ĐTPT của Nhà nước giai đoạn 2006 - 2008
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 có 3 Nghị định điều chỉnh về tín dụng ĐTPT: Nghị định 106/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 04 năm 2004, Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006, Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008. Ba nghị định này đều điều chỉnh về tín dụng đầu tư của Nhà nước trong đó mục đích của tín dụng ĐTPT của Nhà nước là hỗ trợ các dự án ĐTPT của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tuy nhiên, ba Nghị định có một số điểm khác nhau. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng nội dung của từng nghị định để so sánh sự khác biệt này.
2.2.1.1. Giai đoạn trước ngày 20 tháng 12 năm 2006
Đây là giai đoạn mà Nghị định 106/2004/NĐ-CP có hiệu lực. Nghị định này sửa đổi một số nội dung được quy định trong Nghị định 43/1999/NĐ-CP. Nội dung cụ thể của cơ chế cho vay được xem xét cụ thể như sau:
a, Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay đầu tư là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc danh mục các dự án, chương trình do Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ. Danh mục các dự án, chương trình được chi tiết theo từng đối tượng, thời hạn
áp dụng ưu đãi và do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ quyết định. Nghị định đã quy định lại đối tượng được vay vốn đầu tư theo hướng thu gọn đối tượng để tập trung hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Bảng 7: Danh mục các dự án, chương trình vay vốn đầu tư (ban hành kèm theo Nghị định số 106/2004/NĐ-CP của Chính phủ)
STT CÁC ĐỐI TƯỢNG VAY VỐN ĐẦU TƯ ĐỊA BÀN THỰC HIỆN DỰ ÁN
I- Các dự án cho vay đầu tư theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
01
Các dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, bột giấy, ván nhân tạo tập trung gắn liền với các doanh nghiệp chế biến.
Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn theo danh mục B, C quy định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), sau đây gọi tắt là địa bàn B và C.
02 Các dự án sản xuất giống gốc, giống mới sử dụng
công nghệ cao. Không phân biệt địa bàn 03 Các dự án cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt. Không phân biệt địa bàn 04 Các dự án đầu tư sản xuất và chế biến muối công
nghiệp. Không phân biệt địa bàn 05 Các dự án đầu tư sản xuất kháng sinh. Không phân biệt địa bàn 06 Các dự án đầu tư trường dạy nghề; Khu vực nông thôn 07 Các dự án đầu tư nhà máy dệt, in nhuộm hoàn tất. Không phân biệt địa bàn 08 - Các dự án sản xuất phôi thép từ quặng, thép
chuyên dùng chất lượng cao.
- Các dự án khai thác và sản xuất nhôm.
Không phân biệt địa bàn 09 - Các dự án sản xuất ôtô chở khách loại 25 chỗ
ngồi trở lên với tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu 40%. - Các dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt tại các cơ sở sản xuất trong nước.
- Các dự án sản xuất và lắp ráp đầu máy xe lửa. - Các dự án đầu tư nhà máy đóng tàu biển.
Không phân biệt địa bàn
10 Các dự án sản xuất động cơ diesel loại từ 300CV
trở lên. Không phân biệt địa bàn 11 - Các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí nặng, mới.
- Các dự án đúc với quy mô lớn. Không phân biệt địa bàn 12 Các dự án xây dựng các nhà máy thuỷ điện lớn:
Phục vụ cho di dân và chế tạo thiết bị trong nước. Địa bàn B và C. 13 Các dự án sản xuất phân đạm, DAP. Không phân biệt địa bàn 14 Vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA cho vay
lại. Không phân biệt địa bàn
II. Chương trình, mục tiêu đặc biệt của Chính phủ thực hiện theo phương thức ủy thác:
- Kiên cố hoá kênh mương.
- Cho vay phần tôn nền diện tích xây dựng nhà ở cho các hộ dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu
b, Về điều kiện cho vay
- Thuộc đối tượng cho vay đã được quy định;
- Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước;
- Chủ đầu tư là tổ chức và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, chủ đầu tư phải có tình hình tài chính bảo đảm khả năng thanh toán;
- Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi;
- Được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay trước khi quyết định đầu tư.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay. Đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc, thì chủ đầu tư phải cam kết mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn vay vốn tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
c, Về mức vốn cho vay
Mức vốn cho vay đối với từng dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định được duyệt của dự án.
Số vốn còn lại, chủ đầu tư phải xác định được nguồn và các điều kiện tài chính cụ thể, bảo đảm tính khả thi của dự án.
d, Về lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay đầu tư được xác định tương đương 70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lãi suất cho vay đầu tư trong từng thời kỳ.
Khi lãi suất thị trường có sự biến động từ 15% trở lên, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay. Số lần điều chỉnh lãi suất mỗi năm tối đa 2 lần.
