Đánh giá tình hình cho vay đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 47 - 60)

dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008

2.2.4.2. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Trước hết, chúng ta cần xem xét sơ đồ quy trình thẩm định tiến hành tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Sơ đồ 3: Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tiến hành tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Các đơn vị tham gia thẩm định thực hiện thẩm định dự án đầu tư

Hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư sẽ được các phòng liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh thành phố trực thuộc TW

Sau khi Hồ sơ vay vốn tín dụng ĐTPT đã được chuyển giao cho các Đơn vị thẩm định độc lập, Lãnh đạo các Đơn vị tham gia thẩm định khẩn trương phân công, chỉ đạo Cán bộ tại Đơn vị thực hiện thẩm định các nội dung của dự án đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ của Đơn vị.

Trong thời hạn quy định, cán bộ thẩm định tại các Đơn vị tham gia thẩm Hội đồng quản lý

Tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc phụ trách thẩm định

Các Ban liên quan đến hoạt động tín dụng

Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh thành phố trực thuộc TW

Các Phòng liên quan đến hoạt động TD thuộc Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh

thành phố trực thuộc TW

định để phục vụ cho công tác tổng hợp lập Báo cáo thẩm định cho vay.  Lập, trình Báo cáo thẩm định cho vay

Sau khi có kết quả thẩm định các nội dung của dự án đầu tư, các Đơn vị tham gia thẩm định thực hiện lập, trình Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định theo trình tự sau:

Lập Báo cáo thẩm định tại các Đơn vị tham gia thẩm định

Đơn vị phối hợp thẩm định

Cán bộ thẩm định tại các Đơn vị phối hợp thẩm định thực hiện thẩm định những nội dung liên quan đến dự án đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; lập báo cáo kết quả thẩm định về những nội dung đó trình Lãnh đạo Đơn vị ký duyệt, gửi Đơn vị chủ trì thẩm định đúng thời hạn quy định để Đơn vị chủ trì thẩm định tổng hợp, lập Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định.

Đơn vị chủ trì thẩm định

- Sau khi nhận được báo cáo kết quả thẩm định của các Đơn vị tham gia thẩm định, cán bộ thẩm định tại Đơn vị chủ trì thẩm định tổng hợp các nội dung thẩm định dự án đầu tư, đề xuất ý kiến về đề nghị vay vốn của Chủ đầu tư (chấp thuận cho vay/ từ chối cho vay, các kiến nghị), lập Báo cáo tổng hợp kết quả

thẩm định trình lãnh đạo Đơn vị ký duyệt đúng thời hạn quy định.

- Dự án chỉ được xem xét cho vay khi:

+ Chủ đầu tư có đủ năng lực pháp lý, năng lực tài chính, có khả năng thực hiện dự án;

+ Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án có tính khả thi;

+ Phương án trả nợ của Chủ đầu tư có tính khả thi: Nguồn thu từ dự án bảo đảm trả nợ vay; Chủ đầu tư cam kết sử dụng các nguồn thu hợp pháp khác để trả nợ theo phương án trả nợ;

+ Các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro được đánh giá là khả thi; + Tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện đúng quy định;

+ Dự án được tổ chức thẩm định và báo cáo đầy đủ các nội dung, yêu cầu.

Trình Lãnh đạo Hội sở chính Ngân hàng Phát triển Báo cáo thẩm định cho vay

Hồ sơ dự án đầu tư cùng với Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định đã được Lãnh đạo Đơn vị chủ trì thẩm định ký duyệt được trình Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển để xem xét, quyết định cho vay, từ chối cho vay hoặc có quyết định khác (yêu cầu giải trình bổ sung, ...).

Thông báo kết quả thẩm định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội Sở chính Ngân hàng Phát triển ra Thông báo kết quả thẩm định gửi Chủ đầu tư đối với các dự án thuộc diện không phân cấp cho Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển quyết định cho vay theo trình tự sau:

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển về đề nghị vay vốn của Chủ đầu tư, Lãnh đạo Đơn vị chủ trì thẩm định có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ thẩm định:

- Phối hợp với các Đơn vị tham gia thẩm định hoàn thiện các vấn đề cần giải trình bổ sung (nếu có) theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

- Tổng hợp ý kiến của các Đơn vị tham gia thẩm định, soạn thảo tờ trình kèm Thông báo kết quả thẩm định trình Lãnh đạo Ngân hàng Phát triển ký duyệt gửi Chủ đầu tư và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển.

