Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại MHB Hà Nội: 1 Giải pháp về nguồn nhân lưc:

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 72 - 77)

II Doanh thu dự kiến (bao gồm VAT) 452.272.329 447.427

2.2.Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại MHB Hà Nội: 1 Giải pháp về nguồn nhân lưc:

2.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lưc:

Con người luôn là yếu tố trung tâm, quyết định tới sự thành hay bại của công việc. Công tác thẩm định cũng không nằm ngoài quy luật đó. Không đơn thuần chỉ là việc nhập số liệu, tính toán các chỉ tiêu mà còn là đánh giá, ra quyết định có nên cho vay hay không, nếu cho vay thì sẽ có những rủi ro gì, phải có biện pháp gì để quản lý rủi ro. Công tác thẩm định rất

phức tạp, khó khăn và mất nhiều công sức, thời gian. Những dự án càng lớn thì thẩm định càng khó, phức tạp, tốn nhiều công sức. Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định, cần nhận thức rõ trong vấn đề tác động tới con người là biện pháp đầu tiên.

Khâu tuyển dụng cán bộ: cần tuyển dụng những người có năng lực thực sự, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, có kiến thức chuyên môn vững vàng, những người có kỹ năng tổng hợp: am hiểu thị trường, kỹ thuật, nhân sự, tài chính doanh nghiệp, và am hiểu cả các văn bản pháp luật, các quy trình thực hiện,… Tuyển dụng một cách công bằng, khách quan, tránh tình trạng “con ông cháu cha”, tuyển vào không biết làm gì, mà vào rồi thì yên tâm ngồi vững ghế mà không lo bị đuổi việc.

Phân công thẩm định: tránh sự chồng chéo trong thẩm quyền thẩm định, ngân hàng cần phân rõ nhiệm vụ cho các cán bộ thẩm định, tạo ra sự rõ ràng trong phân công nhiệm vụ cấp trên sẽ dễ quản lý hơn. Cần phân rõ những cán bộ thẩm định món vay ngắn hạn, trung và dài hạn; ai phụ trách nhóm khách hàng cá nhân, ai phụ trách nhóm khách hàng doanh nghiệp,…. Có như vậy mới tạo ra dự đồng bộ trong công việc.

Chế độ đãi ngộ: muốn giữ chân người tài, muốn cán bộ thẩm định tâm huyết hơn với công việc thì việc tăng chế độ đãi ngộ là cần thiết. Nhất là khi sự cạnh tranh nguồn nhân lực hiện nay đang rất gay gắt, các ngân hàng lớn, ngân hàng nước ngoài luôn đi tiên phong trong vấn đề này nhằm thu hút những người có tài về phía mình như: tăng lương khá cao, bên cạnh khoản lương cứng cũng có thêm thưởng, trợ cấp,….

Tăng cường đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định: thường xuyên mở các lớp đào tạo huấn luyên nghiệp vụ cho cán bộ, ngoài ra có thể mời thêm những người có kinh nghiệm ở ngân hàng nhà nước, bộ tài chính, ngân hàng bạn tham gia hướng dẫn đóng góp ý kiến trong quá trình thẩm định

để ngày càng hoàn thiện hơn. Nâng cao nghiệp vụ thẩm định là chưa đủ, cán bộ thẩm định cần trở thành những nhà tư vấn cho khách hàng để khách hàng có những phương án vay vốn chất lượng cao hơn như tư vấn về vấn đề quy mô sản xuất, giá bán, số lượng tiền vay,… Cán bộ thẩm định phải là người có tâm huyết nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác thẩm định từ đó sẽ cẩn thận hơn, nhiệt tình hơn.

2.2.2. Giải pháp về công nghệ:

Ngân hàng là ngành cốt lõi trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng muốn phát triển được cần có hệ thống phần mềm hiện đại, tiện ích. Để làm được điều đó bản thân ngân hàng cần có chính sách đầu tư thích đáng nhằm nâng cao công nghệ, vì vậy ngân hàng cũng cần có ngân sách nhất định dành cho hiện đại hóa ngân hàng. Và ngựoc lại một ngân hàng hiện đại không thể không đầu tư công nghệ và coi trọng việc ứng dụng các công nghệ hiện đại. Đó chính là yếu tố làm tăng thêm uy tín, thị phần, để thu hút đầu tư, làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Thẩm định cũng là hoạt động trong ngân hàng, để thẩm định nhanh chóng, chính xác cần đầu tư những phần mềm chuyên dụng bởi tính toán trong thẩm định khá phức tạp nhất là đối với những dự án lớn, mức độ phức tạp càng cao, để khắc phục thì ngân hàng nên đầu tư vào hệ thống phần mềm phục vụ thẩm định.

2.2.3. Giải pháp về thông tin:

Ngày nay không chỉ coi con người là nguồn lực, mà thông tin cũng là nguồn lực. Nếu nguồn lực này mà được thu thập kịp thời, xử lý chính xác sẽ tạo ra cơ hội rất lớn. Thẩm định cũng vậy, thông tin chính xác, chất lượng thẩm định càng cao. Nhưng điều quan trọng là số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, lấy thông tin ở đâu mới quan trọng. Do đó ngân hàng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đồng bộ, theo chiều sâu. Thông tin có thể lấy ở các nguồn:

Khách hàng vay vốn: thông tin khách hàng như tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, thông tin về phương án vay vốn được thể hiện trong hồ sơ vay vốn. Nhưng chưa đủ và chưa đảm bảo tính chính xác, bởi các bảo cáo tài chính, doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm khống, làm cho đẹp lên so với thực tế để có thể vay vốn ngân hàng. Vì thế, cán bộ tín dụng còn cần tiếp xúc trực tiếp khách hàng vay vốn, qua việc phỏng vấn khách hàng cán bộ thẩm định sẽ có thêm thông tin về phương án vay vốn, về khách hàng nếu thấy vẫn còn điểm nghi vấn, chưa rõ.

