Thực trạng hoạt động cho vay đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 44 - 47)

dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008

2.2.3.1. Thực trạng cho vay, giải ngân, thu hồi nợ vay các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT

Qua thực tế 3 năm (2006 – 2008), công tác giải ngân, thu hồi nợ vay các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đã được thực hiện triển khai đạt kết quả tốt. Chúng ta có thể thấy được tình hình công tác cho vay, giải ngân cho số dự án vay vốn trong 3 năm qua bảng sau:

Bảng 10: Tình hình cho vay, giải ngân, thu nợ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Số dự án 1237 1459 1534

2 Số vốn giải ngân 14.353,265 13.565,698 16.965,264 3 Thu lãi cho vay 1.675,290 2.193,467 2.650,264

4 Dư nợ Trong đó: + Quá hạn + Khoanh nợ 44.370,434 3.286,365 353,024 51.527,521 3.085,943 1.499,936 61.032,586 2.898,265

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2006 – 2008)

hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Số vốn giải ngân đạt được của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng đã đạt được nhiều tiến bộ. Đặc biệt, trong năm 2007, riêng đối với bộ phận tín dụng trung ương: giải ngân: 9.683 tỷ đồng, đạt 137% kế hoạch giải ngân năm 2007, thu nợ gốc: 3.779 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch thu nợ gốc năm 2007, thu nợ lãi: 1.555 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch thu nợ lãi năm 2007. Dư nợ: 35.493 tỷ đồng, tăng 6.425 tỷ đồng so với năm 2006. Đây thực sự là một thành tích đáng nể của bộ phận tín dụng trung ương nói riêng và Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói chung.

Bảng 11: Bảng tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Nợ quá hạn Dư nợ cuối năm Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

2006 3.286,365 44.370,434 7,4

2007 3.085,943 51.527,521 5,9

2008 2.898,265 61.032,586 4,7

Năm 2007, thu lãi cho vay là 2.193,467 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2006. Tuy nhiên, mức thu lãi cho vay tăng lại kèm theo đó là sự gia tăng của khoản mục dư nợ. Mức tăng dư nợ năm 2007 so với năm 2006 là khoảng 16%, năm 2008 so với năm 2007 là khoảng 18%. Nhưng điều đáng mừng là mức nợ quá hạn lại giảm xuống, năm 2008 giảm 6% so với năm 2007.

Trong năm 2008, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ngành và doanh nghiệp thực hiện rà soát các dự án nhằm đảm bảo tập trung vốn cho các dự án có hiệu quả cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đầu tư, đưa vào sử dụng trong năm, đảm bảo hỗ trợ vốn cho các dự án có ý nghĩa lớn về an sinh xã hội (xử lý rác thải, cấp nước sinh hoạt, y tế, giáo dục), các dự án điện và dự án trọng điểm của Chính phủ. Trong tình hình tính thanh khoản của thị trường giảm sút, nhiều ngân hàng thương mại không giải ngân được theo hợp đồng tín dụng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn đảm bảo vốn theo cam kết nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, đặc biệt tập trung vào các đối tượng ưu tiên đã được xác định. Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được đảm bảo đủ vốn thi công theo tiến độ, đặc biệt là các dự án điện có đủ vốn để thi công vượt lũ, sớm phát điện theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Trong Quý IV/2008, thực hiện chủ trương kích cầu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã có các biện pháp tạo điều kiện về tín dụng cho khách hàng (ví dụ: bảo đảm tiền vay, nâng mức tạm ứng vốn, linh hoạt về hình thức hỗ trợ...). Ngoài

ra, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) thiếu vốn sản xuất kinh doanh, trong năm 2008, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng đã thí điểm hình thức cho vay ngắn hạn đối với các dự án đang vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Mặc dù mới triển khai thí điểm trong thời gian ngắn, hình thức này đã phát huy hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp, tăng cường phát huy công suất của các dự án, góp phần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang chủ trương đẩy mạnh hình thức tín dụng này nhằm hỗ trợ được nhiều hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Giải ngân vốn tín dụng đầu tư trong nước năm 2008 sẽ đạt khoảng 100% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2008, trong đó số giải ngân cho các dự án Nhóm A chiếm 41%; riêng dự án Lọc dầu Dung Quất giải ngân được 8.164 tỷ đồng (gần 500 triệu USD); thu nợ gốc được hơn 8.700 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch năm 2008; thu nợ lãi được khoảng 2.650 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch năm 2008.

Dư nợ dự đến hết năm 2008 đạt khoảng 61.000 tỷ đồng; trong đó nợ quá hạn khoảng 2.900 tỷ đồng, chiếm 4,8% dư nợ, giảm 187 tỷ đồng so với 31/12/2007; Lãi quá hạn 1.700 tỷ đồng. Nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào: Các dự án hạ tầng giao thông có nguồn trả nợ từ ngân sách nhà nước (hơn 1.800 tỷ đồng cả nợ gốc và lãi); chương trình đánh cá xa bờ (nợ gốc hơn 705 tỷ đồng); nợ gốc các dự án khác thuộc diện được xử lý rủi ro theo quy định: 419 tỷ đồng.

2.2.3.2. Thực trạng cho vay, giải ngân, thu hồi nợ vay các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT phân theo cơ cấu ngành kinh tế

Trong giai đoạn 2006 – 2008, tín dụng ĐTPT tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, giao thông vận tải và nông lâm thủy sản. Cụ thể, dư nợ tín dụng ĐTPT của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phân theo cơ cấu kinh tế được thực hiện như sau:

Bảng 12: Tín dụng ĐTPT phân theo cơ cấu ngành và lĩnh vực

STT Ngành 2006 2007 2008

3 Nông lâm thủy sản 22% 17% 18%

4 Dịch vụ 4% 4% 5%

Qua bảng trên ta thấy, tín dụng ĐTPT dành cho công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất và gia tăng qua các năm, chiếm khoảng 60% tổng dư nợ vào năm 2008. Giao thông vận tải là ngành được nhận vốn ĐTPT lớn thứ hai trong năm 2007 chiếm 29%, năm 2008 giảm xuống và chiếm 17% tổng dư nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tín dụng ĐTPT dành cho ngành nông lâm thủy sản có xu hướng giảm xuống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói, trong thời gian qua, tuy có những khó khăn nhất định về cơ chế, chính sách, nhưng Ngân hàng Phát triển Việt Nam luôn chủ động tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng hướng dẫn và triển khai các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước để tập trung vốn đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Phát triển Việt Nam luôn chủ động, sáng tạo, tích cực trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, nhiều khó khăn vướng mắc đã được tháo gỡ kịp thời như: bảo đảm tiền vay, điều chỉnh các dự án nhóm A, thực hiện phân cấp cho các đơn vị thuộc hệ thống của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm tăng tính chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đơn vị, rút ngắn thời gian thẩm định dự án và quyết định cho vay, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 44 - 47)