Mặc dù Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã quy định nhiều quy chế cho vay rất chặt chẽ và rõ ràng nhằm loại bỏ trường hợp cho vay đối với những dự án không khả thi. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi có những dự án mà chủ đầu tư cố tình làm sai lệch các con số của dự án để nhằm có được nguồn vốn vay. Do vậy, công tác thẩm định dự án đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một công đoạn rất quan trọng trong quy trình cho vay vốn tín dụng ĐTPT. Đánh giá công tác thẩm định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta có một số nét chính như sau:

a, Những kết quả đạt được

Một là, chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trước khi cho vay được thực hiện rất tốt. Điều này thể hiện qua việc các dự án cho vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đều có hiệu quả kinh tế, đảm bảo thu hồi được nợ gốc và lãi. Các tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ còn ở mức thấp và có xu hướng ngày càng giảm dần.

Trong quá trình thẩm định, các cán bộ thẩm định đã sử dụng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả của dự án như NPV, IRR, B/C, T…, sử dụng các phương pháp phân tích như phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp so sánh các hệ thống chỉ tiêu. Trong cách tính theo những phương pháp này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã quan tâm tới tính rủi ro của dự án, đã đưa lạm phát vào tính toán hiệu quả của dự án. Nhờ vậy, hiệu quả thẩm định của dự án được đánh giá một cách toàn diện và chính xác hơn.

Hai là, Ban Thẩm định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tiếp nhận và thẩm định các dự án theo đúng đối tượng được quy định trong Nghị định. Công tác thẩm định được tổ chức một cách chặt chẽ, sâu sát. Các cán bộ trong Ban trong

quá trình thẩm định đã liên hệ chặt chẽ với các nguồn thông tin từ nhiều nguồn để nhằm đảm bảo có cái nhìn toàn diện và chính xác về tình hình khách hàng cũng như tình hình dự án.

Quy định về thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã dần được hoàn thiện. Từ chỗ quy định những nội dung thẩm định tương đối sơ sài, không bao trùm được tất cả nội dung dự án, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ban hành Quy trình thẩm định số 36/2004/QĐ-HTPT hướng dẫn khá chi tiết các nội dung và phân công, phân nhiệm vụ công tác thẩm định trong toàn hệ thống, bước đầu hoàn thiện và quy chuẩn hóa các bước trong công tác thẩm định của hệ thống.

Thứ ba, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện việc phân cấp thẩm định và quyết định cho vay. Quy định về phân cấp thẩm định và quyết định cho vay cũng đã có những hoàn thiện đáng kể. Việc phân cấp đã được mở rộng hơn và được xác định trên cơ sở năng lực thẩm định, phân tích tín dụng của các Chi nhánh, đồng thời xác định tiêu chí cơ bản của phân cấp là yếu tố rủi ro, khả năng hoàn trả vốn vay và tính khả thi của dự án nói chung.

Thứ tư, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng hệ thống thông tin kinh tế kỹ thuật các dự án đầu tư, đang tiến hành triển khai hệ thống kế toán giao dịch. Đây là những công cụ quan trọng để tích lũy thông tin phục vụ cho công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng và thẩm định trong toàn hệ thống, tạo tiền đề cho hệ thống thông tin đầy đủ trong tương lai.

b, Những tồn tại và nguyên nhân

Tuy đạt được nhiều kết quả khả quan, Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn không tránh khỏi những thiếu sót trong công tác thẩm định.

Thứ nhất, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa quy định cụ thể công tác thẩm định sơ bộ để loại bỏ một phần đáng kể các dự án không bảo đảm điều kiện vay vốn theo đúng quy định của Chính phủ. Việc quy định này sẽ giúp tiết kiệm công sức, thời gian cho công tác thẩm định.

Thứ hai, chất lượng thẩm định chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định hiện hành; chưa chú trọng đến việc phân tích, đánh giá các yếu tố khác như các ý kiến của các cơ quan có liên quan. Các ý kiến nhận xét chưa đủ cơ sở để khẳng định tính khả thi của dự án về quy mô, địa điểm, nguồn vốn đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu…

Mặt khác, việc phân tích độ nhạy của dự án trong công tác thẩm định chưa được quan tâm đúng mức hoặc nếu có tính toán thì chỉ áp dụng một cách máy móc. Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa kiểm tra gắt gao và xử lý

nghiêm việc triển khai thực hiện quy chế, quy trình thẩm định và quyết định phân cấp.

Thứ ba, tồn tại áp lực của các cấp hành chính trong quá trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng ĐTPT của Nhà nước, đặc biệt đối với các dự án phân cấp. Điều này đã làm giảm chất lượng của công tác thẩm định.

