Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn tới

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 60 - 61)

Sau 15 năm đổi mới, Việt Nam đã bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính sâu sắc, kéo dài từ cuối thập niên 70 cho đến đầu thập niên 90 và bắt đầu từng bước tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đã thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong giai đoạn 1991 – 2000: kinh tế đạt được những mức tăng trưởng ngoạn mục, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, các chỉ số về xã hội cũng đã ít nhiều được cải thiện. Nhờ vậy, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được nâng lên một tầm cao mới, đầu tư nước ngoài tăng lên đã góp phần tạo nên một diện mạo mới cho nền kinh tế. Trong thời gian tới, “phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm” và vẫn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một trọng điểm cần tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết. Với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới là:

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng đế đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của mọi người dân được nâng lên một bước đáng kể. Thể chế, kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa được định hình về cơ bản. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghê, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được tăng cường, vị thế trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 60 - 61)