. Nợ nhóm 4 0 4. Nợ nhóm 5 1.047.050.000

Nguồn: sao kê nợ 27/2/2009

Có được kết quả trên trước hết là nhờ công tác thẩm định tốt, kỹ lưỡng đảm bảo rằng các khoản vay đều có chất lượng tốt, khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà không phát sinh nợ xấu.

Thứ ba, các kết quả thẩm định là đáng tin cậy và có độ chính xác cao, được tính toán và phân tích một cách khá toàn diện và đầy đủ mọi khía cạnh của một dự án, từ vấn đề tư cách pháp lý của chủ đầu tư cho đến hồ sơ pháp lý của dự án xin vay vốn, khía cạnh kỹ thuật, thị trường, tổ chức quản trị, tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.

phương thức bán hàng, số lượng sản phẩm bán ra, mạng lưới phân phối,..

- Khía cạnh pháp lý, trước khi ngân hàng thẩm định đều yêu cầu khách hàng phải có đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước và hội sở, công tác thẩm định khách hàng cũng lấy thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau như: từ cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với chủ đầu tư, từ các tổ chức tín dụng khác,…

- Khía cạnh kỹ thuật: thẩm định tất cả các vấn đề liên quan như địa điểm xây dựng hoặc địa điểm sản xuất kinh doanh, kiến trúc, quy mô, công suất của phương án vay vốn, nguyên vật liệu,…

- Tổ chức quản trị được xem xét khá kỹ lưỡng, đặc biệt là bộ máy điều hành doanh nghiệp, nếu họ là người có trình độ, có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực mình đang làm và định làm, có vậy mới có khả năng làm ăn kinh doanh có lãi được. Ngoài ra còn tìm hiểu về số lượng, trình độ những người làm công tại doanh nghiệp đó, hoặc những người dự kiến tuyển vào để thực hiện dự án.

- Khía cạnh tài chính là quan trọng nhất trong thẩm định ngân hàng, không phải cứ làm ăn có lãi là khách hàng có khả năng trả nợ đựơc, vì vậy ngân hàng ngoài việc thẩm định tài chính doanh nghiệp mà còn thẩm định cả tài chính của phương án vay vốn. Đặc biệt khi lấy thông tin về tình hình tài chính vay nợ của khách hàng, nguồn đầu tiên mà cán bộ thẩm định lấy đó là thông tin CIC, đây là nguồn thông tin dữ liệu khách hàng của ngân hàng nhà nước.

Thứ tư, Thủ tục thẩm định đang đựơc rút ngắn, tránh rườm rà qua quá nhiều phòng ban, điều này giúp cho công tác thẩm định được nhanh chóng, tránh sự chậm trễ, làm mất cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư của khách hàng vay vốn

Thứ năm, nguồn thông tin được thu thập khá đầy đủ, đảm bảo sự phong phú đa dạng về thông tin, và tính chính xác trong thẩm định. Các cán bộ thẩm định thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nhằm tìm hiểu thêm thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, tăng độ tin cậy của công tác thẩm định. Và để tăng tính khách quan của thông tin thì cán bộ thẩm định còn lấy thông tin từ nhiều nguồn khác như thông tin CIC, thông qua quan hệ của khách hàng vay vốn với các khách hàng khác của ngân hàng,….

1.3.2. Hạn chế:

Thứ nhất, thời gian thẩm định theo quy định của hội sở chính còn quá ngắn gây khó khăn cho các cán bộ thẩm định trong quá trình tim kiếm, thu thập thông tin về khách hàng như giấy tờ pháp lý,… Theo quy định, cán bộ thẩm định chỉ có thời gian tối đa là 3 ngày đối với khoản vay ngắn hạn, 5 ngày đối với khoản vay trung hạn và dài hạn, như vậy là rất ngắn gây không ít khó khăn cho cán bộ thẩm định.

Thứ hai, trong quá trình thẩm định một số dự án xây dựng như công trình loại 1, 2, 3, các công trình thủy điện,… thì chưa có định mức rõ ràng gây khó khăn cho công tác thẩm định, đặc biệt như trong phân tích tài chính phương án vay vốn, cần phải so sánh với định mức ngành xem liệu dự án đó dù có lãi nhưng đã tương xứng với tỷ lệ của ngành hay chưa?,… Ở Việt Nam chưa có hệ số ngành như một số nước khác do vậy công tác thẩm định cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khi sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh, như vậy thì lấy gì để mà so sánh?

Thứ ba, các món vay tại chi nhánh còn khá nhỏ, chỉ vào khoảng trung bình 3 tỷ VNĐ/ món, như thế còn khá khiêm tốn so với rất nhiều ngân hàng khác, món vay nhỏ điều này một mặt chứng tỏ ngân hàng chưa xây dựng được thương hiệu vững chắc trên thị trường, nhưng mặt khác cũng cần xem xét lại quá trình, chất lượng của công tác thẩm định, vì thẩm định cũng là một

khâu tác động quan trọng tới kết quả hoạt động trong ngân hàng.

Thứ tư, quá trình thẩm định đôi khi trở nên không khách quan, một số khách hàng nhỏ, chưa có khả năng lập các báo cáo tài chính một cách chính xác, rõ ràng, hợp lý, phù hợp với quy định khi cho vay của ngân hàng, khi đó, để khách hàng có thể vay vốn được thì các cán bộ thẩm định ngoài việc hướng dẫn họ thì đôi khi còn lập hộ các khách hàng này các báo cáo tài chính phù hợp, sau đó lại chính các cán bộ đó thẩm định, điều này là sai nguyên tắc và không còn tính khách quan khi thẩm định.

