Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Vietinbank Chương Dương

Một phần của tài liệu Chất lượng phân tích tín dụng tại Vietinbank chương dương (Trang 56 - 63)

Chi nhánh Vietinbank Chương Dương

2.2.1 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Vietinbank Chương Dương Chương Dương

2.2.1.1 Các nghiệp vụ tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Vietinbank Chương Dương

Như đã biết, tùy theo hình thức tài trợ mà tín dụng có thể chia thành nhiều nghiệp vụ. Phổ biến nhất vẫn là cho vay, sau đó là bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu, cho thuê tài sản hoặc bao thanh toán. Tuy nhiên, tại Chi nhánh Vietinbank Chương Dương thì cho vay là hình thức tài trợ chủ yếu, còn lại là bảo lãnh. Những hình thức tài trợ còn lại gần như không xuất hiện, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một phần vì các khách hàng trên địa bàn (quận Long Biên – Hà Nội) chưa có nhu cầu sử dụng tới các dịch vụ đó, phần khác vì những hạn chế trong chiến lược và nhân sự của Chi nhánh.

Dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh đến 31/12/2008 đạt 2.985 tỷ đồng, đã phát hành 761 thư bảo lãnh với tổng trị giá quy VNĐ là 560.446 triệu đồng. Dư nợ cho vay năm 2008 giảm 2,8% so với năm 2007, nhưng vẫn đạt 106% so với chỉ tiêu của NHCT.

Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam về nâng cao chất lượng tín dụng, ngay từ đầu năm Chi nhánh đã xây dựng chiến lược định hướng hoạt động tín dụng và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng. Chi nhánh đã thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng.

Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu dư nợ NHCT Việt Nam giao, Chi nhánh đã tập trung tăng trưởng dư nợ, nhưng chú trọng vào chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn động. Năm 2008, dư nợ bình quân đạt 2.865 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu được giao đồng thời tổng số vốn cho vay luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh.

Cơ cấu dư nợ đã có chuyển dịch tích cực, năm 2008 là năm thành công trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng được đảm bảo thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

+ Nợ xấu = 0, nợ nhóm 2 so với cuối năm 2007 đã giảm từ 29 tỷ đồng xuống còn 16,8 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với yêu cầu của NHCT VN (21,5 tỷ).

+ Tỷ lệ nợ tồn đọng và nợ nhóm 3,4,5: 0%

+ Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo: 37%, giảm 3% so với năm 2007 Trong năm 2008 Chi nhánh đã làm tốt công tác thẩm định và rà soát các khoản vay theo đúng nguyên tắc, quy trình, quy chế, đồng thời tích cực và có nhiều biện pháp quyết liệt trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ đã xử lý rủi ro. Cụ thể, số thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng là 28,2 tỷ đồng.

Trong cơ cấu tài sản của Chi nhánh, dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 60%), dù đã giảm dần trong vài năm gần đây. Trong đó, tín dụng doanh nghiệp chiếm đến 74% tổng dư nợ (xem biểu đồ bên dưới), còn tín dụng cá nhân chưa phải là lĩnh vực kinh doanh trọng tâm của Chi nhánh. Thu nhập từ cho vay doanh nghiệp cũng là nguồn thu chính trong doanh thu nghiệp vụ ngân hàng thương mại của Chi nhánh.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay theo khách hàng 2008

26%

74%

Tín dụng cá nhân Tín dụng doanh nghiệp

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Công thương Chương Dương 2008)

2.2.1.2 Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh Vietinbank Chương Dương

Chính sách tín dụng là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của các Ngân hàng nói chung và NHCT Việt Nam (VietinBank) nói riêng, được thể hiện bằng các định hướng, tư tưởng chỉ đạo, cho đến các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lý khoản tín dụng, danh mục tín dụng, phân cấp thẩm quyền...

Chính sách tín dụng của Chi nhánh Vietinbank Chương Dương đương nhiên phải dựa trên nền tảng là chính sách tín dụng của NHCT VN. Tín dụng chính là hoạt động chủ lực của Vietinbank, chiếm gần 60% tổng tài sản, mang lại gần 80% tổng thu nhập và quyết định kết quả tài chính hàng năm của Vietinbank. Do đó, Vietinbank rất chú trọng đến việc xây dựng một chính sách tín dụng hiệu quả. Có thể tóm tắt các điểm chính trong chính sách tín

dụng của Vietinbank như sau: VietinBank cho vay đối với các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển, … trừ những đối tượng mà pháp luật cấm.

- Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau.

- Các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

- Chính sách tín dụng hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro.

- Mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng, theo đó không chỉ dừng lại ở khối khách hàng doanh nghiệp, cá nhân mà VietinBank còn cấp tín dụng hỗ trợ ngân sách tỉnh, các đơn vị sự nghiệp công lập và các định chế tài chính thay vì chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực công, thương nghiệp như trước đây.

