Triệu chứng hại do rầy nâu

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hạn chế phát triển bệnh vàng lùn trên cây lúa chế phẩm ENXIN 4.5HP (EXIN R) (Trang 34 - 35)

GIỚI THIỆU VỀ RẦY NÂU

4.3.1.2Triệu chứng hại do rầy nâu

Bộ phận miệng rầy nâu cĩ cấu tạo theo kiểu chích hút, nên triệu chứng gây hại khác với triệu chứng gây hại do cơn trùng cĩ kiểu miệng nhai gây ra. Rầy nâu dùng vịi nhọn cắm vào bẹ lá, lá, thân, hạt non để chích hút dịch dinh dưỡng trong cây lúa, để lại nhiều vết nâu nhỏ trên bộ phân bị hại, huỷ hoại tế bào trong cây. Phương thức đẻ trứng của rầy nâu cũng hủy hoại nhiều tế bào của cây lúa. Những tác động này của rầy nâu tạo ra sự thay đổi tế bào trong cây lúa, huỷ hoại bĩ mạch, làm tắc ống dẫn, ảnh hưởng sự vận chuyển dinh dưỡng trong cây, làm thay đổi điều kiện sinh lý sinh hố trong cây, do đĩ cây lúa héo vàng mà chết. Triệu chứng đầu tiên là ở các lá già vàng, sau đĩ dần dần đến các lá phía trên trở thành màu nâu và chết, đồng thời hoạt động sinh lý của rễ cây lúa cũng bị giảm. Bản thân cây lúa cũng cĩ sức đề kháng vết thương, nên tự nĩ phải tiêu hao nhiều năng lượng.

Hai tác động cùng lúc lên cây lúa khi bị rầy nâu phá hại: trở ngại cơ giới và tiêu hao năng lượng, đã làm trao đổi chất mất bình thường trong cây. Quá trình này rầy nâu ngày càng tăng, cây lúa sẽ mất nhiều nước. Nguyên nhân mất nước một phần là do rầy nâu hút dịch cây, nhưng nguyên nhân chính là do cây lúa bị suy nhược, bộ rễ hút nước yếu dần. Do khả năng hấp thu của bộ rễ kém khơng cung cấp đầy đủ thành phần vơ cơ cho cây, khả năng đồng hĩa của cây lúa yếu dần. Mặt khác, rầy nâu hút mất các chất do cây lúa đồng hĩa được. Những tác động dồn dập như vậy cây lúa sẽ héo chết ngay nếu mật độ rầy nâu tăng nhanh hoặc bị cịi cọc nếu mật độ rầy thấp.

Những phân tích về mặt sinh hố cho thấy sau khi rầy nâu phá hại hàm lượng các chất CO2 tổng số, đường tổng số, đường oxi hĩa và đường khử đều bị giảm xuống. Rõ rệt nhất là sự chênh lệch hàm lượng CO2 tổng số trong cây ở vùng bị hại và vùng chưa bị hại. Ghi nhận sự ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hĩa tinh bột trong bẹ lá, cĩ thể do cĩ sự cản trở đường hợp thành tinh bột, hoặc tinh bột khơng vận chuyển được. Phản ứng iot với tinh bột cho thấy vùng chưa bị hại chứa tinh bột nhiều, trung tâm vùng bị hại và viền mép vùng bị hại chứa tinh bột rất ít. Sự đình trệ chuyển hĩa tinh bột gây ảnh hưởng đến sự chín của cây lúa, giảm tỉ lệ gạo. Ở vùng bị hại hàm lượng acid amin tự do tăng kèm theo sự giảm hàm lượng protein.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hạn chế phát triển bệnh vàng lùn trên cây lúa chế phẩm ENXIN 4.5HP (EXIN R) (Trang 34 - 35)