Thứ tư, công tác thẩm định chưa được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình quản lý tín dụng. Công tác phân tích tín dụng hiện nay ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc quy định dự án đầu tư và năng lực chủ đầu tư trước khi quyết định cấp tín dụng. Trong quá trình xử lý rủi ro (giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, chuyển nợ) Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng đã có chú ý đến công tác phân tích tín dụng nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở việc phân tích phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ vốn vay của dự án sau khi được xử lý rủi ro. Chưa chú trọng đến công tác phân tích tín dụng trong quá trình quản lý nợ vay mà thông thường chỉ đến khi phát hiện hoặc nợ có vấn đề đã được hiển hiện thì mới bắt đầu tiến hành nghiên cứu các báo cáo tài chính hoặc thực hiện phân tích khả năng và nguồn trả nợ thực tế của khách hàng.

Thứ năm, công tác phân tich năng lực chủ đầu tư còn tương đối sơ sài, chưa có quy định mang tính bắt buộc về các chỉ tiêu tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Việc quy định thẩm định năng lực khách hàng đối với các khách hàng mới thành lập, chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh gần như còn bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa hình thành hệ thống phân tích, đánh giá và xếp hạng khách hàng làm cơ sở để quyết định việc cấp tín dụng, phân cấp quyết định cho vay và tiến tới tự động hóa một phần nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Thứ sáu, công tác thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay chưa được hướng dẫn cụ thể mà vẫn chủ yếu do các đơn vị tự thực hiện theo các cơ chế hiện hành. Đối với các tài sản bảo đảm tiền vay của các dự án có nợ xấu, việc thẩm định đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá, thẩm định của các cơ quan chuyên môn có liên quan.

Thứ bảy, công tác xây dựng hệ thống thông tin phục vụ thẩm định, quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng chưa được triển khai mang tính chất hệ thống. Các thông tin chủ yếu phục vụ một phần cho công tác quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo (chưa đầy đủ, kiệp thời và còn thiếu chính xác). Thông tin kinh tế kỹ thuật về các dự án đầu tư mới chỉ là một phần quá nhỏ trong hệ thống thông tin cần thiết để phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hệ thống thông tin kinh tế kỹ thuật dự án

đầu tư đã được thu thập, cung cấp lên trang điện tử của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhưng vẫn chưa được hoàn thiện.

Mặt khác, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa có cơ chế phối hợp, trao đổi, mua bán thông tin phòng ngừa rủi ro với các tổ chức trong và ngoài nước.

Thứ tám, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ phân tích tín dụng còn hạn chế cả về năng lực, khả năng, số lượng và tính trách nhiệm trong công việc; chưa có cơ chế rõ ràng phân công nhiệm vụ và giám sát các cán bộ thực hiện bảo đảm chất lượng và hiệu quả công việc.

Thêm vào đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa quy định cụ thể những nội dụng công việc của quá trình phân tích tín dụng trên cơ sở đó quy định phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng cho các đơn vị và cá nhân thực hiện. Nâng cao và gắn trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác phân tích tín dụng. Mặt khác, cơ chế trả lương, thưởng chưa khuyến khích cán bộ thực hiện tốt nhất chức trách của mình đối với hệ thống.

2.2.4.3. Đánh giá công tác cho vay đối với dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Để có cái nhìn tổng thể toàn diện về hoạt động cho vay đối với các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, sinh viên đánh giá các mặt hoạt động này tại Chi nhánh như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a, Những kết quả đạt được

Hiệu quả vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thể hiện qua việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đề ra. Đó là các mục tiêu như: hỗ trợ các dự án đầu tư có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Cụ thể như sau:

+ Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Hoạt động cho vay ĐTPT là một hoạt động có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông qua tỷ trọng số vốn đầu tư cho vay đối với các ngành, vùng, thành phần kinh tế, chúng ta có thể thấy rõ được tác động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực của Nhà nước. Số vốn vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam luôn tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế như: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, nông lâm nghiệp... Bên cạnh đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cho

vay đối với những ngành công nghiệp mũi nhọn như: bưu chính viễn thông. Điều này đã giúp tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Thêm vào đó, thực hiện chủ trương tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu vốn cho vay của Ngân hàng Phát triển, tỷ trọng vốn cho vay đối với ngành công nghiệp và xây dựng luôn chiếm tỷ trọng khoảng 50%, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp tăng theo hướng chú trọng vào công nghệ chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Năm

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 47 - 60)