Đồng thời cán bộ thẩm định cần có thực tế khi thẩm định, xuống hẳn cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để xem xét, giúp cho việc đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính khách hàng, chất lượng sản phẩm, …

Thông tin nội bộ ngân hàng: ngân hàng cần có bộ phận lưu trữ thông tin riêng và cần đựơc bảo mật, các thông tin về hoạt động thẩm định, thông tin về khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Ngoài ra cán bộ thẩm định luôn luôn tham khảo thông tin từ CIC của ngân hàng trung ương để đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng vay vốn với các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.

Thông tin còn có thể thu thập trong các hội nghị, hội thảo, các cuộc gặp gỡ, các buổi tập huấn,…

Thông tin từ bên ngoài ngân hàng: từ bộ ngành, báo chí, internet, công ty kiểm toán,… cũng cần được khai thác triệt để. Nguồn càng đa dạng, phong phú, chính xác thì thẩm định càng xác đáng.

2.2.4. Giải pháp về công tác thẩm định:

Thẩm định tuy cần đúng theo quy trình quy định, tuy nhiên cần có sự mềm dẻo, linh hoạt. Sẽ rất khó có một chuẩn nào cho công tác thẩm định, bởi mỗi phương án vay vốn sẽ có những đặc trưng khác nhau, do vậy không thể áp đặt các trường hợp thẩm định cần theo một mẫu chung. Khi thẩm định

quyết định cho vay, không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo mới cho vay, như đã phân tích ở trên, muốn có lợi nhuận cần chấp nhận rủi ro, không có tài sản đảm bảo có thể cho khách hàng vay vốn thông qua bảo lãnh hoặc tín chấp.Thực hiện điều này cũng là thực hiện giải pháp kích cầu của chính phủ đối với công đồng doanh nghiệp, tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng theo quyết định số 14/2009/QĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ. Ngoài ra, nếu các khoản vay có mức độ rủi ro cao có thể tăng lãi suất, tăng mức phí, tăng trích lập dự phòng rủi ro chứ không nhất thiết rằng, rủi ro cao thì không cho vay. Bởi đã đầu tư, kinh doanh là sẽ có rủi ro như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro vĩ mô,… điều quan trọng là cần phải có những biện pháp để nhận diện rủi ro và đưa ra biện pháp quản trị rủi ro mà thôi. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần quán triệt quan điểm linh hoạt thì hoạt động thẩm định mới ngày càng đúng đắn, hợp lý, phù hợp với cơ chế thị trường. Quan trọng hơn là cần thay đổi nhận thức, quan điểm “ngại rủi ro” của ngân hàng.

Công tác thẩm định cần mang tính khách quan. Có thể cán bộ thẩm định là nhà tư vấn cho khách hàng đựơc nhưng không có nghĩa kiêm cả việc lập các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp rồi tự mình thẩm định phân tích các báo cáo mình lập. Điều này là sai nguyên tắc. Trên thực tế sẽ có những trường hợp doanh nghiệp năng lực kém, quy mô nhỏ thì việc lập báo cáo tài chính là khó khăn, khi đó để khách hàng có thể vay vốn tại ngân hàng, cán bộ thẩm định lại lập hộ doanh nghiệp báo cáo tài chính. Tính khách quan đảm bảo cho công tác thẩm định được chính xác, tăng cường độ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Thẩm định cần mang tính khoa học và có độ chính xác cao. Chú trọng phân tích độ nhạy của dự án, phương án vay vốn, xem xét khía cạnh động của dự án. Phân tích độ nhạy không chỉ là một chiều như chỉ tăng chi phí hay

giảm doanh thu, giảm giá bán,… mà cần phân tích đồng thời sự biến thiên của hai hay nhiều yếu tố để mang lại kết quả chính xác hơn. Cần có nghiên cứu thị trường một cách tỉ mỉ để xác định khoảng biến thiên của các yếu tố gần và chính xác với thực tế nhất, tránh sự phân tích dựa trên lý thuyết đơn thuần, thiếu thực tế, thiếu tính thuyết phục.

Thẩm định không chỉ dừng lại khi quyết định cho vay, quá trình kiểm tra sau giải ngân cũng cần đựơc chú trọng. Có nhiều khách hàng vay vốn nhưng sử dụng sai mục đích, hoặc sử dụng không hiệu quả,… đòi hỏi cán bộ thẩm định phải theo dõi, giám sát khoản vay sau giải ngân đảm bảo an toàn vốn và tính hiệu quả của khoản vay.

2.2.5. Giải pháp về cơ cấu tổ chức trong công tác thẩm định:

Sự đồng bộ, linh hoạt, phối hợp hoạt động chặt chẽ với các phòng ban khác là quan trọng, từ quá trình tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, thực hiện thẩm định, quyết định cho vay, kiểm tra sau giải ngân, mỗi công việc do một phòng ban riêng giải quyết, nếu không có sự phối hợp nhịp nhàng trước hết gây phiền hà cho khách hàng, gián đoạn hoặc kéo dài công tác thẩm định, đôi khi ảnh hưởng tới chất lượng công việc.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 72 - 77)