nghiệp tại NHTM
1.3.3.1 Các nhân tố chủ quan
1.3.3.1.1 Chính sách tín dụng của Ngân hàng
Toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng nói chung như quy mô, kỳ hạn, lãi suất, tài sản đảm bảo…. được xem xét và nêu rõ trong chính sách tín dụng. Đây chính là cơ sở cho việc phân tích tín dụng. Nếu Ngân hàng xây dựng được chính sách và quy trình phân tích tín dụng hợp lý, phân tích tín dụng sẽ có chất lượng cao và ngược lại.
1.3.3.1.2 Chất lượng khai thác thông tin sử dụng để phân tích tín dụng
Thông tin chính là yếu tố đầu vào của quá trình phân tích tín dụng, cho nên mức độ chính xác của thông tin là điều kiện cần cho một kết quả phân tích tín dụng đạt hiệu quả cao. Thông tin có thể được thu thập, khai thác từ nhiều nguồn như hồ sơ xin vay vốn, các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp, các đối tác….. tuy nhiên mục đích cuối cùng là phải thu được thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời và có tính pháp lý.
Nếu thông tin thu thập về doanh nghiệp không chuẩn xác, kết quả phân tích tín dụng sẽ bị chệch hướng ngay từ những bước đầu, và dễ hiểu là chất lượng sẽ không cao.
1.3.3.1.3 Nội dung, phương pháp phân tích tín dụng
Nội dung phân tích phải đảm bảo phản ánh đầy đủ về doanh nghiệp và dự án doanh nghiệp xin tài trợ thì mới có thể có những đánh giá, nhận xét đúng về khách hàng. Các chỉ tiêu được đưa ra để tiến hành phân tích phải là những chỉ tiêu cần thiết nhất, quan trọng nhất, phản ánh một cách trung thực nhất tình hình của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích tiên tiến, với những công cụ hỗ trợ hiện đại sẽ giúp xác định đầy đủ, chính xác và nhanh chóng những chỉ tiêu cần phân tích. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc trưng
riêng nên Ngân hàng phải có kỹ thuật phân tích phù hợp, đa dạng.
1.3.3.1.4 Năng lực của đội ngũ nhân viên
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ phân tích tín dụng là vấn đề mấu chốt quyết định chất lượng phân tích tín dụng. Như đã trình bày trong phần đặc điểm phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp, công tác phân tích này đòi hỏi cán bộ phân tích phải có hiểu biết sau rộng cũng như khả năng tổng hợp vấn đề. Nếu cán bộ tín dụng không có trình độ thì ngay từ khâu thu thập thông tin họ đã không thể thực hiện tốt, không thể chọn lọc được những thông tin quan trọng, dẫn đến đánh giá không đầy đủ hoặc sai lệch về khách hàng. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong Ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là khi Ngân hàng đã có sự tách bạch giữa bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận phân tích tín dụng.
1.3.3.2 Nhân tố khách quan
1.3.3.2. 1Nguyên nhân thuộc về khách hàng
Khách hàng có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng của Ngân hàng thông qua các điểm sau:
+Độ chuẩn xác và đầy đủ của các thông tin khách hàng cung cấp cho Ngân hàng.
+Sự hiểu biết về pháp luật và kinh nghiệm vay vốn Ngân hàng (nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm, hoặc hiểu biết về pháp luật hạn chế…. thì công tác lập hồ sơ sẽ lâu hơn). Tuy nhiên, cũng có trường hợp khách hàng quá am hiểu về hoạt động tín dụng của Ngân hàng nên cố tình lợi dụng kẽ hở trong quy trình tín dụng để lừa đảo.
+Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của khách hàng (nếu lĩnh vực kinh doanh hoặc phương án đầu tư của khách hàng quá mới mẻ thì Ngân hàng có thể không hiểu rõ, dễ mắc sai lầm hơn…)
khách hàng mới sẽ không thể đạt chất lượng cao và sâu sắc như với các khách hàng truyền thống.
1.3.3.2.2 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
Hoạt động của cả Ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều chịu tác động của môi trường kinh tế - xã hội. Nếu môi trường kinh tế thế giới thay đổi, có thể dẫn tới những bất ổn trong hoạt động của doanh nghiệp, khiến những dự báo của Ngân hàng không còn chính xác. Khi đó chất lượng phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng không đạt yêu cầu.
1.3.3.2.3 Chính sách của Chính phủ và cơ quan điều hành
Mỗi sự thay đổi dù lớn hay nhỏ trong chính sách của Nhà nước ngay lập tức sẽ tác động đến toàn xã hội. Cũng như các lĩnh vực khác (chính trị, môi trường, văn hóa…) công tác phân tích tín dụng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng cũng chịu sự chi phối từ các chính sách vĩ mô, ở những mức độ khác nhau
CHƯƠNG 2