Thứ năm, ngân hàng coi trọng việc cho vay an toàn do vậy khi khách hàng vay vốn cần có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên nếu coi trọng quá dẫn đến cứng nhắc ảnh hưởng tới khả năng sinh lời, lợi nhuận trong ngân hàng. Chúng ta luôn nói rằng thúc đẩy nền kinh tế phát triển bằng kích cầu đầu tư, muốn đầu tư thì phải vay vốn, vốn đó nằm ở ngân hàng là chủ yếu, vậy nếu như đó là doanh nghiệp nhỏ, tài sản đảm bảo ít vậy thì liệu rằng họ sẽ vay được bao nhiêu tiền mà đầu tư. Trong khi định mức cho vay tối đa chỉ là 85% giá trị tài sản đảm bảo, chưa kể đến việc hầu hết các cán bộ thẩm định thường định giá tài sản đảm bảo thấp hơn nhằm tạo ra sự an toàn trong ngân hàng. Nhưng có thực sự an toàn không hay chỉ là hình thức, trên nguyên tắc khách hàng không trả nợ ngân hàng sau khi đã gia hạn nợ và cơ cấu lại nợ thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp, nhưng vấn đề này liên quan tới rất nhiều thủ tục, vấn đề xã hội, pháp lý khác, phải chăng trong trường hợp nào ngân hàng cũng có thể phát mại được hay không. Đơn cử như nếu khách hàng dùng căn nhà của mình đang ở làm tài sản thế chấp, không trả được nợ ngân hàng phải phát mại tài sản thế chấp, nhưng vấn đề này lại liên quan tới vấn đề như: an sinh xã hội, pháp lý,… Vậy liệu rằng cứ theo nguyên tắc thẩm định, vẫn kiểu “ăn chắc mặc bền” như các ngân hàng hiện nay ở Việt Nam thì hoạt động ngân hàng có phát triển đựơc hay không? Đây còn là bài toán khó với các

ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu của MHB Hà Nội rất thấp, trong 5 năm đầu hoạt động ngân hàng không hề có nợ xấu, nợ xấu chỉ phát sinh từ năm 2008 và ở tỷ lệ rất nhỏ. Trên thực tế rất nhiều ngân hàng ở Việt Nam chưa kể ngân hàng nước ngoài có tỷ lệ nợ xấu khá cao như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn AGRIBANK là khoảng 4%, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV nợ xấu vào khoảng 8%,… Nếu so sánh đơn thuần chúng ta nói rằng ngân hàng MHB Hà Nội là ngân hàng hoạt động rất tốt, có những khoản vay chất lượng do vậy có thể nói công tác thẩm định là tốt, tốt hơn nhiều so với ngân hàng AGRIBANK, BIDV,… Nói như vậy chẳng khác nào khi so sánh nền kinh tế Mỹ, Nhật có tốc độ tăng trưởng là 1% hay 1,5%, trong khi nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng là 7% - 8% nên kinh tế Việt Nam phát triển hơn kinh tế Nhật Bản, Mỹ. Điều đó rất vô lý nếu chúng ta không xét tới quy mô. Cũng như trong bất kì nền kinh tế nào chúng ta không bao giờ và không nên hướng tới tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát bằng 0% được, điều này là ảo tưởng, cạnh tranh chính là động lực của sự phát triển, chúng ta hướng tới một nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tỷ lệ lạm phát có thể chấp nhận được mà thôi. Hoạt động ngân hàng cũng vậy, không phải nợ xấu đã là “xấu”, quan trọng là tỷ lệ nợ xấu có thể chấp nhận được ở mức bao nhiêu mà thôi. An toàn trong hoạt động ngân hàng là điều cần thiết nhưng không phải là tiên quyết nếu ngân hàng thực sự muốn phát triển hơn nữa.

- Cho vay cũng là hoạt động đầu tư, mà đã đầu tư thì cần chấp nhận rủi ro, rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn, đó chính là sự đánh đổi trong đầu tư, ngân hàng không thể muốn lợi nhuận nhiều mà vẫn nguyên

tắc, đi theo lối mòn cũ như vậy được. Do đó, công tác thẩm định cần thay đổi tư duy. Hiện nay chúng ta đang phải cạnh tranh với rất nhiều ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, những ngân hàng nứơc ngoài này họ có những chiến lược kinh doanh, cho vay rất táo bạo như HSBC, Citibank,…. Tại sao chúng ta không học hỏi họ? Nhưng muốn học hỏi được điều đầu tiên là cần thay đổi tư duy , tư duy của con người, của lãnh đạo ngân hàng, của cán bộ thẩm định, lối tư duy mà đã ăn mòn trong tiềm thức và áp dụng trên thực tế ở ngân hàng từ rất lâu.

Thứ sáu, trong quá trình thẩm định tài chính cần chú trọng hơn tới việc thẩm định dòng tiền trong trạng thái động, hầu hết các phương án vay vốn đều tính toán dòng tiền ở trạng thái tĩnh, có nghĩa là cần chú trọng hơn việc phân tích độ nhạy của phương án vay vốn, cho các yếu tố mà có khả năng thay đổi làm thay đổi lợi nhuận, doanh thu của dự án thay đổi, xem xét nếu thay đổi như vậy thì NPV, IRR của dự án thay đổi như thế nào để quyết định cho vay hay không? Hơn nữa tính toán doanh thu lại chỉ dựa trên phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp đơn đặt hàng mà chưa dự báo thị trường, phân tích cung cầu thị trường một cách cẩn thận, đầy đủ. Do đó khi cho các yếu tố thay đổi trong phân tích độ nhạy cũng chỉ là trên lý thuyết như chi phí tăng 10%, doanh thu giảm 5 %,… mà chưa có khoảng biến thiên cụ thể của các yếu tố, dẫn đến thẩm định có thể chưa thực sự chính xác.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w