Kinh nghiệm từ Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng chính sách xã hội (Trang 28 - 30)

Cuối những năm 90 các ngân hàng Mỹ chịu áp lực từ sự gia tăng rủi ro tín dụng. Với sự cạnh tranh khốc liệt để có được các khoản cho vay trong suốt thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng đã phải chấp nhận các khoản tín dụng có chất lượng thấp hơn để có thêm thu nhập, chiến lược đó hiện nay đã trở nên phản tác dụng, khối lượng các khoản vay không được thanh toán đúng hạn đã tăng từ 7,5 tỷ USD vào Quý 4 năm 1997 lên mức 17,7 tỷ đô la vào quý 3 năm 2000. Từ quý 3 năm 1999 đến quý 3 năm 2000, các khoản vay không có dự phòng đã tăng 25,9%, các khoản vay quá hạn đã tăng 16,5% và các khoản vay quá hạn trong ngành thương mại và công nghiệp đã tăng 43,7%. Những con số khắc nghiệt này đã chỉ ra rằng việc hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay và bảo lãnh là do các ngân hàng đã chỉ tập trung cho doanh thu.

Khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ đã diễn ra những năm thập kỷ 90 là khoảng 1600 ngân hàng và 1300 tổ chức tiết kiệm và tín dụng đứng trên bờ vực phá sản. Đứng trước tình hình đó, Tổ chức Quản lý cơ cấu lại (RTC) được thành lập với mục đích xử lý các khoản nợ tồn đọng của các tổ chức tài chính bị phá sản.

Cùng thời gian này, các ngân hàng lớn có hoạt động bình thường thực hiện các biến pháp xử lý khối lượng lớn các khoản nợ xấu của mình.

Giải pháp xử lý nợ xấu của RTC: Tổ chức bán đấu giá, ký hợp đồng quản lý tài sản, Chứng khoán hoá các tài sản và Liên doanh thông qua góp vốn cổ phần.

Xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Mỹ: Trong thời gian khủng hoảng, các ngân hàng lớn của Mỹ cũng như các ngân hàng vừa và nhỏ bị dồn tích các khoản nợ xấu. Thay bằng việc kêu gọi sự can thiệp và hỗ trợ của Chính phủ, các ngân hàng tự mình xử lý khối lượng nợ xấu. Các giải pháp

cổ truyền và các giải pháp mới trong xử lý nợ xấu đều được áp dụng. Khoanh nợ và cơ cấu lại nợ là các biện pháp cổ truyền, còn kết hợp ngân hàng hoạt động tốt với ngân hàng khó khăn và chứng khoán hoá tài sản nợ là các biện pháp mới.

Kinh nghiệm hữu ích từ việc xử lý nợ xấu tại Mỹ: Vai trò chủ đạo của Chính phủ, Hành lang pháp lý hoàn thiện, “Dự báo” và “phản ứng” kịp thời, các biện pháp xử lý sáng tạo.

Kết luận chương II:

Chương II của tôi đã giải quyết được vấn đề về lý thuyết chung về quản lý nợ xấu, là cơ sở cho việc thực hiện các chương tiếp theo. Và quả thực, thừa nhận một tỷ lệ nợ xấu tự nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một điều hoàn toàn hợp lý, đó là mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Tuy nhiên, nhận biết nợ xấu và hiểu về nợ xấu để đưa ra được cách thức, chiến lược quản lý nợ xấu sao cho phù hợp với mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ cụ thể là vấn đề cần giải quyết.

Chương 3: Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng SHB

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng chính sách xã hội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w