- Các khách hàng được đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phương án/ dự án của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay... Có chính sách ưu đãi với các đối tác chiến lược, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của VietinBank.

- Phát triển các sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú về phương thức, loại tiền, kỳ hạn..., có tính chuyên biệt cao phù hợp nhu cầu khách hàng của các nhóm sản phẩm đồng tài trợ, cho vay, bảo lãnh, phát hành L/

C, chiết khấu, uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay, sản phẩm kết hợp tín dụng, bảo hiểm...

- Các rủi ro được kiểm soát trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng cụ thể thông qua quá trình thẩm định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng. Đồng thời, kiểm soát tình trạng danh mục tín dụng trên cơ sở phân tích, dự báo môi trường kinh tế và các giới hạn được VietinBank thiết lập.

- Chính sách tín dụng đảm bảo tăng trưởng tín dụng hiệu quả và bền vững. - Thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

*Trên cơ sở đó, Chi nhánh Vietinbank Chương Dương đã đề ra chính sách tín dụng của riêng mình, nhằm thích nghi với những đặc thù trong hoạt động kinh doanh.

- Kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

- Chất lượng tín dụng phải đảm bảo, không có nợ xấu, nợ tồn đọng

- Tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả.

- Ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tham gia lớn, có triển vọng phát triển lâu dài, có tín nhiệm với Ngân hàng, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ và thanh toán đúng hạn.

- Ưu tiên tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu (NHNN vừa cho phép Vietinbank thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán).

Các điều kiện vay vốn

1. Có năng lực Pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật

2. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, nếu lỗ thì phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ.

Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp luật Việt Nam quy định phải mua bảo hiểm.

3. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật. 5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính

phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHCTVN.

6. Có trụ sở làm việc cùng địa bàn tỉnh, thành phố với NHCT cho vay. 7. Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc

của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau: Pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ.

Pháp nhân khác: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất,

thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ. Ngoài ra, phải có văn bản bảo lãnh của ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng đầu tư và phát triển, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho đơn vị chính vay hoặc được Tổng giám đốc NHCT VN chấp thuận bằng văn bản.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay theo ngành hàng 2008

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Công thương Chương Dương 2008)

2.2.1.3 Rủi ro tín dụng khi cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh Vietinbank Chương Dương

Trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Vietinbank Chương Dương, vẫn còn một số tồn tại có thể dẫn tới rủi ro tín dụng. Cơ cấu dư nợ cho vay chưa thật hợp lý, khi tỷ lệ cho vay trung – dài hạn còn rất cao, tỷ lệ tín dụng doanh nghiệp có tài sản đảm bảo chỉ đạt mức 63%, còn nhiều khách hàng

chưa minh bạch về tài chính, công tác xử lý nợ tồn đọng vẫn gặp vấn đề, chất lượng nhân sự còn một số hạn chế.

Một điều dễ nhận thấy đó là, nhìn chung thì các khoản cho vay trung và dài hạn có mức độ rủi ro cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, Chi nhánh Vietinbank Chương Dương lại cấp rất nhiều khoản tín dụng trung – dài hạn (trên dưới 70% tổng dư nợ). Về các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo, vốn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ này dù đã giảm so với năm 2007 thì vẫn đạt mức 37%. Tất nhiên, trong số này có một phần lớn là cho vay các doanh nghiệp nhà nước, nhưng không thể phủ nhận rằng cơ cấu dư nợ bất hợp lý kể trên có thể gây tổn thất cho Chi nhánh.

Dù đã có trung tâm đánh giá tín dụng CIC, trên thực tế vẫn còn nhiều khách hàng chưa minh bạch về tài chính, cung cấp thông tin không chính xác, khiến việc thu thập dữ liệu đầu vào, phân tích tài chính của khách hàng gặp khó khăn. Qua đó, Chi nhánh có thể gặp phải rủi ro tín dụng nếu khoản tín dụng không được đánh giá đúng.

Mặc dù Chi nhánh đã cố gắng nỗ lực và có nhiều biện pháp tích cực, cơ chế của Nhà nước vẫn gây nhiều vướng mắc trong việc hoàn thiện hồ sơ tài sản thế chấp để phát mại, làm cho công tác thu hồi nợ quá hạn trở nên kém hiệu quả. Điều này cũng có thể gia tăng rủi ro tín dụng của Chi nhánh.

Như Chi nhánh thừa nhận, đội ngũ cán bộ vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm, nghiệp vụ chưa chuyên sâu, kỹ năng tác nghiệp còn nhiều hạn chế, nên có thể gây ra những rủi ro nhất định trong việc thẩm định tín dụng.

Một phần của tài liệu Chất lượng phân tích tín dụng tại Vietinbank chương dương (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w