Đối với một dự án, lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng đầu tiên và được giữ nguyên trong suốt thời hạn cho vay.
Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.
Trong thời hạn ân hạn các chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi. Cụ thể, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 44/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 4 năm 2004, lãi suất cho vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước là 6,6%/ năm áp dụng cho các dự án ký hợp đồng tín dụng lần đầu kể từ ngày quyết định có
hiệu lực và giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn.
e, Về thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa không quá 12 năm.
Một số dự án đặc thù như trồng rừng có thời gian thu hồi vốn dài, thời hạn vay tối đa không quá 15 năm.
f, Về bảo đảm tiền vay
Các chủ đầu tư khi vay vốn đầu tư hoặc được bảo lãnh tín dụng đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm tiền vay.
Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác. Khi chủ đầu tư, đơn vị vay vốn không trả được nợ, hoặc giải thể, phá sản, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xử lý tài sản hình thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ.
g, Trả nợ vay
Chủ đầu tư có trách nhiệm trả vốn vay cho tổ chức cho vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.
Trong thời gian ân hạn, chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi. Nếu sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến hạn trả nợ, chủ đầu tư không trả được nợ vay của kỳ hạn đó và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam chuyển số nợ gốc và lãi chậm trả sang nợ quá hạn và chủ đầu tư phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.
2.2.1.2. Giai đoạn từ ngày 20 tháng 12 năm 2006 đến ngày 19 tháng 9 năm 2008
Đây là thời gian mà Nghị định 151/2006/NĐ-CP có hiệu lực. Nghị định này đã khắc phục được phần nào những bất cập của Nghị định 106/2004/NĐ-CP. Các nội dung cụ thể của Nghị định được xem xét như sau:
a, Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay là chủđầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được ban hành kèm theo Nghị định này.
Bảng 8: Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư (ban hành kèm theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ)
STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC
I Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (Không phân biệt địa bàn đầu tư) 1 Dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt 2 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ công nghiệp và
sinh hoạt
3 Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề
4 Dự án xây dựng quỹ nhà ở tập trung cho công nhân lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất; ký túc xá cho sinh viên
5 Dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế: mở rộng, nâng cấp, đầu tư thiết bị, xây dựng mới bệnh viện
6 Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề
7 Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn
II Nông nghiệp, nông thôn (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1 Dự án xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung
2 Dự án phát triển giống thuỷ, hải sản; đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ, hải sản 3 Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp
III Công nghiệp (Không phân biệt địa bàn đầu tư) 1 Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Phôi thép, gang có công suất tối thiểu 200 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất Alumin có công suất tối thiểu 300 nghìn tấn/năm; sản xuất nhôm kim loại có công suất tối thiểu 100 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm; - Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm;
- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm. 2 Dự án sản xuất động cơ Diezel từ 300CV trở lên
3 Dự án đầu tư đóng mới toa xe đường sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa
4 Dự án đầu tư bào chế, sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS
5 Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100MW; xây dựng nhà máy điện từ gió
6 Dự án đầu tư sản xuất DAP và phân đạm
IV Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống
tập trung, các xã thuộc chương trình 135 và các xã biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang
V
Các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ; các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
So với các quy định về đối tượng cho vay đầu tư trong Nghị định 106/2004/ NĐ-CP thì đối tượng cho vay vốn trong Nghị định này đã có nhiều bước đổi mới. Cụ thể là đối tượng cho vay đã được mở rộng nhiều hơn so với trước. Đây là một hướng đi đúng đắn, góp phần đưa tín dụng của Nhà nước gần gũi hơn với nhiều thành phần kinh tế trong cả nước.
b, Về điều kiện cho vay
- Thuộc đối tượng đã được quy định.
- Thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trả được nợ; được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay.
- Chủ đầu tư phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án và các điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
- Chủ đầu tư thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này. - Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn.
Điều kiện cho vay vốn đầu tư tại Nghị định này về cơ bản cũng tương tự như điều kiện đã được quy định tại Nghị định trước. Điều kiện cho vay này có thê coi là hợp lý, nhằm đảm bảo dự án được vay là dự án có khả năng trả nợ cao.
c, Về mức vốn cho vay
- Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó (không bao gồm vốn lưu động).
- Mức vốn cho vay đối với từng dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định.
- Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay với mức cao hơn 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động) mới đủ điều kiện để thực hiện, thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
lớn so với mức vốn được quy định ở Nghị định trước. Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án vẫn tối đa là 70%. Tuy nhiên, nếu như Nghị định 106/2004/NĐ-CP không có quy định về dự án vay vượt quá 70% tổng mức vốn đầu tư thì Nghị định này đã có quy định về vấn đề này. Như vậy, có thể nói Nghị định này đã có điểm tiến bộ hơn.
d, Về lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm.
- Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm.
- Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ %.